Bảo đảm tài chính là điều kiện cần thiết để phòng, chống HIV/AIDS hiệu quả

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cùng nhau trải qua gần 4 thập kỷ ứng phó với đại dịch HIV/AIDS, giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam luôn dành cho phòng, chống HIV/AIDS cam kết rất cao về chính trị và cùng với rất nhiều giải pháp đồng bộ, chúng ta đã từng bước tiến tới kiểm soát, kiềm chế được đại dịch này. 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đã khẳng định trong phiên khai mạc tại Hội nghị trực tuyến cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) về HIV/AIDS năm 2021, được tổ chức tại trụ sở LHQ ở New York, Hoa Kỳ chiều 8/6 (giờ địa phương)

Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo cấp cao các quốc gia thành viên, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ, Tổng Thư ký LHQ, Giám đốc điều hành Chương trình phối hợp chung của LHQ về HIV/AIDS và đông đảo đại diện các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, 5 năm trước, mục tiêu 90-90-90 (90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác) đã được đặt ra, mặc dù đã nỗ lực rất nhiều nhưng trên phạm vi toàn cầu, gần như chưa một quốc gia nào đạt được mục tiêu này. Chúng ta cần nhanh hơn nữa để đạt được mục tiêu chấm dứt đại dịch AIDS vào năm 2030.

Hội nghị cấp cao về HIV/AIDS năm 2021 của LHQ được tổ chức trong 3 ngày (từ ngày 8-10/6). Hội nghị nhằm đánh giá tiến độ đã đạt được trong nỗ lực giảm thiểu tác động của đại dịch HIV kể từ cuộc họp cấp cao của Đại hội đồng LHQ về HIV/AIDS năm 2016. Đồng thời, thúc đẩy các hành động mạnh mẽ trong 5 năm tới để đưa thế giới chấm dứt đại dịch AIDS vào năm 2030 trong khuôn khổ thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững.

“Từ thực tiễn ở Việt Nam, việc bảo đảm tài chính là hết sức cần thiết. Chúng tôi đã tận dụng nguồn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, cùng với ngân sách của nhà nước, bảo hiểm y tế và chúng tôi đã bảo đảm được bền vững”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng xử lý rất tốt việc điều trị cho người bệnh và đã đạt 96% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV. “Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải làm sao để người dân tự phát hiện ra virus sớm hơn và khi phát hiện ra virus rồi thì được điều trị ngay. Một bài toán rất quan trọng là chúng ta làm sao để người dân thấy việc phát hiện sớm và tiếp cận cơ sở y tế để được điều trị sớm là một việc hết sức bình thường. Điều bình thường này chính là điều cần chúng ta phải nỗ lực nhiều nhất”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tin tưởng, với sự nỗ lực của cả cộng đồng quốc tế, chúng ta sẽ chiến thắng được đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030. “Tôi xin nhắc lại lời cam kết của Việt Nam, cũng là lời kêu gọi cộng đồng quốc tế, rằng để đạt được mục tiêu 90-90-90 và sắp tới đây là mục tiêu 95-95-95, chúng ta cần nỗ lực 100-100-100 và hơn thế nữa”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.