Bảo đảm quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân

Trong quá trình sửa đổi Hiến pháp năm 1992 theo chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ XI, một trong số nhóm vấn đề cơ bản cần hiến định là nhóm vấn đề về quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân. Trong đó, nghiên cứu có cơ chế cụ thể để đảm bảo thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân trong tổ chức và giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước.

Trong quá trình sửa đổi Hiến pháp năm 1992 theo chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ XI, một trong số nhóm vấn đề cơ bản cần hiến định là nhóm vấn đề về quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân. Trong đó, nghiên cứu có cơ chế cụ thể để đảm bảo thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân trong tổ chức và giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước.

Nhân dân thực hiện quyền bầu cử. Ảnh MH
Nhân dân thực hiện quyền bầu cử. Ảnh MH

Bao quát được các quyền quan trọng

Căn cứ vào Hiến pháp năm 1992, quyền con người, quyền công dân được chia thành 6 nhóm, thể hiện trong nhiều điều tại các Chương I, II, III và V. Cụ thể, bao gồm: nhóm các quyền về chính trị; nhóm các quyền dân sự; nhóm các quyền kinh tế; nhóm các quyền về văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ; nhóm các quyền về xã hội; nhóm các quyền của những cá nhân không phải là công dân Việt Nam.

Như vậy, về mặt hình thức, các quy định của Hiến pháp năm 1992 về quyền con người đã bao quát được tất cả các quyền chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa quan trọng của con người đã được các Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ghi nhận.

Ngoài ra, các quy định của Hiến pháp năm 1992 cũng đề cập đến 27 nghĩa vụ cơ bản của công dân được thể hiện trong 16 điều của 5 chương (từ Chương I đến Chương V). Qua đó có thể thấy, các nghĩa vụ của công dân Việt Nam và của người nước ngoài đang cư trú ở Việt Nam rất đa dạng, phong phú, từ nghĩa vụ trong lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, quốc phòng, an ninh đến nghĩa vụ trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội.

Bên cạnh những quy định về các nghĩa vụ cơ bản của mọi công dân Việt Nam nói chung còn có các quy định về những nghĩa vụ của một số loại công dân Việt Nam (như cha, mẹ, con, cháu) và của người nước ngoài (có thể là công dân nước ngoài hoặc người không có quốc tịch) đang cư trú tại Việt Nam.

Cần bổ sung quyền dân chủ trực tiếp

Đánh giá các quy định trên của Hiến pháp năm 1992, ông Phạm Hữu Nghị (Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Khoa học xã hội Việt Nam) cho rằng: Cách ghi nhận về quyền con người của Hiến pháp nước ta còn mang tính hình thức, chưa thể hiện sự coi trọng quyền con người với tính cách là quyền tự nhiên, vốn có của con người. Không những thế, Hiến pháp 1992 chưa có quy định ràng buộc trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan nhà nước, nhà chức trách trong việc tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền công dân cũng như chưa thiết kế được những thiết chế bảo đảm sự tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền công dân một cách hữu hiệu.

Vì thế, ông Nghị khẳng định, việc sửa đổi toàn diện, cơ bản Chương quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 1992 là yêu cầu cấp thiết. Theo đề xuất của ông Nghị, Chương quyền con người, quyền công dân nên thiết kế thành 5 mục, gồm các nguyên tắc về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân; các quyền dân sự - chính trị; các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa; các biện pháp bảo đảm các quyền; các nghĩa vụ. Chẳng hạn, các biện pháp bảo đảm các quyền sẽ có các điều quy định về Nhà nước, các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước có trách nhiệm tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người; cơ quan quốc gia về thúc đẩy, bảo đảm và bảo vệ quyền con người… Các nghĩa vụ rút gọn chỉ còn nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ Tổ quốc, nộp thuế, giữ gìn sự đoàn kết giữa các dân tộc, bảo vệ môi trường và nghĩa vụ đối với cộng đồng.

Ông Phạm Hữu Nghị còn nhấn mạnh: “Khi cần đưa ra hạn chế quyền nào thì ngay trong điều ấy, khoản ấy cần ghi rõ các căn cứ hạn chế quyền và chỉ hạn chế quyền theo quy định của pháp luật”. Chẳng hạn, về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, nếu cần hạn chế quyền thì quy định luôn một khoản trong điều này như sau: “Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo chỉ có thể bị hạn chế theo những quy định của các đạo luật và những hạn chế này phải là thực sự cần thiết cho việc bảo vệ an toàn, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội hoặc quyền của người khác”. Tán thành ý tưởng “quyền có thể có giới hạn” nhưng Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự Hành chính (Bộ Tư pháp) Nguyễn Thị Kim Thoa lưu ý thêm, quyền cơ bản của công dân dù bị hạn chế thì vẫn phải đảm bảo sự cơ bản của quyền ấy.

Đặc biệt, quán triệt chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ XI về đảm bảo thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân trong tổ chức và giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, Tổ nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Bộ Tư pháp cho rằng, cần có những bổ sung về các quyền thể hiện dân chủ trực tiếp như quyền phúc quyết, trưng cầu dân ý, quyền được các cơ quan nhà nước cung cấp thông tin liên quan đến việc sử dụng quyền lực và tài sản của quốc gia.

Thục Quyên

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị.

Đảm bảo quyền, lợi ích của công đoàn viên các cấp trong bối cảnh tinh gọn bộ máy

(PLVN) - Chiều ngày 15/1, Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị lần thứ Năm của Ban Chấp hành Công đoàn Bộ Tư pháp khoá III (mở rộng). Chủ tịch Công đoàn Bộ Khương Thị Thanh Huyền và các Phó Chủ tịch: Phan Hồng Nguyên, Hà Ánh Bình đồng chủ trì Hội nghị. Hội nghị còn sự tham dự của đồng chí Cao Xuân Thủy, Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ; đồng chí Trịnh Xuân Tùng, Ủy viên BCH Đoàn Khối các cơ quan Trung ương, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp.

Đọc thêm

Cục THADS Bình Định: Giao chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025

Cục THADS Bình Định tổ chức hội nghị trực báo công tác THADS Quý I năm 2025.
(PLVN) - Mới đây, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định giao chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, theo dõi thi hành án hành chính (THAHC) đồng thời đề ra các giải pháp cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ.

Khơi thông nguồn lực phát triển đô thị

Khơi thông nguồn lực phát triển đô thị
(PLVN) - Chiều 14/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật quản lý phát triển đô thị. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng.

Ông Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp được bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam

Ra mắt Ban Thường vụ Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
(PLVN) - Sáng 14/1, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam đã thông qua Nghị quyết Đại hội và bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029 gồm 115 thành viên; bầu Ban Kiểm tra gồm 8 thành viên. Ban Chấp hành khoá mới đã họp phiên thứ nhất, bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Hội. Theo đó, đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc được bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV.

Làm tốt vai trò “dẫn dắt” chuyển đổi số trong Bộ, ngành Tư pháp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi phát biểu chỉ đạo hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Cục Công nghệ thông tin (CNTT) diễn ra chiều 13/1, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi yêu cầu Cục cần nâng cao tính chuyên nghiệp, khoa học, chủ động, sáng tạo để làm tốt công tác hướng dẫn, “dẫn dắt” các đơn vị của Bộ, ngành Tư pháp trong chuyển đổi số.

Trao “Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình: Lan tỏa yêu thương dịp Xuân Ất Tỵ 2025

“Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình (Ảnh: Hoàng Giáp)
(PLVN) - Chiều ngày 10/1, tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Báo Pháp luật Việt Nam đã phối hợp cùng Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Bệnh viện thẩm mỹ Saigon Young, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị trấn Yên Thịnh tổ chức lễ bàn giao hai căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hai gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định Phạm Dân: Người cán bộ Tư pháp tận tâm

Ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định
(PLVN) - Trong hơn 30 năm gắn bó với ngành Tư pháp, ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định vẫn được biết đến như một con người luôn gắn bó với những trang viết, nhất là về các hạn chế, chồng chéo, bất cập trong hệ thống pháp luật. Qua đó, góp phần cùng tập thể Sở để lại nhiều dấu ấn và đóng góp tích cực vào sự phát triển của Tư pháp địa phương, cũng như góp phần hoàn thành nhiệm vụ công việc của Bộ, ngành Tư pháp. 

Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter ủng hộ 200 triệu đồng xây nhà cho người nghèo ở huyện Cẩm Xuyên

Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên tiếp nhận biểu trưng của các cơ quan, đơn vị ủng hộ chương trình “Xuân ấm tình người”. Ảnh: PV
(PLVN) - Hưởng ứng Chương trình “Xuân ấm tình người” do UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tổ chức nhằm giúp đỡ người nghèo đón Tết Ất Tỵ và đóng góp quỹ xóa nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà đại đoàn kết năm 2025, Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter tại Hà Nội đã ủng hộ 200 triệu đồng.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.