Mặc dù có nhiều cơ hội, nhưng mức độ đóng góp của kênh bancassurance vào tổng doanh thu của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ vẫn còn hạn chế, trung bình khoảng 5% trong tổng doanh thu phí bảo hiểm. Đâu là những thử thách, theo ông?
Thử thách quan trọng nhất đối với kênh này chính là sự chín muồi của thị trường, năng lực địa phương còn hạn chế và thiếu chuyên gia. Những quan điểm ngắn hạn trong một mạng lưới mở của các nhà tài chính và sự xuất hiện của các công ty mới đã biến Việt Nam thành một thị trường cạnh tranh dữ dội dựa trên giá cả.
Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng, khi điều kiện dần thuận lợi hơn, những thách thức này sẽ giảm bớt và bancassurance sẽ trở thành một kênh phân phối bảo hiểm quan trọng.
Hợp tác độc quyền so với không độc quyền trong bancassurance có những thuận lợi và khó khăn nào?
Những thị trường đã phát triển duy trì các mối quan hệ độc quyền và mối quan hệ hợp tác mở, vì cả hai mô hình này đều có những lợi thế riêng.
Tại thị trường đang phát triển, có lẽ việc hình thành mối quan hệ độc quyền sẽ có lợi hơn cho cả các ngân hàng và các công ty bảo hiểm nhân thọ nhằm giải quyết những thách thức về quy mô, cơ sở hạ tầng, năng lực, kĩ năng và các cam kết dài hạn.
Đối với thị trường phát triển thì sự am hiểu của khách hàng có thể dẫn đến nhu cầu được tiếp cận những dòng sản phẩm đa dạng hơn và ngân hàng thường đóng vai trò siêu thị tài chính 1 cửa, có thể cung cấp nhiều sự lựa chọn đa dạng hơn cho khách hàng.
Liệu rằng, có những rủi ro tiềm ẩn cho các mối quan hệ hợp tác bancassurance khi mà hệ thống ngân hàng Việt Nam tiếp tục thực hiện tái cơ cấu, trong đó có hoạt động sáp nhập?
Ngành ngân hàng Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra lộ trình và đang đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành ngân hàng, giúp các ngân hàng hoạt động hiệu quả và tăng cường tính cạnh tranh.
Tôi cho rằng, vấn đề chỉ là thời gian cho đến khi mọi việc trở nên ổn định. Chúng ta có thể đoán trước được việc sẽ có thêm nhiều ngân hàng lớn mạnh hơn, tham gia định hướng hoạt động của ngân hàng bán lẻ.
Những thỏa thuận hợp tác độc quyền bancassurance sẽ tiếp tục diễn ra, thậm chí với các ngân hàng có khả năng tiến hành sáp nhập. Khi các đơn vị này thực hiện sáp nhập, ít nhiều sẽ có ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác bancassurance. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập, các ngân hàng vẫn có thể tiếp tục mối quan hệ hợp tác mở, với sự giới hạn số lượng các mối quan hệ hợp tác theo luật, tương tự như tại một số thị trường khác.
Vậy nên, tôi cho rằng, việc sáp nhập của các ngân hàng sẽ không phải là một thử thách đáng kể, mà có thể tạo ra những cơ hội tuyệt vời để xây dựng các mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ và bền vững hơn.
Ông dự đoán khả năng phát triển của bancassurance ở Việt Nam trong vài năm tới sẽ như thế nào?
Xét trên tầm vĩ mô, một thị trường đông dân như Việt Nam được hậu thuẫn bởi một nền kinh tế có mức tăng trưởng cao. Chúng ta đang chứng kiến sự tăng lên nhanh chóng của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam, dẫn đến nhu cầu về dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính tăng theo.
Với việc các ngân hàng ngày càng giới thiệu các sản phẩm toàn diện, mối liên quan đến các giải pháp bảo hiểm ngày càng cao. Tôi tin rằng, những nhu cầu đang tăng lên này của khách hàng sẽ do bancassurance đáp ứng.
Cũng giống như các thị trường phát triển và thị trường mới nổi khác, khi sự cần thiết của ngân hàng ngày càng tăng và thị trường ngày càng phát triển, bancassurance sẽ trở thành một kênh phân phối bảo hiểm quan trọng cho các công ty bảo hiểm nhân thọ.
Sự phát triển của thị trường cho phép Manulife tự tin trong việc đầu tư phát triển kênh bancassurance ở Việt Nam. Tại Manulife, chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ với các đối tác hiện có, đồng thời mở rộng hợp tác với các ngân hàng mới có cùng chung tầm nhìn, nhằm tạo nền tảng vững chắc để xây dựng quy trình kinh doanh tốt nhất cho các đối tác độc quyền của chúng tôi. Sự tiếp cận chuyên nghiệp, quy trình bán hàng thân thiện và giải pháp tiên phong sẽ giúp chúng tôi củng cố vị trí hàng đầu trong mảng bancassurance.