Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên tạp chí Influences

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 tại Pháp từ ngày 4-5/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài viết trên tạp chí Influences. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Ý tưởng về một không gian kinh tế Pháp ngữ đã ra đời tại Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ VII tại Hà Nội từ ngày 14 - 16/11/1997 - Hội nghị cấp cao đầu tiên được tổ chức tại khu vực Châu Á –Thái Bình Dương. Cùng với việc thông qua Hiến chương Pháp ngữ, Hội nghị này đã đánh dấu một bước chuyển quan trọng của Pháp ngữ từ khuôn khổ hợp tác về văn hóa thông qua ngôn ngữ chung là tiếng Pháp sang hợp tác toàn diện cả về chính trị và kinh tế.

Không gian Pháp ngữ, với dân số khoảng 1,2 tỉ người, chiếm 16% GDP và 20% thương mại toàn cầu, là một mảnh đất đầy tiềm năng cho hợp tác kinh tế. Là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng Pháp ngữ, Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ và chủ động tham gia các nỗ lực của Pháp ngữ nhằm tăng cường hợp tác kinh tế, vì sự phồn vinh và phát triển bền vững của các thành viên.

Năm 2023, với quy mô GDP khoảng 430 tỷ USD, Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ 34 trên thế giới. Từ một nước thiếu lương thực, đến nay, Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo và nông sản hàng đầu thế giới. Việt Nam cũng nằm trong số những nền kinh tế mở nhất thế giới, với kim ngạch thương mại hơn 735 tỷ USD, tham gia 16 FTA với hầu hết các đối tác lớn trên thế giới... Tuy nhiên, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên của Pháp ngữ còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và thế giới. Đầu tư của các nước Pháp ngữ đến Việt Nam và từ Việt Nam đến các nước Pháp ngữ cũng chưa tương xứng với tiềm năng, trong khi nền kinh tế của chúng ta hoàn toàn có thể bổ trợ cho nhau trong chuỗi cung toàn cầu.

Do đó, phát huy những tiềm năng to lớn về hợp tác kinh tế với các nước trong cộng đồng Pháp ngữ là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong hợp tác Pháp ngữ những năm tới đây.

Với những thành quả tích cực trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam đang cùng một số thành viên Pháp ngữ châu Phi, triển khai hợp tác Nam - Nam và hợp tác ba bên một cách hiệu quả. Hợp tác trong lĩnh vực này cần được thúc đẩy hơn nữa, nhất là với sự tham gia của các quốc gia phát triển trong Pháp ngữ. Hợp tác về nông nghiệp sẽ góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực, thực hiện hiệu quả các Mục tiêu phát triển bền vững trong không gian Pháp ngữ.

Cùng với đó, chúng ta cần khai thác thêm tiềm năng hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Việc Pháp tổ chức Diễn đàn FrancoTech bên lề Hội nghị Cấp cao là một sáng kiến thiết thực và hữu ích. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, Pháp ngữ cần tạo cơ hội để các quốc gia, các doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu chia sẻ thông tin, thúc đẩy hợp tác về các công nghệ mới và tiên phong, trong đó có trí tuệ nhân tạo và tự động hóa. Chúng tôi mong muốn các thành viên phát triển Pháp ngữ hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là về các ngành công nghệ mới nổi.

Để thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ, Tổ chức quốc tế Pháp ngữ cần phát huy hơn nữa vai trò trong thúc đẩy các chiến lược, dự án, chương trình hợp tác kinh tế Pháp ngữ. Bên cạnh đó, Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ là cầu nối thúc đẩy các hoạt động hợp tác, kinh doanh giữa các doanh nghiệp Pháp ngữ, tăng cường hơn nữa thương mại, đầu tư giữa các thành viên Pháp ngữ.

Những nhiệm vụ trên cần được thực hiện đồng thời với việc tiếp tục thúc đẩy phổ biến, giảng dạy tiếng Pháp. Tiếng Pháp cần phải trở thành ngôn ngữ của kinh doanh, sáng tạo, tri thức, đổi mới và khởi nghiệp. Đó chính là điều bảo đảm cho sự sống động và tính gắn kết của ngôn ngữ tuyệt vời này.

Việt Nam mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ cũng như đóng góp vào các nỗ lực chung của Pháp ngữ vì hòa bình, hợp tác, đoàn kết và phát triển bền vững trong không gian Pháp ngữ.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.