Bài học từ buýt nhanh BRT

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thông tin tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động, chính thức được đưa ra mới đây, khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 - 2023.

Ngoảnh đi ngoảnh lại, đã 8 năm từ khi tuyến BRT số 01 Kim Mã - Yên Nghĩa được đưa vào sử dụng vào tháng 12/2016 với tổng mức đầu tư trên 55 triệu USD (khoảng 1.100 tỷ VNĐ). Tuyến dài hơn 14km, sử dụng 55 xe buýt loại 80 chỗ với giá hơn 5 tỷ đồng/xe. Dự án được thực hiện bằng vốn vay với mục tiêu cải thiện tình trạng ùn tắc, ô nhiễm, làm nền tảng phát triển hạ tầng giao thông công cộng.

Sau 8 năm, tuyến buýt nhanh BRT nhận được nhiều đánh giá trái chiều, chê nhiều hơn khen. Thực tiễn đã chứng minh buýt nhanh BRT khó có thể phát huy hiệu quả tại Hà Nội. Tuyến BRT này tỏ ra rất hạn chế vì lấy 1/3 mặt cắt của trục xuyên tâm Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương làm đường ưu tiên. Hiệu quả giảm ùn tắc giao thông của tuyến BRT Kim Mã - Yên Nghĩa cũng không đạt được, thực tế tuyến đường di chuyển (Kim Mã - Lê Văn Lương - Tố Hữu) luôn bị ùn tắc vào giờ cao điểm.

“Buýt nhanh trở thành buýt thường, buýt chậm. Điều chỉnh quy hoạch chung có lĩnh vực giao thông, TP sẽ thay thế BRT Kim Mã - Yên Nghĩa bằng tuyến đường sắt đô thị số 11”, đại diện UBND TP Hà Nội nói rõ tại cuộc họp nêu trên.

Trước đó, đã nhiều chuyên gia “mổ xẻ” các nguyên nhân dẫn đến việc BRT thất bại. Đó là mạng lưới giao thông công cộng không đồng bộ nên BRT không thể phát huy hết tiềm năng; bản thân BRT không thể đáp ứng nhu cầu vận tải vì không bao phủ hết điểm đầu và điểm cuối người dân muốn đến; tình trạng các phương tiện giao thông khác lấn làn BRT; chưa có các giải pháp mạnh hạn chế xe cá nhân… Tuy nhiên, phần lớn các đánh giá đều có một điểm chung, là BRT có thể phù hợp với các đô thị có hạ tầng giao thông phát triển, chứ không phù hợp với Hà Nội là đô thị có những đặc thù riêng về đường sá.

BRT sẽ sớm chấm dứt “sứ mệnh”. Tại cuộc làm việc với đoàn giám sát, đại diện UBND Hà Nội cho rằng, BRT “là tiền đề để chuẩn bị cho đường sắt đô thị”. Hậu BRT, Hà Nội đã nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải tích hợp trong quy hoạch hạ tầng kỹ thuật của Quy hoạch chung Thủ đô. Bốn tuyến được bổ sung nâng tổng số tuyến đường sắt đô thị của TP lên 14, tổng chiều dài 550km. Hệ thống đường sắt đô thị này sẽ là “xương sống” của giao thông đô thị, kết nối đường bộ, đường không và tương lai cả đường thủy.

Hà Nội đã mất 8 năm để “thử nghiệm” tính phù hợp hay không của buýt BRT, đã đổ vào đây cả ngàn tỷ đồng. Hiệu quả thu được, nói hoa mỹ, là “đặt nền móng cho loại hình dịch vụ vận tải công cộng mới”, nhưng chúng ta cũng cần phải nhìn vào thực tế như một thành viên đoàn giám sát của UBTVQH nêu ý kiến “đề nghị rút kinh nghiệm từ những hạn chế của tuyến BRT hiện tại”. Kỳ vọng những bài học thu được từ BRT sẽ giúp Hà Nội đạt mục tiêu tới 2035 sẽ xây dựng hoàn thành 400km đường sắt đô thị.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Chậm nhiều chuyến bay ở Tân Sơn Nhất: Cục Hàng không chỉ đạo 'nóng'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong những ngày qua, nhiều chuyến bay tại Tân Sơn Nhất bị trễ chuyến, khiến hành khách bức xúc. Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất tăng cường giám sát chặt chẽ hoạt động phương tiện trên khu bay, kịp thời phát hiện các vi phạm quy định an toàn khai thác.

Thiếu niên tử vong sau va chạm với xe tải

Hiện trường vụ tai nạn.
(PLVN) - Sáng 23/4, Công an xã Hải Chánh (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) cho biết, trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn vừa xảy ra một vụ tai nạn giao thông khiến một thiếu niên tử vong tại chỗ.

Tàu hỏa, xe khách còn nhiều ghế trống trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Dịp lễ 30/4 và 1/5 ngành đường sắt sẽ thêm nhiều chuyến tàu khách trên các tuyến.
(PLVN) - Trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 tới đây, người lao động sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục, nhu cầu đi lại của người dân dự báo sẽ tăng cao. Vì vậy, ngành đường sắt, các hãng vận tải đều đã lên phương án tăng cường phương tiện, tăng chuyến khi cần thiết.

Đề xuất đầu tư mở rộng 18 tuyến cao tốc Bắc - Nam lên 6 làn xe

Bộ Xây dựng đề xuất đầu tư mở rộng 18 đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam lên quy mô 6 làn xe hoàn chỉnh
(PLVN) -Theo Báo cáo Bộ Xây dựng về chủ trương nghiên cứu đầu tư mở rộng các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam của Ban Quản lý dự án 6, quy hoạch tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 2.063 km, quy mô từ 6 - 12 làn xe. Đến nay, toàn tuyến đã đưa vào khai thác 1.206 km, đang thi công 834 km.

Xóa bỏ 4 đường ngang dân sinh tự mở qua đường sắt trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Lực lượng chức năng phá dỡ đường ngang dân sinh tự phát băng qua đường sắt tại Hà Tĩnh. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Ngày 21/4, thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa phối hợp với ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương tiến hành phá bỏ 4 đường ngang người dân tự mở băng qua đường sắt ở địa bàn xã Hương Trạch, huyện Hương Khê. Đây là những tuyến đường ngang dân sinh tự phát nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông (TNGT) rất cao.

Giao thông hiện đại phải song hành với ứng xử văn minh

Hình ảnh kém đẹp trên tuyến Metro số 1. (Nguồn: Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Thời gian qua, diện mạo giao thông cả nước đã có nhiều thay đổi, nhất là với sự xuất hiện của các phương tiện công cộng hiện đại. Tuy nhiên, để hướng tới giao thông văn minh, hiện đại thì vẫn còn rất nhiều việc phải làm, trong đó có vấn đề nâng cao ý thức người dân khi sử dụng phương tiện công cộng.

Đắk Nông: Sắp khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Hồ Văn Mười. Ảnh Nguyễn Lương
(PLVN) - Chiều 21/4, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam, phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước), Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Hồ Văn Mười thông tin, tỉnh quyết định sẽ khởi công Dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vào ngày 28/4.