Bác sĩ 82 tuổi chống gậy đi cứu người nghèo

Không chỉ giúp những đối tượng “tưng tửng” không có điều kiện chữa chạy, người bệnh của ông phần nhiều là người nghèo khó, người già bị tai biến, trẻ con sốt co giật… Hơn 20 năm qua, ông đã giành lại sự sống cho hàng chục người thoát khỏi bàn tay tử thần. Ông là thầy thuốc ưu tú Trần Đình Thông (82 tuổi, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng).

Hơn 20 năm qua, người dân quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) quen với hình ảnh một cụ già tay xách dụng cụ y tế với chiếc xe đạp cọc cạch hoặc "lội bộ" từ thôn này sang thôn khác để chữa bệnh. Nơi nào có bệnh nhân nghèo, nơi đó có cụ, thầy thuốc ưu tú Trần Đình Thông (82 tuổi, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng). Người dân yêu mến gọi cụ với cái tên trìu mến: Bác sĩ của người nghèo.

82 tuổi, bác sĩ Thông vẫn dành từng đồng lương hưu và khám chữa bệnh cho người nghèo
82 tuổi, bác sĩ Thông vẫn dành từng đồng lương hưu, khám chữa bệnh cho người nghèo.

Cái tâm với ngành y

Mới 5h, cái nắng ở mảnh đất Đà thành mang theo hơi gió biển báo trước một ngày nóng nảy lửa. Căn nhà nhỏ của bác sĩ Trần Đình Thông mở cửa từ sớm. Ông mặc một bộ đồ thể thao, tay xách túi y cụ cuốc bộ hướng về phía biển Nam Ô, dáng đi thanh thoát, nhanh nhẹn. Một ngày khám, chữa bệnh miễn phí cho những bệnh nhân nghèo của ông lại bắt đầu.

Sinh ra lớn lên tại làng Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam), năm 1955, khi còn làm y tá ở xã Hòa Liên (Hòa Vang), ông Thông được tập kết ra Bắc và công tác tại Ty Y tế tỉnh Nghệ An một thời gian, sau đó được cử đi học bác sĩ. Năm 1976, ông trở về quê hương, được cử phụ trách Trung tâm Tâm thần Quảng Đà (nay tách thành Quảng Nam và Đà Nẵng), rồi Giám đốc Bệnh viện Tâm thần.

Ông Thông bấm đốt ngón tay: “Thời gian công tác ở bệnh viện tâm thần cực lắm, nhưng có nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Cũng từ đó tôi hiểu được rằng, người thầy thuốc, điều tiên quyết dẫn đến thành công, đem lại hạnh phúc cho người khác chính ở cái tâm. Không có cái tâm, anh không thể làm trong ngành y được”.

Nhớ lại ngày đầu được phân công phụ trách bệnh viện tâm thần với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, ông kể, Trung tâm tận dụng lại một cơ sở cũ, bệnh nhân lên đến 20 người nhưng chỉ có mình ông và một y sỹ chuyên khoa. “Khổ lắm! Khổ vì thiếu tứ bề trong khi mình lại là bác sĩ khoa tim mạch, hồi sức cấp cứu chứ chưa qua lớp đào tạo về tâm thần. Rứa rồi cả bác sĩ lẫn bệnh nhân vừa dắt nhau lên đây vừa tự tìm tòi nắm bắt tâm lý bệnh nhân để tìm ra hướng điều trị”.

Đều đặn hằng ngày đến cơ quan ông không đi xe đạp, cũng không đi xe buýt mà cứ thế cắp cặp đi bộ hơn 5 km. Vợ ông tròn mắt ngạc nhiên, ông cười bảo, đi bộ để lỡ có gặp người tâm thần, mình dẫn họ về bệnh viện chăm sóc.

Tưởng ông giỡn, hóa ra thật. Có hôm ông thấy một cô gái không mảnh vải che thân chạy dọc đường la hét. Ông lại gần quan sát và ân cần dắt cô về bệnh viện. Sau một tháng điều trị, tỉnh lại, cô nhìn ông xúc động: “Con không ngờ có lúc mình lại như thế, cả đời này con mang ơn chú nhiều lắm”.

Người con gái ấy mang ơn ông không chỉ vì ông cho thuốc men, áo quần trong lúc điên loạn, mà còn vì nhờ gặp ông mà cô có cơ hội như được tái sinh, làm một người tỉnh táo hoàn toàn.

Ông lo cho người bệnh không chỉ thuốc men mà cả thực phẩm, áo quần. Vào thời điểm sau hòa bình, thuốc men còn rất hạn chế, có nhiều lúc vào đến Sài Gòn không có thuốc, ông phải bắt xe đò lặn lội ra đến Hà Nội mới mang về được ít thuốc đặc trị.

Khổ với công tác chuyên môn là thế nên hầu như việc mỗi năm được nhận thêm đồng nghiệp về công tác là điều trong mơ. Phải nghĩ hết cách để “chiêu hiền, đãi sĩ” nhưng có nhiều người chân ướt chân ráo lên hôm nay, nghe tiếng cười man dại vọng ra từ buồng bệnh họ đã thức trắng đêm rồi ngày mai lại xách áo ra đi không từ biệt.

Ở trung tâm này, ông không chỉ là một bác sĩ giỏi mà còn luôn là một người thân, một chuyên gia tâm lý uyên thâm. Để tránh những trận đòn bất đắc dĩ của những người điên, ông luôn dặn dò đồng nghiệp đề cao cảnh giác đồng thời luôn thủ thế phòng bị tấn công bất ngờ. Dẫu vậy vẫn có trên dưới chục lần ông bị đánh. Đau điếng nhưng ông vẫn bình tĩnh xử lý.

“Người tâm thần luôn trong trạng thái ảo giác nên họ luôn tấn công người đối diện. Để điều chỉnh được tinh thần của họ mình phải hết sức ân cần, gần gũi và sẽ chia”, ông bảo. Từ tấm lòng từ tâm của ông, hàng chục, thậm chí hàng trăm trường hợp tâm thần, có nhiều người lang thang không nhớ quê hương bản quán được ông đùm bọc, yêu thương chăm sóc như người thân.

Cũng từ tấm lòng ấy, trung tâm Tâm thần đi từ con số không tròn trịa đã có được đầy đủ cơ sở vật chất, nguồn lực con người trở thành Bệnh viện Tâm thần đủ tiện nghi điều trị cho hàng trăm bệnh nhân.

Bác sĩ Thông đang thăm khám bệnh miễn phí
Bác sĩ Thông đang thăm khám bệnh miễn phí

Nguyện một đời giúp bà con nghèo        

Năm 1992, ông về hưu, nhưng từ đó đến nay đã hơn 20 năm vẫn chưa có một ngày nghỉ thật sự. Ông bảo, chỉ có nghề nghỉ hưu chứ người không hưu. Cuộc đời còn lại của ông về sau, nếu được một ngày sống có sức khỏe, ông nguyện dành cho việc chăm sóc, chữa trị, giúp đỡ những người nghèo khó đang phải đối diện với bệnh tật.

Ông dành những đồng lương hưu để mua thuốc men, tích cực tham gia hội chữ thập đỏ phường. Lúc bấy giờ vùng đất Nam Ô vẫn còn nghèo lắm. Người dân chủ yếu mưu sinh từ nguồn lợi của biển cả bằng phương tiện thô sơ. Đói nghèo luôn kéo theo ốm đau và bệnh tật.

Thương bà con, ông quyết định khám chữa bệnh miễn phí giúp họ. Ban đầu còn mạnh khỏe, ông đi xe đạp. Nhiều năm trở lại đây sức khỏe yếu hơn, ông đi bộ. Thôn, ngõ nào xa quá, bà con tự đưa người bệnh tìm tới nhà ông.

Không chỉ giúp những đối tượng “tưng tửng” không có điều kiện chữa chạy, người bệnh của ông còn lại chủ yếu người nghèo khó, người già bị tai biến, trẻ con sốt co giật… Hơn 20 năm qua, ông đã giành lại sự sống cho hàng chục người thoát khỏi bàn tay tử thần. Đối với ông và gia đình, tiếng đập cửa đêm khuya đã trở nên rất đỗi bình thường. Nhiều đêm trời rét căm căm, đang ngon giấc trong chăn ấm bỗng nghe tiếng đập cửa ầm ầm, ông bật dậy xách y cụ đi.

Đến bây giờ ông không thể nhớ hết mình đã giúp được bao nhiêu người. Nhưng đối với những người từng cận kề cái chết thì không bao giờ quên. Bà Nguyễn Thị Trợ (70 tuổi) một người dân ở Hòa Hiệp Nam kể: “Cách đây mấy tháng tui bị tăng huyết áp, ngất xỉu. Lúc đó nửa đêm rồi, vậy mà nghe tin bác ấy vẫn nhiệt tình đạp xe băng đường 6km tới cứu giúp. Với một bác sĩ, điều này có thể hiểu, nhưng bác Thông đã là cụ ông trên 80 tuổi, ra đường giờ đó rất nguy hiểm”.

Ông Thông cười tiếp lời bà Trợ: “Lúc tới nơi thấy con cháu khóc, tui đo huyết áp, nhịp tim rồi trấn an gia đình. Tiếp đó tui dùng xi-lanh đâm thủng viên thuốc, dốc ngược vào miệng bà Trợ. 10 phút sau bà ấy tỉnh lại. Mấy đứa con mới thở phào nhẹ nhõm ôm chầm lấy tui: Bác ơi, mẹ con sống rồi". Cũng có cháu bé lên cơn co giật, chết lâm sàng, ông vẫn bình tĩnh cấp cứu và đưa về bệnh viện hồi sức an toàn như bé Na (6 tuổi con chị Nguyễn Thị Ly, Hòa Hiệp Nam).

82 tuổi đời, hơn 50 năm tuổi nghề, mỗi ngày ông vẫn cặm cụi với túi y cụ đi khắp nơi thăm khám và thậm chí bỏ cả tiền lương hưu của mình ra mua thuốc giúp người nghèo. Với ông, không gì hạnh phúc bằng cứu người, được làm đúng với tên gọi mà xã hội đã trân trọng “lương y như từ mẫu”.

Uyên Minh-Vân Anh

Đọc thêm

Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

Bộ Y tế phối hợp các đối tác thông tin về Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR).
(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử
(PLVN) - Giận chồng, người phụ nữ ở huyện vùng cao Tây Giang (Quảng Nam) ăn 6 lá ngón để tự tử. Chị này may mắn được các bác sĩ Phòng khám quân dân y Axan cứu sống.

1 phụ nữ tử vong nghi do bệnh dại

Ảnh minh họa
(PLVN) - Người phụ nữ 49 tuổi ở Đắk Lắk vừa tử vong sau 2 tháng bị chó nhà cắn nhưng không tiêm vaccine phòng dại; tại 1 huyện của tỉnh Yên Bái, trong 2 ngày có 12 người dân bị phơi nhiễm bệnh dại.

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...