Bắc Ninh: Thực hiện 6 đột phá chiến lược trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Thành phố Bắc Ninh quy hoạch và xây dựng nhiều công viên cây xanh, hồ điều hòa
Thành phố Bắc Ninh quy hoạch và xây dựng nhiều công viên cây xanh, hồ điều hòa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với quyết tâm đưa Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh đã xây dựng Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó tập trung thực hiện 03 nhiệm vụ trọng tâm và 6 đột phá chiến lược.

Thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm và 6 đột phá chiến lược

Ngày 8/12/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là cơ sở quan trọng để Bắc Ninh hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị với nhiều định hướng mang tính đột phá về ý tưởng, chiến lược và tầm nhìn quy hoạch.

Mục tiêu đến năm 2030, Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc trung ương; là trung tâm kinh tế, văn hóa năng động của khu vực phía Bắc; một trong những cực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng, kết nối chặt chẽ với Thủ đô Hà Nội; có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển đồng bộ, hiện đại. Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Người dân có cuộc sống phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

Mục tiêu đến năm 2030, Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc trung ương

Mục tiêu đến năm 2030, Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc trung ương

Tầm nhìn 2050, Bắc Ninh là thành phố trực thuộc trung ương, thuộc nhóm địa phương đứng đầu cả nước về quy mô kinh tế; một trong những trung tâm công nghiệp công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển, sản xuất thông minh hàng đầu châu Á và thế giới; Thành phố xanh, thông minh, hiện đại, đáng sống với trình độ phát triển cao, mang đậm bản sắc văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc. Người dân được thụ hưởng các dịch vụ xã hội và chất lượng cuộc sống ngang với các nước phát triển trong khu vực châu Á.

Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, Bắc Ninh đề ra 3 nhiệm vụ trọng tâm và 6 đột phá chiến lược. Theo đó, tỉnh sẽ tập trung nguồn lực đầu tư vào ngành công nghiệp và dịch vụ; chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng phát triển; chuyển đổi và thu hút đầu tư vào nhóm ngành mới. Phấn đấu trước năm 2030 tỉnh Bắc Ninh có 4 thành phố: Bắc Ninh, Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong; 2 thị xã: Quế Võ, Thuận Thành; 2 huyện: Lương Tài, Gia Bình. Thực hiện hiệu quả cải cách hành chính, chuyển đổi số; xây dựng chính quyền số gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, hiện đại. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài.

Đối với 6 đột phá chiến lược, tỉnh sẽ triển khai nghiên cứu, đề xuất, thí điểm một số cơ chế, chính sách mới có tính đột phá, đặc thù để tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc trung ương, trong đó có những chính sách khuyến khích, ưu đãi vượt trội mang tính cạnh tranh quốc tế đối với các dự án lớn, quan trọng để thu hút được các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đầu tư sản xuất kinh doanh, nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển. Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhất là hạ tầng giao thông (đường sắt đô thị, giao thông ngầm; giao thông kết nối nội vùng, liên vùng). Hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp, chuyển đổi các khu công nghiệp theo hướng xanh, tuần hoàn, bền vững.

Đồng thời, thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, tiếp cận chuẩn mực của thế giới để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương, vùng và cả nước. Thúc đẩy mạnh mẽ nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong lĩnh vực có tiềm năng và lợi thế.

Bên cạnh đó là nâng cao chất lượng quản trị, chất lượng đội ngũ cán bộ gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch

Bắc Ninh là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Thủ đô, là cầu nối giữa Hà Nội với các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, nằm trên trục đường giao lưu chính với Trung Quốc, trong thời gian tới, Bắc Ninh sẽ tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, lấy quy hoạch làm cơ sở quản lý phát triển.

Sau hơn 1 năm quyết liệt triển khai Quyết định số 728 ngày 20-6-2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2045 và bước đầu thực hiện các nội dung Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đến nay toàn tỉnh hoàn thành 26 đồ án Quy hoạch phân khu.

Sở Xây dựng Bắc Ninh cho biết, trong năm qua cấp ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền và hệ thống chính trị tập trung cao cho công tác quy hoạch. Trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu, UBND cấp huyện với vai trò là chủ đầu tư thực hiện đầy đủ trình tự (lấy ý kiến cộng đồng dân cư, lấy ý kiến cơ quan chuyên môn, niêm yết công khai), thời gian theo quy định.

Sở Xây dựng là cơ quan thẩm định xem xét, tổng hợp bảo đảm trình tự, quy định trình UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt các nhiệm vụ, đồ án quy hoạch phân khu. Các xã, phường, thị trấn phối hợp với đơn vị được giao lập các đồ án quy hoạch phân khu và đơn vị tư vấn trong quá trình lấy ý kiến cộng đồng dân cư và cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đạt kết quả cao.

Về kết quả thực hiện 26 đồ án quy hoạch phân khu khu vực phía Bắc sông Đuống, đến nay, 25/26 đồ án đã được UBND tỉnh phê duyệt vào cuối tháng 7. Riêng đồ án quy hoạch phân khu số 32 (Khu công nghệ thông tin tập trung), tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện đồ án theo ý kiến kết luận của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, phấn đấu hoàn thành trong năm 2024.

Về 3 đồ án quy hoạch phân khu khu vực phía Nam sông Đuống (tại thị xã Thuận Thành), tỉnh đã phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu (Trạm Lộ - Ninh Xá - Gia Đông). Còn lại 2 quy hoạch phân khu, do cần thực hiện xong điều chỉnh QHC đô thị Thuận Thành làm cơ sở triển khai các chỉ tiêu trong đồ án quy hoạch phân khu bảo đảm phù hợp, hiệu quả, tránh phải điều chỉnh nên tiến độ hoàn thành được gia hạn thêm. Hiện nay, địa phương được UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh QHC đô thị Thuận Thành; đơn vị tư vấn bắt đầu thực hiện các bước đầu tiên trong công tác lập điều chỉnh quy hoạch.

Tin cùng chuyên mục

Đồ án Trung tâm Chính trị – Hành chính và Trung tâm Hội nghị – Biểu diễn TP Hải Phòng.

Hải Phòng: Tinh gọn đơn vị hành chính cấp huyện, xã - tạo động lực tăng trưởng mới

(PLVN) - Từ ngày 1/1/2025, TP Hải Phòng chính thức có thành phố mới Thủy Nguyên, thành lập quận An Dương và mở rộng quận Hồng Bàng. Hải Phòng là một trong 6 địa phương của cả nước được Thủ tướng Chính phủ biểu dương về thực hiện tốt việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Đọc thêm

10 sự kiện, vấn đề nổi bật của Thủ đô Hà Nội năm 2024

Ảnh minh hoạ. Ảnh: VGP
(PLVN) - TP Hà Nội vừa công bố 10 sự kiện, vấn đề nổi bật của Thủ đô năm 2024, trong đó có việc Quốc hội thông qua Luật Thủ đô sửa đổi - tạo thể chế, hành lang pháp lý quan trọng, cơ hội để Hà Nội phát huy tiềm năng, nội lực bước vào kỷ nguyên mới.

Tín dụng chính sách - 'Bệ phóng' phát triển KT-XH bền vững vùng trung du Bắc Giang

Tín dụng chính sách - 'Bệ phóng' phát triển KT-XH bền vững vùng trung du Bắc Giang
(PLVN) - Nguồn vốn tín dụng chính sách đã trở thành “bệ phóng” cho công cuộc giảm nghèo, an sinh xã hội ở Bắc Giang. Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp và việc triển khai đồng bộ chính sách của Đảng, Nhà nước, hàng chục nghìn hộ nghèo, đối tượng chính sách được hỗ trợ vốn, phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm và thu nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới, đưa vùng trung du này vươn lên phát triển bền vững.

Nam Đàn quyết tâm về đích nông thôn mới nâng cao trong năm 2025

Một góc huyện Nam Đàn
(PLVN) -Thực hiện Đề án thí điểm huyện nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân huyện Nam Đàn (Nghệ An) được nâng cao rõ rệt, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Các tiêu chí nông thôn mới cấp xã và cấp huyện được củng cố, nâng cao; 18/18 xã giữ vững xã nông thôn mới, có 15 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có 7 xã đạt chuẩn nông thôn kiểu mẫu.

Huyện Thạch Thất công bố các tên xã mới sau khi sắp xếp

Huyện Thạch Thất công bố các tên xã mới sau khi sắp xếp
(PLVN) - Sáng 31/12, Ban Thường vụ Huyện ủy Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Nghị quyết số 1286/NQ-UBTVQH15 ngày 14/11/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Hà Nội giai đoạn 2023-2025; Quyết định thành lập Đảng bộ xã Lam Sơn, Quang Trung, Thạch Xá,trực thuộc Huyện ủy.

Khai mạc “Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều, TP Cần Thơ”

Khai mạc “Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều, TP Cần Thơ”
(PLVN) - Tối 30/12, tại Bến Ninh Kiều (TP Cần Thơ), UBND quận Ninh Kiều phối hợp cùng Sở VHTT&DL tổ chức Lễ Khai mạc “Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều, TP Cần Thơ” lần thứ VII năm 2024. Ngày hội diễn ra cho đến hết ngày 1/1/2025 tại Công viên Ninh Kiều, cầu Đi Bộ, rạch Khai Luông (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ).

Bước ngoặt trong phát triển giao thông TP Hồ Chí Minh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Trong 8 ngày đầu vận hành, tuyến tàu điện đầu tiên của TP HCM đã phục vụ hơn 900.000 lượt khách, cao điểm nhất hôm 29/12 với 201.000 lượt người. Số liệu được đơn vị vận hành tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên thống kê từ ngày 22 - 29/12, đã cho mọi người kỳ vọng về tương lai giao thông công cộng của TP HCM.