Bắc Ninh: Đại lễ cắt băng khánh thành lầu Quán Âm Bồ Tát

Sau khi hô thần nhập tượng, ngày 15/10 đã khánh thành lầu Quán Âm Bồ Tát tại Chùa Đinh.
Sau khi hô thần nhập tượng, ngày 15/10 đã khánh thành lầu Quán Âm Bồ Tát tại Chùa Đinh.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng ngày 15/10 (tức ngày 1/9 Âm lịch), tại Chùa thôn Đinh, xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đã diễn ra Đại lễ cắt băng khánh thành lầu Quán Âm Bồ Tát.

Sư thầy Thích Đàm Nhân, Trụ trì chùa thôn Đinh – Phó Chánh Thư ký Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bắc Ninh cho biết, ngày 15/10/2023 (tức ngày mùng 01 tháng 09 năm Quý Mão), trong không khí trang nghiêm tràn đầy đạo tình hoan hỉ, giữa tiết trời mát mẻ của mùa thu quyện cùng khói hương trầm bay nghi ngút, tại chùa Đinh (thôn Đinh, xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) đã long trọng tổ chức Đại lễ cắt băng khánh thành lầu Quán Âm Bồ Tát.

Đến dự Đại lễ, về phía UBND huyện Tiên Du có sự hiện diện của ông Nguyễn Hữu Ba - Trưởng phòng Nội vụ, ông Ngô Xuân Tính - Trưởng phòng Văn hoá thông tin, ông Nguyễn Ngọc Bách - Phó trưởng ban Tổ chức huyện ủy và ông Nguyễn Trọng Thịnh - Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Du. Về phía UBND xã Tri Phương, bao gồm ông Nguyễn Thế Lân - Bí thư xã Tri Phương, ông Đinh Văn Hưng - Chủ tịch UBND xã Tri Phương, ông Vũ Quang Thiệu - Phó Bí thư thường trực xã Tri Phương, ông Nguyễn Thường Phương - Bí thư Chi bộ thôn Đinh và ông Nguyễn Xuân Anh - Trưởng thôn Đinh.

Trao đổi với PV, trụ trì Thích Đàm Nhân cho rằng, đây là một ngày rất trọng đại và ý nghĩa của người dân thôn Đinh nói riêng và người dân xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh nói chung.

Chùa Đinh được khánh thành phục dựng vào năm 2002.

Chùa Đinh được khánh thành phục dựng vào năm 2002.

Thực hiện chính sách “phá Đình Chùa chống Pháp”

Nói về lịch sử Chùa Đinh, theo sư thầy Thích Đàm Nhân, Chùa làng Ve xưa có tương truyền kể rằng, từ thủa xa xưa trong vùng có gia đình giàu có sinh hạ được 5 người con gái, cha mẹ đặt tên con lần lượt là Màn, Mùng, Bi, Hòa và Độ, cả 5 người con gái ấy đều không ai đi lấy chồng mà quyết ở vậy để tu hành, niệm phật thỉnh cầu cho dân làng được "Nhân khang, Vật thịnh".

Sau đó, gia đình đã bỏ tiền xây dựng 5 ngôi Chùa trong vùng, tựa như của hồi môn cho các cô, mỗi người trụ trì một Chùa và đặt tên lần lượt là Chùa Bà Màn, Chùa Bà Mùng, Chùa Bà Bi, Chùa Bà Hòa và Chùa Bà Độ.

Chùa Đinh trước đây được gọi là Chùa Bà Mùng, nằm ở vị trí thôn Đinh được xây dựng trên nền đất cao, thoáng, mặt Chùa hướng về phía Nam trông xuống dòng sông Đuống hiền hòa thơ mộng, quanh năm bồi đắp phù sa mầu mỡ, nhân dân phát triển với nghề trồng dâu nuôi tằm, có con đê uốn lượn theo dòng sông Đuống tạo nên hình ảnh Con đê, Giếng nước, Ao đình, Ngôi Chùa của vùng quê kinh bắc, Bắc Ninh.

Lầu Quán Âm Bồ Tát được khởi công vào ngày 5/4/2023.

Lầu Quán Âm Bồ Tát được khởi công vào ngày 5/4/2023.

Đến năm 1949, giặc Pháp sang xâm lược nước ta, sau đó chúng đóng quân tại Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh) và lấy Đình, Chùa làm đồn bốt cai trị.

Để ngăn chặn sự việc trên, chính quyền cách mạng cùng nhân dân làng Đinh thực hiện chính sách vườn không nhà trống để đánh giặc. Chấp hành chủ trương cách mạng Việt Minh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, chính quyền sở tại lúc bấy giờ hạ lệnh cho nhân dân làng Đinh thực hiện chính sách “phá Đình, Chùa chống Pháp”, được sự ủng hộ, đồng lòng, người dân thôn Đinh đã tự tiêu hủy những địa điểm Đình, Chùa trên địa bàn không để cho bọn thực dân đế quốc lấy làm nơi đồn trú, đóng bốt.

52 năm sau, được sự nhất trí của thường trực Đảng Ủy, HĐND – UBND - UBMTTQ xã Tri Phương, Ban văn hóa thể thao đã chỉ đạo trực tiếp cho chi ủy chi Bộ Đảng, Quân dân chính Đảng, các ban ngành đoàn thể, cùng nguyện vọng của các Phật tử, các tầng lớp nhân dân làng Đinh xây dựng lại ngôi Chùa trên khuôn viên đất Chùa cũ, cùng với xây dựng 3 gian nhà mẫu và khuôn viên ngôi Chùa.

Sau thời gian thi công và xây dựng, đến năm 2002 UBND xã Tri Phương đã long trọng tổ chức lễ hội khánh thành khôi phục lại ngôi Chùa lịch sử đối với người dân thôn Đinh và sau đó Chùa được đặt tên là Chùa Linh Tự, nhưng người dân xã Tri Phương vẫn hay gọi là Chùa Đinh để dễ phân biệt với các Chùa của thôn làng khác.

Trụ trì Chùa Đinh và sư cô tại buổi lễ rước và đặt tượng ngày 8/5/2023.

Trụ trì Chùa Đinh và sư cô tại buổi lễ rước và đặt tượng ngày 8/5/2023.

Khánh thành lầu Quán Âm Bồ Tát

Trụ trì Thích Đàm Nhân cho hay, do có duyên lành nên gia đình chị Lê Thị Chi (trú tại Tây Nam Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) đã phát tâm công đức bức tượng Quán Âm Bồ Tát và 50 triệu đồng tiền mặt. Sau đó, được sự nhất trí và đồng lòng của người dân và UBND xã Tri Phương, sáng ngày 8/5/2023 (tức ngày 19/3 năm Quý Mão) tại chùa thôn Đinh đã diễn ra lễ rước và đặt tượng Quán thế Âm Bồ Tát.

Sau 5 tháng làm lễ rước và đặt tượng, sáng ngày 15/10/2023, Chùa Đinh đã tổ chức Đại lễ cắt băng khánh thành lầu Quán Âm Bồ Tát.

Ông Nguyễn Xuân Anh – Trưởng thôn Đinh cho biết, buổi Đại lễ là một dấu mốc hội tụ của toàn thể cán bộ và Nhân dân thôn Đinh, Chùa Đinh là nơi hướng về cội nguồn của những người con quê hương công tác trên mọi miền Tổ quốc, để xây dựng và phát triển Chùa Đinh như ngày hôm nay phải kể đến sự đồng lòng của các quý Phật tử, sự chung tay của các doanh nghiệp, các cá nhân tập thể và các Mạnh Thường Quân khắp mọi miền.

“Chùa Đinh là một ngôi Chùa lịch sử có từ lâu đời, ngôi Chùa vẫn luôn là nơi thờ phụng nuôi dưỡng đời sống tâm linh của giới Phật tử và các tầng lớp Nhân dân, là đường hành thiện giáo dục luân lý, đạo đức làm người, hướng mọi người và Phật tử tới việc ăn ở thật thà, hiền hòa có đức bao dung, độ lượng nhân từ, góp phần hòa giải biết bao mâu thuẫn trong đời sống, làm cho tình làng nghĩa xóm được nhân lên trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân. Ngoài ra, trong việc hành lễ của Đại lễ đều thực hiện đúng giáo lý đạo Phật và đường hướng yêu nước, với phương châm Đạo pháp Dân tộc và chủ nghĩa xã hội , sống từ bi, hỷ xả, sống phúc âm trong lòng dân tộc, các bài tụng kinh niệm Phật đều cho con người hướng đến cái đẹp Chân – Thiện – Mỹ giáo dục luân lý, đạo đức làm người trong mọi thời đại.” – ông Xuân Anh phát biểu tại buổi lễ.

Tượng Phật Quán Âm Bồ Tát được người dân giữ gìn cẩn thận, chu đáo trước ngày Đại lễ.

Tượng Phật Quán Âm Bồ Tát được người dân giữ gìn cẩn thận, chu đáo trước ngày Đại lễ.

Theo sư cô Thích Nữ Hoà Như (người trông coi Chùa Đinh), để lầu Quán Âm Bồ Tát được linh thiêng, nhân dân, chính quyền xã và các Phật tử cùng phía Giáo hội phật giáo Việt Nam đã tiến hành “Hô thần nhập tượng” vào chiều tối ngày 14/10/2023 do Trưởng ban Nghi lễ Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Bắc Ninh – Thượng toạ Thích Tâm Phúc thực hiện.

Nói về việc xây dựng lầu Quán Âm Bồ Tát, sư cô cho biết đều xuất phát từ tâm nguyện của những người con Phật là “Hoằng Pháp vi gia vụ, lợi sinh vi sự nghiệp”. Thế nên, bao mái Chùa xuất hiện giữa lòng nhân thế không ngoài mục đích cho con người tìm về chính đạo, tu tâm dưỡng tính, bỏ ác, làm lành, ngõ hầu xoá dần những hệ luỵ những đau thương của cuộc đời, sự hiện hữu của ngôi Chùa tại nơi đây cũng nhằm mục đích nuôi dưỡng đời sống tâm linh cho muôn loài và là nơi thờ cúng cho dân làng, đồng thời đây chính là nét đẹp văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc giữa lòng nhân thế, tràn đầy tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật.

Thượng toạ Thích Tâm Phúc thực hiện nghi lễ "hô thần nhập tượng".

Thượng toạ Thích Tâm Phúc thực hiện nghi lễ "hô thần nhập tượng".

Phát biểu cảm nhận của mình tại buổi lễ, chị Chi cho biết gia đình chị cảm ơn lãnh đạo UBND xã Tri Phương, các quý tăng ni, Phật tử và các Mạnh Thường Quân đã cùng chung tay, góp sức để xây dựng lầu Quán Âm Bồ Tát được sạch đẹp và ý nghĩa như ngày hôm nay.

"Tôi rất xúc động khi đã hoàn thiện được tâm ý việc công đức của gia đình, mẹ tôi cũng là người dân của xã Tri Phương nên tôi mong muốn mỗi lần trở về quê ngoại được hoan hỷ và thành tâm kính lễ, dâng Phật tại ngôi chùa thiêng liêng này" - chị Chi nghẹn ngào.

Dưới đây là một số hình ảnh PV ghi nhận được tại buổi Đại lễ:

Trụ trì Chùa Đinh phát biểu khai mạc Đại lễ.

Trụ trì Chùa Đinh phát biểu khai mạc Đại lễ.

Lãnh đạo huyện Tiên Du và lãnh đạo UBND xã Tri Phương cùng người dân, du khách thập phương đến dự Đại lễ.

Lãnh đạo huyện Tiên Du và lãnh đạo UBND xã Tri Phương cùng người dân, du khách thập phương đến dự Đại lễ.

Các đoàn thể, người dân và du khách đến dự Đại lễ đều chuẩn bị mâm lễ rất chu đáo và đẹp mắt

Các đoàn thể, người dân và du khách đến dự Đại lễ đều chuẩn bị mâm lễ rất chu đáo và đẹp mắt

Các Phật tử Chùa Đinh nhận mâm lễ mà người dân tới dâng

Các Phật tử Chùa Đinh nhận mâm lễ mà người dân tới dâng

Người dân thành kính khấn vái tại ban Tam Bảo trong Chùa.

Người dân thành kính khấn vái tại ban Tam Bảo trong Chùa.

Người dân công đức tại cửa ra vào của Chùa Đinh.

Người dân công đức tại cửa ra vào của Chùa Đinh.

Danh sách công đức xây dựng lầu Quán Âm Bồ Tát cũng được công khai sát cổng ra vào của Chùa.

Danh sách công đức xây dựng lầu Quán Âm Bồ Tát cũng được công khai sát cổng ra vào của Chùa.

"Trải qua những khó khăn về vật của, mọi người dân, quý Phật tử, những người con quê hương công tác trên mọi miền Tổ quốc, các doanh nghiệp, cá nhân, tập thể, những tấm gương thầm lặng đi làm nhiều việc thiện và công đức sức người sức của. Từ những đóng góp công sức đó để đem lại cho nhân dân thôn Đinh có ngôi Chùa khang trang và khuôn viên Chùa sạch đẹp như ngày hôm nay, làm cho nơi đây ngày càng linh ứng và hội tụ khí linh thiêng của trời đất, vạn vật trong khuôn viên Chùa cầu mong cho thế giới hòa bình – Đất nước bình yên - toàn dân an lạc, đồng thời cũng thỏa lòng ước nguyện của bà con Phật tử, thật thấm thía khi nói mọi cái luôn biến đổi khôn cùng, sẽ thay đổi và qua đi, chỉ còn đức hạnh, tính cách và tình người là lưu truyền muôn thuở". - Sư cô Thích Nữ Hoà Như khẳng định.

"Trải qua những khó khăn về vật của, mọi người dân, quý Phật tử, những người con quê hương công tác trên mọi miền Tổ quốc, các doanh nghiệp, cá nhân, tập thể, những tấm gương thầm lặng đi làm nhiều việc thiện và công đức sức người sức của. Từ những đóng góp công sức đó để đem lại cho nhân dân thôn Đinh có ngôi Chùa khang trang và khuôn viên Chùa sạch đẹp như ngày hôm nay, làm cho nơi đây ngày càng linh ứng và hội tụ khí linh thiêng của trời đất, vạn vật trong khuôn viên Chùa cầu mong cho thế giới hòa bình – Đất nước bình yên - toàn dân an lạc, đồng thời cũng thỏa lòng ước nguyện của bà con Phật tử, thật thấm thía khi nói mọi cái luôn biến đổi khôn cùng, sẽ thay đổi và qua đi, chỉ còn đức hạnh, tính cách và tình người là lưu truyền muôn thuở". - Sư cô Thích Nữ Hoà Như khẳng định.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Trang trọng Lễ giỗ nữ Anh hùng Võ Thị Sáu

Trang trọng Lễ giỗ nữ Anh hùng Võ Thị Sáu

Ngày 23/1, tại Nghĩa trang Hàng Dương và Đền thờ Côn Đảo, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Côn Đảo tổ chức Lễ giỗ lần thứ 73 của nữ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Sáu (23/1/1952 - 23/1/2025).

Đọc thêm

Tục tảo mộ ngày Tết - biểu tượng sống động của nét văn hóa truyền thống

Các gia đình quây quần bên nhau thắp hương cùng nhớ về người đã khuất với lòng thành kính. (Ảnh: B.C)
(PLVN) - Tảo mộ là nét đẹp văn hóa của người Việt, là cách để con cháu nhớ về tổ tiên, để gia tiên phù hộ cho con cháu sức khỏe, tài lộc. Một số nghĩa trang đã trang hoàng, dọn dẹp tinh tươm để đón người thân người đã khuất tới tảo mộ. Đặc biệt những năm gần đây, có một số nghĩa trang còn tổ chức Hội chợ hoa Tết dành cho người đã khuất.

Khánh thành công trình trùng tu, tôn tạo Khu lưu niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định

Khánh thành công trình trùng tu, tôn tạo Khu lưu niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định
(PLVN) -  Khu lưu niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định là công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, chào mừng kỷ niệm 125 Ngày thành lập tỉnh Bến Tre, 65 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi, chào mừng sự kiện Thủ tướng Chính phủ công nhận ngày 17/1 là Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre và hướng tới kỷ niệm 105 năm Ngày sinh Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, Nữ tướng Nguyễn Thị Định.

Nên cúng Công ông Táo 2025 vào ngày nào?

Những điều cần biết về Tết ông Công ông Táo năm 2025
(PLVN) - Ngày ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Vào ngày này, dân dân thường làm lễ cúng đưa các vị thần bếp (ông Công, ông Táo) về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, sinh hoạt của gia đình suốt một năm qua.

Người ấy có gì đặc biệt?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có người hỏi tôi: “Người ấy có gì mà cậu thương nhiều đến vậy?” Tôi chỉ mỉm cười, nhìn xa xăm rồi khẽ đáp: “Người chả có gì cả, chỉ là có được trái tim tôi mà thôi. Thương thì thương thôi, chẳng cần lý do gì.”

Tết ơi, Tết à

Tết ơi, Tết à
(PLVN) - Từ ngày rằm tháng chạp, không khí Tết đã cận kề. Nhiều nhà đã lo chuẩn bị Tết sớm. Nhưng phải sau lễ cúng ông Công, ông Táo mọi nhà mới thực sự chuẩn bị tiễn năm cũ đón năm mới.

Lòng tử tế – Tài sản vô giá

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trong cuộc sống, người ta thường mải mê chạy theo đồng tiền, cho rằng nó là chìa khóa mở ra mọi cánh cửa. Nhưng thực tế, tiền bạc, dù nhiều đến đâu, cũng chỉ là vật chất. Nó có thể bị đánh cắp, bị mất đi, hoặc tan biến theo thời gian. Trong khi đó, lòng tử tế lại là một tài sản vô giá, một thứ mà chẳng ai có thể cướp đoạt hay mua bán được.

Hồi hướng và chuyển hóa công đức

Hồi hướng và chuyển hóa công đức
Thực hành hồi hướng không vì lợi ích cá nhân mà vì lợi ích chung. Kinh Kim Cang dạy: “Hồi hướng không chấp tướng mình, tướng người, tướng chúng sinh, ấy là chân thật hồi hướng

Ý nghĩa của sự thật và lòng biết ơn trong cuộc sống

Ý nghĩa của sự thật và lòng biết ơn trong cuộc sống
(PLVN) - Trong cuộc sống, sự đúng - sai không chỉ là thước đo hành động mà còn là ánh sáng soi chiếu tâm hồn và đạo đức con người. Câu nói: “Khi ta đúng, người nào nói ta đúng thì người đó là bạn. Khi ta sai, người nào nói ta sai thì người đó là thầy. Nhưng khi ta sai mà người nào nói ta đúng thì người đó là kẻ thù” không chỉ khuyên răn chúng ta biết phân biệt thật giả, đúng sai, mà còn gợi mở về mối quan hệ giữa con người với nhau.

Sự mạnh mẽ trong im lặng

Sự mạnh mẽ trong im lặng
(PLVN) - Cuộc sống là một dòng chảy bất tận của niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc và cả đau thương. Có những con người mang trên mình vẻ ngoài cứng cỏi, luôn nở nụ cười với thế gian, nhưng sâu bên trong là những vết thương chưa bao giờ lành. Họ không dễ dàng để lộ nỗi đau của mình. Nhưng đôi khi, chỉ một khoảnh khắc nhỏ, một câu nói vô tình, hay một ký ức lướt qua cũng đủ làm họ rơm rớm nước mắt. Không phải vì họ yếu đuối, mà vì họ đã cố gắng mạnh mẽ quá lâu.

Hòa mình vào không khí đại lễ Đức Phật thành đạo cùng Phật tử cả nước

Hòa mình vào không khí đại lễ Đức Phật thành đạo cùng Phật tử cả nước
(PLVN) - Hòa mình vào không khí trang nghiêm và linh thiêng của đại lễ Đức Phật thành đạo, những ngày này, Phật tử trên khắp cả nước cùng nhau tưởng nhớ và tri ân công đức cao cả của Đức Phật. Đây không chỉ là dịp để mỗi người con Phật quay về với chánh pháp mà còn là dịp để khơi dậy niềm tin, khát vọng an lạc và hạnh phúc trong cuộc sống.

'Vá' lại tâm hồn trong thế giới của thú cưng

Thú cưng đã giúp nhiều người sống lành mạnh hơn. (Nguồn: Linh Dương)
(PLVN) - Bằng dáng vẻ thân thiện, ngây ngô, đáng yêu, những chú cún cưng, mèo cưng hiện nay đang trở thành một người bạn thân thiết của mọi người. Nhờ chơi đùa, ngắm hình ảnh thú cưng nhiều người đã giải tỏa áp lực sau giờ làm việc, học tập căng thẳng.

Đỉnh cao của sự thấu hiểu

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.
(PLVN) - Cuộc sống này, bạn có biết không? Đỉnh cao của sự thấu hiểu không phải là khi bạn được tất cả mọi người yêu thương, mà là khi bạn hiểu được rằng, đôi khi chính những tổn thương mà người khác gây ra cho mình cũng là một phần tất yếu của hành trình trưởng thành.

Ngày đẹp tháng Chạp năm 2024

Ngày đẹp tháng Chạp năm 2024
(PLVN) - Tháng Chạp năm 2024 (31/12/2024 - 28/1/2025 dương lịch) không chỉ là thời điểm khép lại một năm cũ, mà còn mở ra những khởi đầu mới với nhiều hy vọng và dự định lớn lao. Để mọi việc diễn ra thuận lợi, việc chọn ngày tốt để thực hiện các công việc trọng đại như cưới hỏi, khai trương, mua xe, xây nhà hay xuất hành là điều không thể thiếu.