Bác Hồ với công tác đê điều (Bài 1): Sắc lệnh 70 và ngày truyền thống phòng chống, thiên tai

Bác Hồ luôn quan tâm, chăm lo tới công tác phòng, chống thiên tai
Bác Hồ luôn quan tâm, chăm lo tới công tác phòng, chống thiên tai
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới việc giữ đê phòng lụt. Hầu như năm nào Bác cũng gửi thư kêu gọi, nhắc nhở, động viên cán bộ các cấp, các ngành và nhân dân tích cực đắp đê, làm kè, giữ đê phòng lụt, chống lụt, phòng bão, chống bão...

Chống lụt như chống giặc ngoại xâm

Bác cũng dành thời gian đi kiểm tra tình hình đê điều và việc chuẩn bị phòng, chống lụt bão của nhiều địa phương. Người đã để lại cho cán bộ và nhân dân ta những lời căn dặn sâu sắc, cụ thể, thiết thực về các giải pháp ứng phó với giặc lụt đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Ôn lại và suy ngẫm về minh triết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thủy lợi và những lời dạy của Bác về giữ đê phòng lụt, chống lụt, phòng bão, chống bão để làm tốt hơn nữa việc chủ động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai là cách thiết thực nhất để kỷ niệm Ngày truyền thống phòng, chống thiên tai 22 tháng 5 hàng năm.

Bác Hồ luôn quan tâm, chăm lo tới công tác phòng chống thiên tai. Ảnh Tư liệu lịch sử
Bác Hồ luôn quan tâm, chăm lo tới công tác phòng chống thiên tai. Ảnh Tư liệu lịch sử 

Dưới đây là tổng hợp những thông tin chủ yếu về quan điểm, sự chỉ đạo, lời căn dặn, động viên, nhắc nhở cán bộ và nhân dân ta của Bác về giữ đê phòng lụt được sưu tầm, sắp xếp theo thời gian từ năm 1946 đến năm 1969:

Bây giờ ta được độc lập, công việc đắp đê không phải là việc riêng của Chính phủ, mà là của tất cả mọi quốc dân

Trong trận lũ lớn năm 1945, hầu hết các tuyến đê sông Đà, sông Thao, sông Lô, sông Phó Đáy, sông Hồng, sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình… đều bị vỡ, gây ngập lụt 312.000ha đất canh tác thuộc 11 tỉnh. Thiệt hại tương đương với 14,3 triệu tấn thóc. Hàng triệu dân vùng đồng bằng Bắc bộ bị ảnh hưởng trực tiếp của nạn ngập lụt. Vì vậy, Hồ Chủ tịch và Chính phủ đặc biệt quan tâm vấn đề giữ đê phòng lụt.

Chỉ 10 ngày sau khi thành lập Chính phủ lâm thời, ngày 10/01/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi kiểm tra tình hình hàn khẩu các đoạn đê bị vỡ ở hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, nhưng không báo trước cho địa phương.

Tại thị xã Hưng Yên, sau khi thăm nhà một số bà con nghèo, Người tiếp chuyện các thân hào tới chào mừng và nói: “Chúng tôi xuống đây có hai việc: trước là để thăm đồng bào Hưng Yên, thứ hai là để thăm đê… Bây giờ ta được độc lập, công việc đắp đê không phải là việc riêng của Chính phủ, mà là của tất cả mọi quốc dân…cho nên mọi người đều phải sốt sắng giúp vào việc đắp đê. Vậy các thân hào phải hăng hái giúp đỡ những đồng bào khác đi đắp đê…, phải giúp cho họ ăn, phải góp tiền, thóc nuôi họ. Chỉ có cách đó là có thể ngăn ngừa được nạn đê vỡ. Nước sông cao bao nhiêu đi nữa, mà lòng nhiệt tâm của các bạn cao hơn thì không bao giờ có lụt nữa”.

Sau buổi nói chuyện với các thân hào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm dân công đang đắp lại đoạn đê bị vỡ ở Hưng Nhân, cách thị xã 6 km. Người lội nước, đi thăm hỏi từng người và căn dặn những người hậu cần: “phải làm sao cho từng hột gạo tới được “bao tử” của anh em đắp đê. Dân chúng có quyền kiểm soát việc làm đê, đề phòng những lạm dụng có thể xảy ra”.

Chiều cùng ngày, Người về thăm và kiểm tra việc tu bổ lại những đoạn đê bị hư hỏng trong trận lũ 1945 ở tỉnh Thái Bình. Tại  ban hành chính tỉnh, Người nhắc lại nhiệm vụ thứ hai của chuyến công tác là xin thóc, tiền để nuôi các anh em đắp đê phòng lụt. Người thăm hỏi đồng bào, bắt tay các cụ già trước khi lên xe đi Nam Định.

Ngày 22/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 70/SL về thành lập tại Bắc Bộ Ủy ban Trung ương Hộ đê có nhiệm vụ nghiên cứu, đề nghị mọi kế hoạch chống nạn lụt và kiểm soát việc bảo vệ đê điều. Uỷ ban sẽ do Chủ tịch Uỷ ban Hành chính Bắc bộ hoặc người đại diện chủ toạ, và gồm những nhà chuyên môn hoặc dư kinh nghiệm do Chủ tịch Uỷ ban hành chính Bắc bộ cử ra.

Đây là sự khẳng định trách nhiệm của Nhà nước trong việc hoạch định và tổ chức thực hiên mọi kế hoạch chống nạn lụt và kiểm soát việc bảo vệ đê điều

Vì giá trị lịch sử của Sắc lệnh số 70/SL, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ngày 21/3/1990, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quyết định số 89-HĐBT lấy ngày 22-5 hàng năm làm Ngày truyền thống phòng, chống thiên tai của Việt Nam.

Sắc lệnh số 70/SL ngày 22/5/1946 là văn bản pháp quy đầu tiên của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về thành lập ở Bắc bộ Ủy ban Trung ương hộ đê (tiền thân của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai ngày nay).Sắc lệnh ngắn gọn, chỉ có 6 Điều, nội dung súc tích, dễ hiểu, dễ thực hiện. Đặc biệt, Sắc lệnh ấn định chế tài đủ mạnh, có tác dụng răn đe, có căn cứ pháp lý rõ ràng để xử lý mọi hành vi vi phạm.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm mà luôn khuyến khích, kêu gọi người dân phòng, chống thiên tai, "chống lụt như chống giặc".

Trong thư "Gửi đồng bào các tỉnh có đê” ngày 15/6/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Mùa lụt sắp đến, giữa lúc đồng bào đang tích cực chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công. Giữ vững đê điều để chống giặc lụt cũng là một việc chuẩn bị. Việc ấy nǎm nay khó khǎn hơn mấy nǎm trước. Đồng bào sẽ quyết tâm vượt qua những khó khǎn ấy dù phải hy sinh cũng vui lòng".

Đắp đê giữ đê là để chống giặc lụt và giặc đói, cho nên cũng như một chiến dịch. Trong việc đắp đê giữ đê, kế hoạch phải rất tỉ mỉ, phân công phải rất rành mạch, chuẩn bị phải rất chu đáo, lãnh đạo phải rất thống nhất

Trong bài “Ra sức giữ đê phòng lụt” ngày16/7/1953 đăng trên báo Nhân dân với bút danh CB, Bác viết: “Ngày 20-4-53, Chính phủ đã có lời đôn đốc đồng bào về việc đắp đê, hộ đê. Mỗi nǎm, mùa mưa đến, thì giặc lụt lại uy hiếp.

Giặc LỤT là tiên phong của giặc ĐÓI. Nó là đồng minh của giặc NGOẠI XÂM. Nó mong làm cho dân ta đói kém, để giảm bớt sức kháng chiến của chúng ta.

Đắp đê giữ đê là để chống giặc lụt và giặc đói, cho nên cũng như một chiến dịch. Vì nếu “Lụt thì lút cả làng”, cho nên cần phải động viên tất cả đồng bào ở vùng có đê, hǎng hái tham gia chiến dịch đắp đê giữ đê.

Là Đảng viên thì tội chú càng nặng

Trong một lần dự sinh hoạt Ban Liên lạc cựu cán bộ phục vụ Phủ Chủ tịch thời kỳ 1945 - 1954, tôi được nghe thật rõ ràng người đi chụp ảnh Bác Hồ lần Người về Mai Lâm (nay thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội) kiểm tra việc khắc phục hậu quả vỡ đê là ông Nguyễn Kim Côn.

Ông Côn kể lại rành rọt, sáng 5/9/1957, theo hẹn, ông vào Phủ Chủ tịch, tới bậc thềm cửa sau đã thấy Bác ngồi đợi ở đấy rồi. Hai tay chắp trên đầu gối, đầu Bác hơi nghiêng, đang đăm chiêu suy nghĩ, chờ đợi. Liền đó, chiếc com-măng-ca của lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh từ cổng vào dừng lại dưới thềm.

Bác Hồ về thăm các địa phương, căn dặn cán bộ luôn chăm lo cho công tác đê điều, thủy lợi, đảm bảo cuộc sống của đồng bào. Ảnh tư liệu lịch sử
 Bác Hồ về thăm các địa phương, căn dặn cán bộ luôn chăm lo cho công tác đê điều, thủy lợi, đảm bảo cuộc sống của đồng bào. Ảnh tư liệu lịch sử

Linh cảm nghề nghiệp nhắc ông, "cơ hội hiếm có đây". Cụ Chủ tịch nước, vị lãnh tụ tầm cỡ thế giới của thế kỷ đang ngồi dưới đất làm việc với "ông quan đầu tỉnh". Bác Hồ vĩ đại là như vậy: Người vì dân, vì nước thì ở chỗ nào cũng ngồi được, làm việc được. Ông bật đèn máy ảnh, sẵn sàng...

"Cháu chào Bác ạ!". Ông lãnh đạo tỉnh vội xuống xe, tươi tỉnh trang nghiêm cất tiếng chào.

Hồ Chủ tịch ngồi im không trả lời.

Đứng trên bục trong hội trường Khu di tích Phủ Chủ tịch, ông Côn dừng câu chuyện giây lát rồi kể tiếp, Hồ Chủ tịch im lặng kéo dài. Cuối cùng Bác hỏi: "Vỡ đê như thế, người, nhà cửa, gia súc thiệt hại có nhiều không?"

Vị lãnh đạo tỉnh trả lời: "Thưa Bác, người không việc gì, gia súc chỉ có 6 con trâu, bò bị trôi mất thôi ạ!" Bác nghiêm mặt: "Lại còn... chỉ... có... 6... con trâu, bò thôi ạ! Chú tưởng 6 con mà nhân dân không đau xót à? Chú có phải là đảng viên không?" Bác vừa nói vừa chỉ tay vào vị lãnh đạo tỉnh như cô giáo chỉ tay vào em bé chưa ngoan.

Ông này hơi lùi lại, hai tay khoanh trước ngực, giọng run run: "Thưa Bác, cháu là... là đảng viên ạ! Bác nói dứt khoát: "Là đảng viên thì tội chú càng nặng!

Bác vỗ hai tay lên đầu gối như cố gạt đi sự bực dọc, vụt đứng dậy đi vào chiếc pô-be-da cũ màu sữa đã mở sẵn cửa. Đồng chí lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh vội lên chiếc com-măng-ca dẫn đường... 

Ngày 5/9/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm đê Mai Lâm (nay thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội) và đồng bào vùng bị lụt ở Bắc Ninh. Bác đi bộ xem xét suốt đoạn đê mới đắp. Thay mặt Đảng và Chính phủ, Người khen ngợi bộ đội, cán bộ và dân công đã cố gắng hàn khẩu được đoạn đê vỡ và khuyên anh chị em dân công tiếp tục làm cho tốt. Người tặng công trường đê 10 huy hiệu của Người để làm giải thưởng thi đua. Sau đó, Người thăm một số gia đình ở thôn Du Lâm Nội thuộc xã Mai Lâm.

Ngày 13/6/1957, nói chuyện với các đại biểu nhân dân Thanh Hoá, Bác căn dặn: “Năm nay việc hộ đê chống bão rất quan trọng. Thà đắp đê cao một tí, chuẩn bị nhà cửa trước, nếu không có lụt bão cũng không sao, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì thiệt hại lớn. Đắp đê chống lụt bão phải kịp thời”. 

Đọc thêm

Lâm Đồng nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Hậu quả nặng nề từ sự cố sạt trượt đất

Cùng với tốc độ phát triển nhanh, vấn đề sạt trượt là thách thức của Lâm Đồng.
(PLVN) - Chưa bao giờ sự cố sạt trượt đất lại gây ra nhiều hậu quả nặng nề như năm 2023, nhất là với tỉnh Lâm Đồng. Các sự cố xảy ra liên tiếp, không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn cướp đi sinh mạng của nhiều người, gây ra những nỗi đau khó khắc phục.

Ngày mai, 17/4, khu vực nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (17/4), nắng nóng tiếp tục duy trì ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa đến Phú Yên, Tây Nguyên, Nam Bộ. Nhiệt độ cao nhất tại những khu vực này phổ biến 35 – 38 độ C, có nơi trên 39 độ C.

'Hiu hắt' tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Hơn 2 tháng đưa vào sử dụng, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp ở Hà Nội vắng người qua lại.
(PLVN) - Hơn 2 tháng được khánh thành và đưa vào hoạt động, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp tại Hà Nội vắng vẻ, ít người qua lại. Nhiều điểm trên đường thành nơi tập kết rác bừa bãi, gây mất mỹ quan đô thị.

Đừng để rừng già trở thành điều “từng là”...

Hoa hậu H’Hen Niê đã góp 1.000 cây cho rừng Bến En trích từ cát xê lần đi hát đầu tiên. (Ảnh: Gaia).
(PLVN) - Xin trích lời bài hát “Nhạc của rừng” của ca sĩ Đen Vâu đã và đang đứng top thịnh hành nhiều bảng xếp hạng âm nhạc và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả làm tiêu đề cho bài viết này. Tháng 3/2024, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh do hạn chế mất rừng và suy thoái rừng. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán này.