Ba lần xử vẫn chưa thể kết án vụ tai nạn nghi “đánh tráo” tài xế

Bị can Trúc cho rằng mình bị oan
Bị can Trúc cho rằng mình bị oan
(PLO) -Chở bạn bằng xe máy, đến ngã tư, băng qua đường thì xe va chạm với ô tô. Vụ va chạm khiến bạn chết, Trúc bị thương nặng. Cơ quan chức năng lại cho rằng Trúc có lỗi nên khởi tố, bắt tạm giam. Vụ án được xét xử 3 lần nhưng chưa thể kết án. Một nghi án oan mà tài xế xe ô tô được cho là đã bị đánh tráo.

Sau gần 2 tháng được tại ngoại, chị Thạch Thị Bé Trúc (SN 1994, ngụ khu vực 3, thị trấn Đức Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) rất vui mừng vì được gần 2 con nhỏ, được ăn Tết với gia đình. Tuy nhiên, Trúc vẫn bày tỏ sự bức xúc lo lắng khi mình bị các cơ quan chức năng huyện Củ Chi, TP HCM truy tố trong vụ án “vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.

Ba lần ra tòa vẫn chưa thể xử  

Theo cáo trạng, khoảng 22h ngày 27/3/2015, Trúc điều khiển xe máy chở bạn là Nguyễn Thị Ngọc (SN 1993, quê Trà Vinh) lưu thông từ đường giao thông nông thôn số 9 thuộc ấp Hậu (xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi), hướng từ tỉnh lộ 8 về đường Trần Văn Chấm. Khi đến ngã tư Trần Văn Chấm – Hương lộ 2, Trúc cho xe băng qua đường để đi vào đường Trần Văn Chấm.

Thời điểm này, xe ô tô do Huỳnh Nhật Hoài điều khiển đang lưu thông trên đường Trần Văn Chấm, hướng từ tỉnh lộ 2 đi Quốc lộ 22 thì xảy ra va chạm với xe của Trúc. Vụ tai nạn làm chị Nguyễn Thị Ngọc tử vong, Trúc bị thương nặng.

Cáo trạng cho rằng, nguyên nhân vụ tai nạn phần lỗi chính là do Trúc “không có giấy phép lái xe, lưu thông từ đường nhánh ra đường chính không nhường quyền ưu tiên cho ô tô đang đi trên đường chính” nên bị truy tố ở khoản 2 với mức án lên đến 10 năm tù. Tài xế ô tô chỉ vi phạm lỗi phụ là “điều khiển xe không làm chủ được tay lái”. Với lỗi này, Hoài không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, Trúc cho rằng nội dung cáo trạng hoàn toàn sai sự thật, không khách quan, người lái xe không phải là Hoài. Trúc kể: “Hôm đó, Ngọc đau bụng, kêu tôi chở đi mua thuốc. Tới ngã tư, đường không có đèn đường, xe ô tô lại không mở đèn nên tôi không nhìn thấy. Vừa mới băng qua ngã tư thì chiếc ô tô ập đến, tông thẳng vào xe của tôi”.

Đến tháng 3/2016, Trúc bị bắt tạm giam. Tháng 5/2016, TAND huyện Củ Chi mở phiên xét xử sơ thẩm lần 1 đã ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung. Tòa án yêu cầu làm rõ những vấn đề mà cáo trạng không nêu như tốc độ của xe ô tô, lời khai nhân chứng và đặc biệt làm rõ ai là người điều khiển ô tô. Cáo trạng cho rằng tài xế là Hoài, nhưng Trúc và gia đình chị Ngọc lại cho rằng một người tên Tùng.

Đến tháng 9/2016, phiên sơ thẩm lần 2 cũng ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung vì những yêu cầu ở lần 1 không được đáp ứng. Đến tháng 1/2017, phiên sơ thẩm lần thứ 3 được mở. Nhưng phía CQĐT và VKS vẫn không trả lời những tình tiết hai lần trước. Về tài xế Hoài, trong cáo trạng chỉ nêu tên và năm sinh. Ngoài ra không có các thông tin khác như địa chỉ, nhân thân và những lần xét xử đều không có mặt.

Trúc nói: “Tôi không biết chữ, cán bộ ghi rồi yêu cầu tôi ký. Ra tòa, nghe đọc mà ấm ức lắm. Thế nên tôi mới cãi. Có chết cũng cãi. Tôi nghèo, tôi không biết chữ chứ tôi đâu có bị điên mà tự nhận tội vào thân. Chiếc xe máy đó tôi mượn của bạn.

Tai nạn xong, ô tô thì được trả lại, còn xe máy thì bị giam cho tới giờ. Bạn tôi không có xe đi làm. Vừa tại ngoại, tôi phải đi vay nóng 10 triệu để trả cho bạn mua xe mới. Vậy mà trong cáo trạng, người ta bảo trả xe máy cho tôi rồi”.

Về việc bị tạm giam, Trúc kể: “Trước khi bị bắt, tôi có bầu 3 tháng nhưng bị hư phải đi phá bỏ, bụng vẫn cứ đau không thể đi làm được. Mẹ kêu về Trà Vinh để tiện chăm sóc. Về đó, tôi đi khám, bác sĩ bảo thai hư còn sót nên phải nhập viện điều trị. Lúc này phía VKS có gọi cho chồng tôi vì tôi không có điện thoại. Chồng tôi lúc đó ở Long An, vừa nghe điện thoại thì bị bọn cướp giật mất. Nghe chồng báo lại, tôi vội lên trình diện thì bị bắt luôn”.

Lúc bị bắt, con nhỏ của Trúc mới 2 tuổi. Điều này khiến nhiều người bức xúc, cho rằng Trúc bị tạm giam sai luật.

Thời gian mẹ bị tạm giam, các con của Trúc đành phải gửi người dì nuôi dưỡng
Thời gian mẹ bị tạm giam, các con của Trúc đành phải gửi người dì nuôi dưỡng

Tài xế xe ô tô là ai?

Cáo trạng cho rằng Hoài là tài xế ô tô khi xảy ra tai nạn. Tuy nhiên, Trúc nói: “Bị tông, tôi bị chấn thương chân và đầu. Lúc này, trên xe có người đàn ông mập cầm lái, cứ cho xe tới rồi lui nhưng không đi được. Sau đó, người này xuống xe, nhờ người dân đưa Ngọc đi cấp cứu. Tôi biết đó là Tùng”.

Theo đối chất giữa Trúc, Tùng và Hoài, Tùng cho rằng mình không cầm lái, Hoài mới là lái xe. Khi xảy ra va chạm, Hoài gọi điện, Tùng cũng đang nhậu cách đó chừng 100m nên chạy đến. Đến nơi, Tùng bảo Hoài lánh mặt vì sợ người dân đánh. Hoài đi trình báo công an. Sau đó, Tùng mới lên xe cầm lái, định lùi xe để đưa cô gái bị kẹt dưới gầm xe ra nhưng không được. Vì vậy Trúc mới nhầm là Tùng.

Tuy nhiên có nhiều bằng chứng khác bác bỏ lời khai của Tùng. Thứ nhất, không hề có người nào đến công an trình báo về vụ tai nạn như Tùng nói. Thứ hai, gia đình nạn nhân Ngọc khai chính Tùng là người đến bệnh viện khi Ngọc còn nằm điều trị. Tùng nói mình là chủ xe và là lái xe khi xảy ra tai nạn. Tùng ngỏ ý được hỗ trợ chi phí. Gia đình Ngọc không biết người nào tên Hoài.

Ngoài ra một số nhân chứng thời điểm xảy ra sự việc cho biết: “Lúc đó, tôi ở trong nhà, nghe cái ầm. Biết là tai nạn nên chạy nhanh ra. Tôi thấy có một cô gái văng ra xa, một cô gái khác nằm dưới gầm xe. Trên xe, tài xế vẫn cho xe gầm rú, không rõ là đi tới hay đi lui. Thấy vậy, người dân xung quanh mới đến đập cửa, yêu cầu lái xe xuống. Khi đó, tôi nghe mùi rượu bia nồng nặc từ tài xế này. Từ khi tôi nghe tiếng ầm đến lúc có mặt gần chiếc xe là khoảng 3 giây”.

Vậy thử hỏi làm sao trong khoảng thời gian này. Hoài vừa gọi điện cho Tùng và Tùng ở khoảng cách 100 m chạy đến cầm lái để rồi người dân có mặt thấy Tùng đang ở ghế tài xế?

Trúc nói: “Được tại ngoại, tôi vui lắm. Bị giam 9 tháng trời, cứ nghĩ mình sẽ không có cách nào kêu oan được. Nhưng nhờ có tòa công minh, xem xét kỹ hồ sơ, tôi mới có cơ hội kêu oan. Nếu lỗi của tôi làm Ngọc chết thì đi tù bao nhiêu năm tôi cũng chấp nhận”.

Còn về tài xế xe ô tô, Trúc kể: “Hồi mới xảy ra tai nạn, mẹ Ngọc đến bệnh viện, kêu tôi cứ khai là Ngọc cầm lái vì sợ tôi không có bằng lái mà bị tội. Nhưng tôi không chấp nhận, tôi không khai láo được. Mình làm thì mình chịu. Tội đến đâu, chịu đến đó”.  

Theo kết quả điều tra mới đây, CQĐT cho rằng không thể xác định được tốc độ của xe ô tô vào thời điểm xảy ra tai nạn vì không có vết thắng ở mắng đường.

Được biết hoàn cảnh gia đình Trúc rất khó khăn, cha mẹ đều là người Khơmer. Nhưng khi hay tin con bị truy tố, họ vẫn lặn lội lên Sài Gòn, cùng Trúc đi kêu oan. Gia đình nạn nhân Ngọc cũng kêu oan cho Trúc.

Trước đây, Trúc để hai con lại cho người dì Năm phía chồng nuôi dưỡng. Trúc đi làm gửi tiền về phụ giúp. Bà Năm nói:

“Hồi Trúc đi tù 9 tháng, tôi vào chùa làm công quả. Mỗi ngày xin cơm về cho hai con nó ăn. Trước giờ hai đứa ở với tôi, bà nội và cha chúng. Nhưng bà nội hai đứa con Trúc đi làm xa, đôi tháng mới về. Nên tôi lãnh phần chăm sóc hai đứa nhỏ. Đứa con lớn của Trúc đã 7 tuổi nhưng không được đi học. Sắp tới, tôi dự định xin cho cháu vào thẳng lớp 1. Mong rằng, pháp luật công minh, phân xử sự việc của Trúc”.

Tin cùng chuyên mục

Cộng đồng mạng có thể dễ dàng “tẩy chay”, cô lập một nhãn hàng, một gia đình, một công ty,... (Ảnh minh họa - Nguồn: Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị)

Những "phiên toà" khắc nghiệt mang tên mạng xã hội

(PLVN) - Sự bùng nổ của mạng xã hội đã mở ra kỷ nguyên thông tin mới, mang đến nhiều cơ hội chia sẻ thông tin nhanh chóng và đa chiều. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện lợi đến do mạng Internet đem lại, vẫn còn đó những “phiên tòa” vô cùng khắc nghiệt mang tên “dư luận mạng”.

Đọc thêm

Công an Kon Tum cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Đối tượng lừa đảo qua mạng nhắn tin, dẫn dụ bị hại. (Ảnh: Công an tỉnh cung cấp)
(PLVN) - Phòng An ninh mạng - Công an tỉnh Kon Tum và Ngân hàng ACB chi nhánh Kon Tum đã kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo hơn 500 triệu đồng với chiêu giả danh người Mỹ muốn chuyển tiền về Việt Nam đầu tư.

Sơ thẩm vụ 'Trốn thuế' ở Phú Giáo (Bình Dương): VKS đề nghị phạt tiền với 3 bị cáo

VKS đề nghị HĐXX phạt tiền các bị cáo về tội “Trốn thuế”.
(PLVN) - Hôm qua (12/12), TAND huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) mở phiên sơ thẩm với bị cáo Nguyễn Thị Phương Huệ (SN 1967), Trần Thanh Tài (SN 1997, con trai bà Huệ, cùng ngụ huyện Phú Giáo) và Võ Đức Quang (SN 1993, ngụ Chơn Thành, Bình Phước) về tội “Trốn thuế”. Cả ba bị cáo buộc trốn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi khai giá mua bán đất thấp hơn giá thực tế.

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép
(PLVN) -  Hạt Kiểm lâm Hoàng Liên (Vườn Quốc gia Hoàng Liên) phối hợp với Trạm Kiểm lâm số 3, Công an xã Tả Van và Ban Chỉ huy Quân sựu xã Tả van (thị xã Sa Pa) vừa bắt quả tang 01 đối tượng vận chuyển trái phép gỗ pơ mu.

Truy tố ông Trần Đình Triển

Ảnh minh họa
(PLVN) - VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Đình Triển (SN 1959, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Khởi tố nghi can hàng loạt vụ trộm trên xe ô tô tại Rạch Giá

Bị can Ngô Phụng Tuấn
(PLVN) - Ngày 11/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với Ngô Phụng Tuấn (SN 2006, ngụ phường An Bình, TP Rạch Giá) về tội "Trộm cắp tài sản".