Bà con bấp bênh theo giá… chuối, dứa

Bà con bấp bênh theo giá… chuối, dứa
(PLO) - Những năm qua, chuối, dứa ở xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, Lào Cai  được chuyên canh theo hướng hàng hóa, không những trở thành cây xóa đói, giảm nghèo mà còn là cây làm giàu của đồng bào người Mông nơi đây. Thế nhưng, do đầu ra của sản phẩm không ổn định nên vài năm gần đây, nhiều đợt chuối, dứa rớt giá khiến người trồng lao đao.

Những triệu phú chuối, dứa 

Trước đây, đường xá cách trở, đời sống khó khăn khiến thôn Cốc Phương, xã Bản Lầu cách biệt với bên ngoài. Người dân có việc ra trụ sở UBND xã hay chợ Bản Lầu để mua nhu yếu phẩm sinh hoạt phải dậy từ gà gáy, cuốc bộ gần 20 km theo đường mòn; nhà nào khá giả thì có ngựa thồ.

Từ những nỗ lực làm giàu từ cây chuối, cây dứa, Bản Lầu từ địa phương thuộc Chương trình 30a của Chính phủ, đến nay có nhiều người thành triệu phú. Thôn Cốc Phương không còn hộ nghèo, hai phần ba số hộ là triệu phú, có thu nhập hằng năm từ 80 đến 400 triệu đồng, nhiều gia đình người Mông sử dụng thành thạo máy vi tính và sắm xe ô tô đời mới. 

Những triệu phú đầu tiên ở xã Bản Lốc là người thôn Cốc Phương, những người dòng họ Thào. Đó là bố con ông Thào Minh và Thào Thắng, là chú cháu ông Thào Diu, Thào Dìn... Họ có gốc gác là người Mông ở xã Dìn Chin, huyện Mường Khương. Do thiếu nước nên họ Thào và nhiều họ khác đã cùng nhau di cư đến mảnh đất này từ năm 1989, mở đất lập thôn. 

Ông Thào Minh kể lại: Nhà mình trước đây nằm trên đầu nguồn sông Chảy. Thiếu nước, vào mùa khô vợ con mình phải đi cả ngày mới cõng được can nước về dùng, nước để làm ruộng không đủ. Năm nào mưa nhiều thì đủ nước cấy, năm nào mưa ít mất mùa thiếu đói quanh năm, mèn mén cũng không đủ ăn. Nhiều gia đình bỏ đất Dìn Chin sang Sơn La, Lai Châu rồi vào tận Tây Nguyên nơi có nhiều rừng để sinh sống. 

“Năm 1989 ăn Tết xong mình đang chuẩn bị đưa vợ con di cư tự do thì gặp bác Hoàng Chúng - Chủ tịch UBND huyện Mường Khương. Bác Chúng bảo: Sao không về Na Lốc - Cốc Phương mà ở? Ở đó đất rộng, nước nhiều, chịu khó làm ăn thì lo gì đói”, ông Thào Minh nhớ lại. 

Lúc đầu về vùng đất bên suối Na Lốc, những người di cư hăm hở phát rừng làm nương rẫy, nhưng chỉ trồng vài vụ lúa, vụ ngô, đất trở nên hoang hóa, ngô lúa không mọc nổi, đói nghèo tiếp tục quẩn quanh. Làm gì khi bản toàn núi cao chót vót, không làm được ruộng nước và người Mông nơi đây chỉ biết phát nương, chọc lỗ tra bắp, trông chờ mưa nắng cho đến kỳ thu hoạch? 

Thậm chí, năm nào mất mùa là đói, Nhà nước phải thuê nhân công cõng gạo vào cứu trợ. Đói nghèo buộc những người đàn ông của thôn vượt qua con suối Na Lốc sang Trung Quốc làm thuê. Bên đó, cũng đồi đất dốc như mình nhưng nương rẫy của những người Mông, người Nùng lại xanh rì chuối dứa, mùa thu hoạch tấp nập người làm thuê đến thu hái.

Phát triển vùng chuyên canh chuối, dứa

Người đầu tiên trồng dứa ở Cốc Phương là ông Thào Diu khi mười nghìn gốc dứa được vợ chồng Thào Diu cặm cụi “cắm” lên đồi thành hàng lối, nhìn thật đẹp mắt. 

Nhưng vụ đầu tiên, khi chuẩn bị thu hoạch thì mưa kéo dài cả tuần, dứa thối nhũn. Vụ sau, Thào Diu trồng dứa sớm hơn, chăm sóc đúng kỹ thuật, để khi quả chín tránh được mưa rừng kéo dài, không bị thối hỏng. Trúng mùa lớn, lần đầu tiên trong đời, cầm hơn 10 nghìn Nhân dân tệ bằng 17 triệu đồng, vợ chồng Thào Diu cả đêm không ngủ.

Tiếng lành đồn xa, 34 hộ dân ở Cốc Phương học theo gia đình Thào Diu trồng dứa. Trong số những người trẻ học theo Thào Diu trồng dứa có Thào Dìn (là cháu gọi Thào Diu bằng chú ruột). Ðược học hành hơn chú Thào Diu, Thào Dìn nhận thấy có hộ neo đơn, ít nhân lực lao động hoặc có hoàn cảnh khó khăn thì không trồng được nhiều, khó có điều kiện chăm sóc, thu hoạch, khi dứa chín rộ, chất lượng quả bị xuống cấp, bị tư thương ép giá. 

Ðược bà con tín nhiệm bầu làm trưởng thôn, Thào Dìn đứng ra lập tổ đổi công, giúp nhau trồng dứa thành vùng hàng hóa xuất khẩu. Nhờ tổ đổi công, nhà nào cũng có nương dứa từ năm nghìn đến hai, ba mươi nghìn gốc. Cây dứa được trồng theo quy trình đúng thời vụ; làm cỏ đúng chu kỳ sinh trưởng; phun thuốc đậu quả và thu hoạch đồng loạt bán cho các nhà máy chế biến tại Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa và xuất khẩu sang Trung Quốc. 

Đến nay, toàn xã Bản Lầu có trên 750 ha trồng cây dứa với gần 600 hộ dân trồng, chủ yếu tập trung tại hai thôn Na Lốc, Cốc Phương. Đến nay, người dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật, nên việc trồng dứa đã trở thành vùng chuyên canh, cho thu nhập kinh tế cao. Nhiều người đã trở thành nông dân sản xuất giỏi, trở thành triệu phú từ dứa. 

Trong căn nhà nhỏ của vợ chồng Thào Dìn nằm bên mé đồi có nhiều bằng khen, giấy khen. Năm 2002, Thào Dìn là đại biểu dự hội nghị “Nông dân sản xuất giỏi toàn quốc” ở Hà Nội, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen và được nhiều giấy khen của địa phương. Ông Thào Dìn là một trong 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2017. 

Trưởng thôn Thào Dìn cho biết thêm: “Học tập người Mông ở Cốc Phương, đồng bào dân tộc thiểu số ở các bản Na Lốc 1, Na Lốc 2, Na Lốc 3 và Pạc Bo, Ðồi Gianh cũng chuyển hướng trồng chuối, dứa xuất khẩu. Bây giờ, ở rẻo cao biên giới này đã có vùng nguyên liệu chuối, dứa hơn 600 ha, hàng năm xuất bán hàng trăm nghìn tấn sản phẩm chất lượng cao, thu về cho bà con mấy chục tỷ đồng”. 

Rớt giá do đầu ra không ổn định

Nếu như thời cao điểm chuối Bản Lầu được thương lái Trung Quốc mua với giá từ 10.000 đến 25.000 đồng Việt Nam/kg thì năm ngoái, vào đầu năm chuối được thu mua với giá từ 4.000-5.000 đồng/1 kg rồi tiếp tục rớt giá. Đến thời điểm cuối năm chuối rớt giá chỉ còn 1.000 đồng/1 kg, tương đương với 3 hào Trung Quốc. 

Theo người dân địa phương, nếu với giá bán trung bình khoảng 4.000 đồng/kg cả xã thu về hơn 51 tỷ đồng. Do đó, ngoài các cây trồng như chè, dứa, thì chuối vẫn là cây trồng được bà con trong xã lựa chọn để xóa nghèo. Thế nhưng khi giá chuối rớt tới hàng chục lần như hiện nay, 1 triệu đồng cũng mua được cả tấn, khiến mặt hàng chuối vốn “sốt sình sịch” mỗi khi tới lứa, bỗng trở thành thứ “cho không ai lấy, bán không ai mua”. 

Dọc các nương chuối, nhiều diện tích phải bỏ mặc cho chín thối, vì có chở về bãi tập kết, trừ tiền công vận chuyển thì chẳng còn đồng lãi nào. Mặt khác, chuối Bản Lầu được trồng theo phương pháp cấy mô, thường chỉ xuất qua biên giới cho Trung Quốc để chế biến thực phẩm, còn đem ra chợ bán thì rất khó cạnh tranh với chuối truyền thống vốn dĩ luôn thơm ngon hơn. Gía dứa cũng rớt giá từ 5.000 đồng/1kg xuống 2.000 đồng/1kg.

Ông Phạm Đăng Năm - Bí thư Đảng ủy xã Bản Lầu cho biết: Năm 2017 diện tích trồng chuối toàn xã tăng gần 100ha so với năm 2016. Trong đó, chuối trồng tại xã khoảng 500ha, cùng hơn 100ha người dân đi thuê đất ở xã Nậm Chảy để trồng. “Năm ngoái, bà con nông dân khá vất vả bởi ngay từ đầu năm do ảnh hưởng thiên tai, đặc biệt là dịp tháng 6 và tháng 7 vừa qua, gió lốc làm gãy đổ khoảng 40ha chuối của bà con. Việc mất giá chuối tại Bản Lầu hoàn toàn không phải do người dân được mùa hay mở rộng diện tích tràn lan mà đơn thuần bởi thị trường Trung Quốc năm nay nhu cầu về nhập khẩu chuối hạn chế khiến cung vượt quá cầu, dẫn đến giá thu mua hạ thấp” - ông Năm nói. 

Nguyên nhân của tất cả những câu chuyện buồn trên có lẽ chỉ bắt nguồn từ một lý do duy nhất là đầu ra của sản phẩm không ổn định. Tiêu thụ nông sản qua biên giới trước giờ vẫn phụ thuộc nhiều vào thương lái nước ngoài, chủ yếu là hợp đồng miệng nên đầy rủi ro. Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng, để cây chuối Bản Lầu tiếp tục phát huy hiệu quả kinh tế, chính quyền địa phương cần có biện pháp mở rộng thị trường chính ngạch và thị trường trong nước để chủ động đầu ra cho sản phẩm. 

Từ thành công của cây dứa, người Mông bản Cốc Phương còn trồng chuối bằng giống nuôi cấy mô để xuất khẩu. Chỗ thấp ven suối thì trồng chuối, trên núi cao thì trồng dứa, mầu xanh của sự no ấm, trù phú phủ kín những vùng đất hoang dại. Bản Lầu là vựa chuối lớn nhất của tỉnh Lào Cai với diện tích xấp xỉ 500 ha. Nông dân bắt đầu trồng chuối hàng hóa từ năm 2001 xuất sang Trung Quốc. Năm 2006, nắm bắt được thị trường Trung Quốc đang có nhu cầu tiêu thụ chuối lớn, nông dân các thôn Cốc Phương, Na Lốc 1, Na Lốc 2 và Na Lốc 3 đã tập trung vào mở rộng diện tích cây chuối. 

Tin cùng chuyên mục

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

Đọc thêm

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.