'Áo mới' cho Đồng Nai

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hội nghị công bố quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Đồng Nai vừa diễn ra, là một sự kiện vô cùng quan trọng với Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Đồng Nai.

Nhắc về thế mạnh Đồng Nai, có thể kể ra rất nhiều yếu tố: Là vùng đất văn hóa lịch sử lâu đời ở phương Nam; quá trình hình thành và phát triển gắn với các bậc hiền tài, danh nhân nhiều thế hệ. Diện tích lớn với 5.863km2, vị trí địa lý chiến lược quan trọng, là cửa ngõ kết nối vùng Đông Nam Bộ - Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung; có đầy đủ đường bộ, đường sắt, đường thủy, sân bay Long Thành.

Đồng Nai dẫn đầu cả nước về sản xuất thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi quy mô công nghiệp; là “thủ phủ công nghiệp” với số lượng khu công nghiệp nhiều nhất nước (32 khu công nghiệp, 36 cụm công nghiệp); thu hút FDI lớn (gần 2.000 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư gần 37 tỷ USD), có quy mô công nghiệp chế biến, chế tạo lớn nhất cả nước.

Đồng Nai còn có thế mạnh phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa; là “lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ với Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai 756.000ha có nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Đặc biệt, Đồng Nai có nguồn lực lao động dồi dào cho phát triển kinh tế với 3,3 triệu dân, đứng thứ 5 cả nước.

Phát huy những thế mạnh trên, những năm qua, Đồng Nai đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, quy mô nền kinh tế tăng mạnh, liên tục duy trì vị trí trong nhóm 10 địa phương có số thu ngân sách cao nhất cả nước. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ; giảm tỷ trọng nông, lâm, thủy sản. Đồng Nai cũng là tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới.

Nhưng một số thế mạnh của Đồng Nai đã phát triển tới ngưỡng được đánh giá cực đại. Một số đặc điểm như diện tích rộng, nhiều diện tích rừng, dân cư phân tán không đồng đều, số người nhập cư nhiều... cũng có thể có mang đến một số ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài một số “ngôi sao sáng” như Nhơn Trạch, Biên Hòa... thì Đồng Nai còn một số xã huyện vùng rừng núi còn có những khó khăn, cách trở.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhận định bên cạnh rất nhiều thành tựu thì quy mô nền kinh tế của Đồng Nai còn có điểm chưa tương xứng tiềm năng, lợi thế, vị trí chiến lược; chất lượng tăng trưởng, việc phát triển các khu công nghiệp chuyên biệt, tỉ lệ lao động qua đào tạo cần nâng cao hơn nữa.

Cũng như khi Phù Đổng vươn vai, thì “chiếc áo cũ” đã chật. Để phát triển hơn nữa, Đồng Nai cần một “tấm áo mới”. Bản quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 của tỉnh chính là “tấm áo mới” cho Đồng Nai, với 3 vùng động lực, trong đó hạt nhân là chuỗi đô thị ven sông Đồng Nai gồm Biên Hòa - Long Thành - Nhơn Trạch; 3 tuyến vành đai; 6 tuyến hành lang sông, đường cao tốc, QL1, đường sắt Bắc - Nam; 6 trụ cột phát triển hướng đến trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, du lịch đô thị dịch vụ, nông nghiệp hiệu quả cao, phát triển TP sân bay Long Thành, kinh tế số - xanh - tuần hoàn, nhân lực chất lượng cao...

Thủ tướng đánh giá Quy hoạch tỉnh Đồng Nai đã được chuẩn bị công phu, bài bản, khoa học; xác định quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu phát triển trọng tâm, đột phá; có giải pháp, chính sách ưu đãi và nguồn lực thực hiện quy hoạch trong thời gian tới. “Đây là sản phẩm kết tinh trí tuệ của Đồng Nai, các nhà khoa học, doanh nghiệp, Nhân dân và của cả nước, bản quy hoạch tốt để "kết nối, hội nhập và cất cánh”, Thủ tướng đánh giá.

Đồng thời với phát huy tinh thần “3 cùng”: “Cùng lắng nghe, thấu hiểu”; “cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động”; “cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng và cùng phát triển”; tin rằng Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Đồng Nai nhất định sẽ đạt được những bước phát triển ở tầm cao mới, như Thủ tướng kỳ vọng là “không ngừng phấn đấu đi đầu tiên phong”.

Đọc thêm

Chống ô nhiễm nhựa: Cần phát huy vai trò 'đầu tàu' của Thủ đô

Rác thải nhựa ở Thủ đô rất cần giải pháp, quyết sách mạnh mẽ hơn. (Ảnh: Nam Nguyễn)
(PLVN) - Trong tháng 9, nhiều dự án chống ô nhiễm nhựa đã được khởi động tại các tỉnh, thành ở Việt Nam, với sự tham gia của các tổ chức quốc tế và các cơ quan, tổ chức trong nước. Các dự án này nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa, mối đe dọa nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe con người, đặc biệt là tại các khu vực đô thị và ven biển.

Thừa Thiên Huế quyết xử lý dứt điểm tàu cá '3 không', '2 không'

Thừa Thiên Huế vẫn còn hàng trăm tàu cá chưa đăng ký các thủ tục. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Thừa Thiên Huế đã, đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để ngăn chặn và chấm dứt với các trường hợp tàu cá cố tình vi phạm chống các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU), trong đó kiên quyết xử lý dứt điểm những tàu cá “3 không”, “2 không”.

Kỳ lạ chuyện cây sung 'bất tử' sau lũ dữ ở Lào Cai

Kỳ lạ chuyện cây sung 'bất tử' sau lũ dữ ở Lào Cai

(PLVN) - Dòng lũ dữ quét qua TP Lào Cai đã khiến hàng ngàn cây xanh đổ gục, có những cây tuổi đời hàng chục năm cũng không thể chống lại sự càn quét của thiên tai. Duy chỉ có một cây sung đứng sừng sững giữa đảo, trở thành minh chứng bất tử về nỗ lực vượt qua nghịch cảnh.

Nghi loang dầu trên biển Vũng Tàu

Nghi loang dầu trên biển Vũng Tàu
(PLVN) - Đến sáng nay, 27/9, khu vực Bãi Trước vẫn xuất hiện lớp váng giống như dầu loang trên mặt nước. Tại khu vực gần bờ, độ đậm đặc của váng này thể hiện rõ.

Giới trẻ cần có trách nhiệm với sức khỏe sinh sản của chính mình

Giới trẻ cần được truyền thông để hiểu và có trách nhiệm với sức khỏe sinh sản của chính mình. (Ảnh minh họa - Nguồn: SYT Hà Tĩnh)
(PLVN) - Ngày 26/9, Cục Dân số, Bộ Y tế đã tổ chức buổi Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Tránh thai Thế giới 26/9 năm 2024. Cách đây 16 năm, vào ngày 26/9/2007, tại châu Âu, với sự liên minh của 11 tổ chức phi chính phủ và các Hiệp hội Khoa học và Y khoa Quốc tế quan tâm đến sức khỏe giới tính và sức khỏe sinh sản đã thống nhất phát động lấy ngày 26/9 hàng năm là Ngày Tránh thai Thế giới.

Những 'đại biểu' đặc biệt từ Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em

Đại biểu phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, năm 2024 - em Thào Mí Phềnh đến từ huyện Mèo Vạc, Hà Giang. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) -  Hôm nay, 27/9, Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ hai - 2024 bắt đầu diễn ra tại Hà Nội với 306 đại biểu là các em đội viên thiếu nhi tiêu biểu đến từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia. Trong phiên họp, các ý kiến phát biểu đóng góp của các “đại biểu Quốc hội” trẻ em sẽ phản ánh những ý kiến, mong muốn, nguyện vọng của các cử tri trẻ em tại địa phương.

Phụ huynh cần là 'bộ lọc' mạng xã hội cho trẻ

Phụ huynh cần dành thời gian để cùng con khám phá thế giới giải trí trực tuyến. (Ảnh minh họa - Nguồn ảnh: St)
(PLVN) - Theo các chuyên gia tâm lý, để bảo trẻ phải từ bỏ mạng xã hội là điều không thực tế với xu thế của đời sống ngày nay. Thay vào đó, phụ huynh cần phát huy vai trò định hướng, là “bộ lọc” cho con mình, đặc biệt với thực trạng các sản phẩm giải trí độc hại núp bóng “dành cho trẻ em” đang xuất hiện nhan nhản.