Nhiều giải pháp phòng, chống khai thác thủy sản trái phép trên vùng biển Kỳ Anh

Các cấp chính quyền trực tiếp xuống cơ sở tuyên truyền người dân không vi phạm các quy định về đánh bắt hải sản.
Các cấp chính quyền trực tiếp xuống cơ sở tuyên truyền người dân không vi phạm các quy định về đánh bắt hải sản.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Để thực hiện hiệu quả hoạt động phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), thời gian qua huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tích cực triển khai, hướng dẫn và có biện pháp hữu hiệu nhằm đẩy lùi và chấm dứt hoàn toàn tình trạng này.

Huyện Kỳ Anh có hơn 650 tàu cá các loại của bà con ngư dân thường xuyên hoạt động trên biển. Tuy vậy, dọc 24 km bờ biển trên địa phận của địa phương, nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt do tình trạng đánh bắt trái phép, không báo cáo, không theo quy định. Vì vậy, hiệu quả của nghề khai thác thủy sản không đáp ứng được kỳ vọng. Do đó, việc đẩy mạnh truyên truyền về phòng, chống khai thác thủy hải sản bất hợp pháp được cấp uỷ, chính quyền đều hết sức chú trọng.

Ngư dân Nguyễn Văn Hải ở xã Kỳ Xuân huyện Kỳ Anh cho biết: Những tác hại do đánh bắt thủy sản trái phép gây ra luôn hiển hiện trước mắt, tuy nhiên tùy theo nhận thức, lợi ích của mỗi gia đình, mức độ phản ứng, lên án hành động này cũng khác nhau và mang tính riêng lẻ. Nay được cấp ủy, chính quyền địa phương truyền tải thông điệp rõ ràng, xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết, đồng bộ, nhất là tổ chức phân việc cụ thể cho từng thuyền viên, lực lượng nên người dân rất đồng tình tham gia.

Huyện Kỳ Anh tổ chức nhiều cuộc làm việc, hội nghị trao đổi và tuyên truyền đến tận ngư dân các xã ven biển về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp.

Huyện Kỳ Anh tổ chức nhiều cuộc làm việc, hội nghị trao đổi và tuyên truyền đến tận ngư dân các xã ven biển về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp.

Đến nay sau hơn 5 tháng tham gia mô hình chống khai thác trái phép thủy sản trên địa bàn huyện Kỳ Anh, nhận biết về tác hại của việc đánh bắt trái phép của hầu hết người dân đã được nâng lên rõ rệt. Nhiều ngư dân đã tự nguyện đến trụ sở công an xã giao nộp dụng cụ đánh bắt trái phép. Đáng chú ý, môi trường, môi sinh cũng như nguồn lợi thủy sản cũng có dấu hiệu được tái tạo, góp phần cũng cố niềm tin và quyết tâm cho nhân dân trong quá trình chống khai thác thủy sản bất hợp pháp.

Ông Dương Xuân Sáu - Chủ tịch UBND xã Kỳ Xuân cho biết, trước đây, mặc dù xã luôn chú trọng việc tuyên truyền, vận động người dân không đánh bắt hải sản bằng kích điện, tuy nhiên hiệu quả chưa đạt như mong muốn. Nhưng từ khi huyện triển khai mô hình dân vận khéo, tuyên truyền được đẩy mạnh với sự phối hợp của nhiều lực lượng nên đã tạo được sự chuyển biến rất mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của từ cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể đến ngư dân.

Giờ đây sau mỗi chuyến ra khơi trở về, ngư dân ở xã Kỳ Xuân phấn khởi vì sản lượng đánh bắt luôn nhiều hơn trước đây. Dù đánh bắt xa bờ hay gần bờ, thu nhập từ nghề đi biển đã mang lại thu nhập ổn định cho ngư dân ở đây. Có được điều này, một phần là nhờ vào mô hình phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) được triển khai tại đây.

Sau nữa năm triển khai mô hình "dân vận khéo" phòng, chống khai thác thủy sản trái phép ngư dân Kỳ Anh phấn khởi ra khởi vì sản lượng đánh bắt luôn nhiều hơn trước đây.

Sau nữa năm triển khai mô hình "dân vận khéo" phòng, chống khai thác thủy sản trái phép

ngư dân Kỳ Anh phấn khởi ra khởi vì sản lượng đánh bắt luôn nhiều hơn trước đây.

Thông qua tuyên truyền, vận động chống khai thác thủy sản bất hợp pháp với nhiều phương pháp, hình thức khác nhau, người dân đã được trang bị kiến thức, quy định của pháp luật hoạt động khai thác thủy sản trên các vùng biển, tuân thủ việc đăng ký, đăng kiểm tàu cá, không dùng chất nổ, xung kích điện; không đánh bắt bằng các phương tiện có tính chất hủy diệt; chú trọng bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Cùng đó, thực hiện sơn, kẻ vẽ tàu thuyền, biển số tàu thuyền; treo cờ Tổ quốc khi ra khơi, giữ gìn vệ sinh môi trường biển và bờ biển. Trong thời gian tới, đối với các hộ chưa tham gia, địa phương sẽ tiếp tục vận động, theo dõi, quản lý để tất cả ngư dân trên địa bàn xã thực hiện một cách hiệu quả các quy định của IUU.

Ông Hồ Huy Thành-Bí thư Huyện ủy Kỳ Anh chia sẻ: Khi mới thực hiện chủ trương, địa phương gặp không ít khó khăn. Bởi đây là khu vực biển ven bờ và vùng đất ven biển đang có rất nhiều loại hình, đối tượng hoạt động và chịu điều chỉnh rất nhiều quy định của luật pháp, nhiều cơ quan quản lý nhà nước thực hiện nhiệm vụ trên một khu vực. Do đó, việc tìm kiếm phương pháp, cách thức tiếp cận để triển khai hiệu quả chủ trương của Đảng, Nhà nước được là một trong những nội dung mấu chốt của nhiệm vụ đặt ra.

Trước thực tế đó, Huyện ủy Kỳ Anh đã vận dụng phương pháp quản lý tổng hợp vùng bờ để triển khai xây dựng kế hoạch hành động. Đó là xác định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng thông qua công tác dân vận khéo, kết hợp với dân vận Chính quyền để truyền tải nội dung, cách thức triển khai chủ trương Trung ương và tỉnh về chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp. Đồng thời, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan như UBND huyện, Mặt trận Tổ quốc, công an, quân sự, biên phòng... đều được huy động tham gia. Đặc biệt, huyện đã thành lập "Tổ đồng quản lý nghề cá" với sự tham gia của chính quyền và người dân.

Quá trình triển khai được thực hiện đồng bộ từ cấp huyện đến cơ sở với nhiều phương pháp. Trong đó, chú trọng phân công rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị; tổ chức tuyên truyền, vận động sâu rộng trong nhân dân. Ngoài ra, giao khu vực biển cho chính quyền địa phương và Tổ đồng quản lý nghề cá quản lý, tuần tra, kiểm soát. Cùng đó, vận động ngư dân giao nộp các ngư cụ đánh bắt trái phép, đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền, xin giấy phép khai thác; huy động nguồn lực, ủng hộ từ các nhà hảo tâm để hỗ trợ ngư dân. Kết quả đạt được là người dân rất đồng thuận, chấp hành tốt quy định. Đến nay, tình hình an ninh, trật tự ở khu vực ven biển được đảm bảo.

Đọc thêm

BHXH TP Cần Thơ triển khai hiệu quả Đề án 06

BHXH TP Cần Thơ triển khai hiệu quả Đề án 06
(PLVN) - Năm 2024, Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Cần Thơ đã phối hợp chặt chẽ với Tổ công tác triển khai Đề án 06 phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Kết quả bước đầu cho thấy, thủ tục hành chính giải quyết nhanh lẹ, số lượng người dùng ứng dụng VssID tăng đáng kể, công tác khám chữa bệnh bằng CCCD gắn chip được đồng bộ… từ đó đảm bảo sự tiện lợi và hiệu quả trong phục vụ người dân thành phố.

Hàn Quốc tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư tại Hải Phòng

Phó Chủ tịch UBND TP Hoàng Minh Cường tiếp Đoàn DN Hàn Quốc tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Hải Phòng
(PLVN) - Ngày 26/12, Phó Chủ tịch UBND TP Hoàng Minh Cường cùng đại diện các Sở ngành, đơn vị liên quan trên địa bàn TP Hải Phòng đã tiếp Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc do Ông Pắc By-ong Hun, Tổng Thư ký Hiệp hội Công nghiệp Hệ thống Quản lý Năng lượng Hàn Quốc làm Trưởng đoàn đến thăm, làm việc và tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Hải Phòng .

TP Hạ Long tổ chức hội thảo thúc đẩy kinh tế Di sản trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

TP Hạ Long tổ chức hội thảo thúc đẩy kinh tế Di sản trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
(PLVN) - Ngày 26/12, tại TP Hạ Long, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long phối hợp với Viện Kinh tế Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo “Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế di sản của thành phố Hạ Long trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo có sự tham gia của 300 đại biểu là lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và của Tỉnh; các chuyên gia, nhà khoa học; đại diện các doanh nghiệp, nhà đầu tư…

Nhịp sống mới ở miền quê cuối dãy Trường Sơn

Nhịp sống mới ở miền quê cuối dãy Trường Sơn
(PLVN) - Hơn hai thập kỷ qua, việc thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đặc biệt là sau 10 năm triển khai chỉ thị số 40 - CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội không chỉ góp phần thay đổi diện mạo tỉnh Ninh Thuận, mà còn thay đổi cả cuộc đời của biết bao hộ nghèo và gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn ở nơi gần cực nam vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Kiên Giang có tân Chủ tịch HĐND và UBND

Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình tặng hoa cho ông Nguyễn Thanh Nhàn, ông Lâm Minh Thành và ông Mai Văn Huỳnh.

(PLVN) - HĐND tỉnh Kiên Giang khoá X, nhiệm kỳ 2021-2026 vừa bầu ông Lâm Minh Thành giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Thanh Nhàn - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh.

Huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đạt nhiều tiêu chí nổi bật về phát triển kinh tế xã hội năm 2024

Huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đạt nhiều tiêu chí nổi bật về phát triển kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Năm 2024, dưới sự lãnh đạo sâu sát và toàn diện của Ban Thường vụ Huyện ủy, sự quyết tâm, nỗ lực, chung sức, đồng lòng của UBND huyện cùng các cấp, các ngành, đơn vị, doanh nghiệp và Nhân dân huyện Kim Sơn đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, đáng ghi nhận về phát triển kinh tế-xã hội .