Công tác truyền thông ngành Dân số đạt được nhiều kết quả quan trọng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước, Đảng ta luôn chú trọng đến công tác truyền thông về công tác dân số nhằm trang bị những kiến thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về nền tảng tư tưởng, về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, trên cơ sở đó chuyển đổi hành vi có tính tích cực, tự giác trong hành động thực tiễn nhằm hiện thực hóa mục tiêu lý tưởng của Đảng.

Truyền thông có vai trò quan trọng với công tác dân số, nhờ có tuyên truyền cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin với nội dung và hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng mà nhận thức, hành vi của người dân dần thay đổi, qua đó góp phần đạt được các mục tiêu của công tác dân số trong giai đoạn vừa qua.

Thời gian qua, nhờ có công tác truyền thông dân số thực hiện mạnh mẽ trên khắp cả nước được người dân nhiệt tình hưởng ứng. Ngay sau khi Nghị quyết 21-NQ/TW được ban hành, Bộ Y tế và các bộ, ngành, tỉnh ủy, thành ủy và các cơ quan, đơn vị đã tổ chức phổ biến quán triệt Nghị quyết bằng nhiều hình thức; đối tượng được phổ biến, quán triệt đa dạng, bao gồm cả đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Chủ trương, đường lối về vấn đề dân số được tuyên truyền rộng rãi trong xã hội, được nhân dân đón nhận, ủng hộ và tích cực.

Công tác dân số luôn được Đảng, Nhà nước chú trọng trong suốt hơn 60 năm qua.

Công tác dân số luôn được Đảng, Nhà nước chú trọng trong suốt hơn 60 năm qua.

Nội dung truyền thông giáo dục chuyển mạnh chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển, chú trọng truyền thông, giáo dục dân số toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số. Ban hành văn bản định hướng với chủ đề tuyên truyền theo từng nội dụng cụ thể, thông điệp mới nhằm tạo sự thống nhất nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội là duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững.

Trong bối cảnh chuyển đổi số, quá trình truyền thông dân số diễn ra nhanh chóng, đòi hỏi các thiết chế truyền thông phải bắt nhịp nhanh với các phương thức, phương tiện và các loại hình truyền thông mới, theo hướng ngày càng hiện đại, hiệu quả, xóa nhòa ranh giới về thời gian, không gian hoặc vị trí địa lý. Do đó, đòi hỏi thông điệp của truyền thông về dân số phải có chất lượng, chiều sâu thông tin, gia tăng tính chính xác, chính thống.

Để thích ứng với tình hình mới và tận dụng cơ hội mà quá trình chuyển đổi số mang lại trong bối cảnh chuyển đổi số, các nội dung về dân số và phát triển hiện diện trên môi trường số, nên yếu tố cung cấp thông tin, truyền thông một cách nhanh chóng, thuận tiện và kịp thời là rất quan trọng, nhất là khi các dòng thông tin thay đổi liên tục, không phụ thuộc vào thời gian, không gian. Người dân được tiếp cận đa dạng hơn các nguồn thông tin về dân số và phát triển, từ chính thống đến các phương tiện truyền thông mới, khiến nhận thức và năng lực tiếp nhận của người dân ngày càng được nâng cao, tác động mạnh mẽ đến quá trình thay đổi hành vi của mỗi cá nhân, cộng đồng trong việc nâng cao chất lượng sống và sức khỏe của mỗi người.

Công tác tuyên truyền, vận động và giáo dục về dân số được thực hiện đồng bộ với nhiều nội dung, hình thức, cách làm phong phú, đa dạng và phù hợp theo từng thời điểm, đặc điểm địa bàn, nhóm đối tượng dân cư; phát huy lợi thế của các kênh truyền thông đa phương tiện trên nền tảng số; mở rộng các hình thức truyền thông cung cấp thông tin, tư vấn, trang fanpage, trang tiktok, trang Zalo, kênh Youtube và các phương tiện truyền tin khác; trong đó trọng tâm là phối hợp với các báo, đài Trung ương và địa phương thực hiện nhiều chương trình truyền hình, phát thanh, cung cấp tin bài...

Đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm truyền thông về dân số và phát triển; bảo đảm về chất lượng, đổi mới về hình thức, nội dung thông qua xây dựng các sản phẩm truyền thông mẫu, các thông điệp của Trung ương gửi địa phương nhân bản và biên tập để được phù hợp với điều kiện văn hóa, xã hội của từng tỉnh, thành phố.

Truyền thông dân số là đòn bẩy trong quản lý và thực hiện các chính sách để đạt được các mục tiêu về dân số.

Truyền thông dân số là đòn bẩy trong quản lý và thực hiện các chính sách để đạt được các mục tiêu về dân số.

Các cơ quan Dân số cùng các cơ quan báo chí, cơ quan phát thanh, truyền hình đã chú trọng tuyên truyền về các nội dung về công tác dân số; đăng tải những kết quả đạt được, mô hình điểm và cách làm hay trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW. Các hoạt động tuyên truyền, truyền thông được thực hiện thông qua các hình thức trực tiếp, gián tiếp hay phối hợp với các sở và tổ chức chính trị-xã hội để thực hiện qua đó nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi, tạo sự đồng thuận và ủng hộ tích cực của toàn xã hội.

Có thể khẳng định, truyền thông, giáo dục dân số đóng một vai trò hết sức quan trọng, theo đó đã tạo ra sự chuyển đổi hành vi bền vững về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, trên cơ sở cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin với nội dung và hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng. Chú trọng loại hình tư vấn, đối thoại, vận động trực tiếp các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nam giới, thanh niên và người chưa thành niên.

Trong thời gian tới công tác dân số còn nhiều khó khăn thách thức đó là: Duy trì mức sinh thay thế trên phạm vi toàn quốc; Vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh; Tốc độ già hóa dân số nhanh và sớm trở thành quốc gia dân số già.

Trong bối cảnh của chuyển đổi số, công tác truyền thông việc cung cấp trao đổi, nhận thức và tiếp cận thông tin của các chủ thể có độ “vênh” nhất định; đồng thời, khi tiếp nhận thông điệp truyền thông, người dân cũng dễ có sự so sánh với thông tin trên các phương tiện truyền thông xã hội khác.

Do đó, đòi hỏi công tác truyền thông tiếp tục cần được phát huy, là đòn bẩy trong quản lý và thực hiện các chính sách để đạt được các mục tiêu về dân số. Công tác truyền thông và xây dựng thông điệp của truyền thông dân số phải chuyên nghiệp hơn, có chất lượng, chiều sâu thông tin, gia tăng tính chính xác, chính thống. Đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm truyền thông về dân số và phát triển; bảo đảm về chất lượng, đổi mới về hình thức, nội dung.

Đẩy mạnh truyền thông thay đổi hành vi về dân số và phát triển trên các chuyên trang, chuyên mục, chương trình, phóng sự, tin bài, sách, ảnh, sự kiện truyền thông; lồng ghép nội dung truyền thông dân số và phát triển vào các chương trình giải trí, thể thao, nghệ thuật trên các phương tiện thông tin đại chúng; tập trung khai thác, phát triển và tận dụng tối đa lợi thế của công nghệ thông tin và các loại hình truyền thông khác. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động truyền thông trực tiếp trong hệ thống dân số các cấp.

Phòng Truyền thông - Giáo dục, Cục Dân số tiền thân là Vụ Truyền thông - Giáo dục thuộc Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), thực hiện quản lý nhà nước, chỉ đạo điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về truyền thông - giáo dục trong lĩnh vực dân số. Căn cứ các văn bản của Chính phủ và Bộ Y tế, Cục Dân số ban hành Quyết định số 54/QĐ-CDS ngày 25/12/2023 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Truyền thông - Giáo dục.

Trong sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước, Đảng ta luôn chú trọng đến công tác truyền thông, vận động về công tác dân số.

Trong sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước, Đảng ta luôn chú trọng đến công tác truyền thông, vận động về công tác dân số.

Trong suốt thời gian qua, Phòng Truyền thông - Giáo dục đã nghiên cứu, tìm tòi khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đầu để tham mưu với cấp có thẩm quyền về các định hướng lớn, các điều chỉnh chiến lược phù hợp với thực tiễn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Từ các chương trình, đề tài, dự án, mô hình và bài học kinh nghiệm đã được tổng kết cho thấy chương trình truyền thông, giáo dục dân số là một chương trình xã hội rộng lớn, cần sự phối hợp hoạt động của nhiều ngành chức năng. Đồng thời cần phải chuẩn bị lựa chọn, xác định những lĩnh vực ưu tiên để tập trung thử nghiệm và xây dựng mô hình triển khai phù hợp với điều kiện thực tế đảm bảo tính khả thi.

Với những kết quả và thành tích đã đạt được, ngày 01/10/2024, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tặng Bằng khen cho đơn vị Phòng Truyền thông - Giáo dục, Cục Dân số, Bộ Y tế đã có nhiều thành tích trong công tác từ năm 2019 đến năm 2023, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Đọc thêm

Thời tiết các khu vực cuối tuần này

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cuối tuần này (28-29/12), ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ, Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế trời rét; vùng núi Bắc Bộ rét đậm, rét hại; mưa lớn ở Trung Bộ giảm dần.

Hàn Quốc tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư tại Hải Phòng

Phó Chủ tịch UBND TP Hoàng Minh Cường tiếp Đoàn DN Hàn Quốc tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Hải Phòng
(PLVN) - Ngày 26/12, Phó Chủ tịch UBND TP Hoàng Minh Cường cùng đại diện các Sở ngành, đơn vị liên quan trên địa bàn TP Hải Phòng đã tiếp Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc do Ông Pắc By-ong Hun, Tổng Thư ký Hiệp hội Công nghiệp Hệ thống Quản lý Năng lượng Hàn Quốc làm Trưởng đoàn đến thăm, làm việc và tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Hải Phòng .

TP Hạ Long tổ chức hội thảo thúc đẩy kinh tế Di sản trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

TP Hạ Long tổ chức hội thảo thúc đẩy kinh tế Di sản trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
(PLVN) - Ngày 26/12, tại TP Hạ Long, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long phối hợp với Viện Kinh tế Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo “Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế di sản của thành phố Hạ Long trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo có sự tham gia của 300 đại biểu là lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và của Tỉnh; các chuyên gia, nhà khoa học; đại diện các doanh nghiệp, nhà đầu tư…

Kiên Giang có tân Chủ tịch HĐND và UBND

Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình tặng hoa cho ông Nguyễn Thanh Nhàn, ông Lâm Minh Thành và ông Mai Văn Huỳnh.

(PLVN) - HĐND tỉnh Kiên Giang khoá X, nhiệm kỳ 2021-2026 vừa bầu ông Lâm Minh Thành giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Thanh Nhàn - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Dự án “ý Đảng, lòng dân”

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Trong các cuộc điều tra xã hội học, tỷ lệ 90% người được hỏi đồng tình với một vấn đề được đưa ra khảo sát, là rất hiếm. Thế nhưng mới đây, tại Ninh Thuận, khi 1.000 người dân được đặt câu hỏi có đồng thuận với dự án điện hạt nhân hay không, có 90% người được hỏi đã khẳng định đồng thuận.