Ấn tượng chất phù sa trong bể nước ở sân khấu Phan Thanh Liêm

Ấn tượng chất phù sa trong bể nước ở sân khấu Phan Thanh Liêm
(PLO) - Đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh ấn tượng với sân khấu Phan Thanh Liêm ở chất phù sa trong bể nước. 

“Liêm nói với tôi, đó là phù sa của sông Hồng. Không chỉ ở sân khấu tại gia, mà mỗi chuyến đi biểu diễn nước ngoài, Liêm cũng mang theo phù sa sông Hồng đi để cho vào bể rối, bởi anh nói không thể tìm được màu nào giống như màu đặc trưng của đồng ruộng Việt Nam hơn thế”, Đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh chia sẻ.

Phan Thanh Liêm được sinh ra tại Thôn Rạch, xã Nam Chấn, huyện Nam Trực- tỉnh Nam Định. Nơi đây là một vùng quê có truyền thống về nghệ thuật múa rối nước dân gian từ lâu đời. Đây cũng là một trong những “nôi gốc” về múa rối nước cổ truyền của Việt Nam. Với truyền thống gia đình, đến đời Phan Thanh Liêm là đời thứ 7 đã và đang làm nghề múa rối nước.

Ông nội Phan Thanh Liêm là nghệ nhân Phan Văn Huyên từng là bậc thầy về nghệ thuật điêu khắc, tạo hình rối nước truyền thống. Cha là nghệ nhân Phan Văn Ngải là người đã góp công đào tạo nghệ thuật của rối nước truyền thống cho nhiều thế hệ diễn viên của Nhà hát Múa rối nước Trung ương và của các địa phương. Ông cũng là người góp công nghiên cứu tạo tác ra nhiều trò rối nước và thiết kế thành công mô hình sân khấu múa rối nước di động.

Nhà thủy đình di động do ông thiết kế nay vẫn được các nhà hát múa rối nước từ Trung ương đến các địa phương sử dụng. Bảo tàng Louvre (Pháp) cũng đã trưng bày “Chú Tễu” - một con trò rối nước do ông tạo tác…

Từ khi còn nhỏ sống ở làng quê, Phan Thanh Liêm đã chịu ảnh hưởng của truyền thống gia đình về nghệ thuật múa rối nước, được ông nội và cha kèm cặp, dạy bảo cho những bí quyết tạo hình con rối, kỹ thuật máy rối, cách thức biểu diễn các trò rối nước làm hấp dẫn người xem. Rời làng quê theo cha ra thành phố, cậu bé Phan Thanh Liêm đã mang theo tình yêu quê hương, mà trong đó có tình yêu đối với nghệ thuật rối nước cổ truyền.

Trong thời gian tham gia hoạt động trong đoàn nghệ thuật múa rối nước của gia đình do cha thành lập, Thanh Liêm sớm nhận ra sự hạn chế của mô hình sân khấu múa rối nước lớn. Nó không chỉ cồng kềnh, khó di chuyển mà nó còn không thích hợp với một đoàn biểu diễn có ít người theo kiểu một gia đình. Vì vậy, nghệ nhân múa rối đời thứ 7 họ Phan đã suy nghĩ, trăn trở và sáng tạo ra một mô hình sân khấu rối nước thu nhỏ.

Tại Triển lãm văn hóa nghệ thuật Vân Hồ năm 2000, mô hình sân khấu múa rối nước thu nhỏ đầu tiên ra đời. Nhưng đây mới là bước thử nghiệm, với bể nước làm sân khấu biểu diễn chỉ rất nhỏ, dài 80cm, rộng 50cm và những con rối cũng được tạo tác cực nhỏ. Sau bước thử nghiệm, năm 2001, cũng tại Triển lãm văn hóa nghệ thuật Vân Hồ tổ chức triển lãm chào mừng Đại hội Đảng và triển lãm Bộ Nông Nghiệp trên đường Hoàng Quốc Việt, ông tiếp tục làm sân khấu múa rối nước thu nhỏ, nhưng có kích cỡ lớn hơn. Và mô hình múa rối nước thu nhỏ ấy, ông cho rằng nó đã ổn định vì nó đã tồn tại đến hôm nay.

 

Trong những năm qua, được sự bảo trợ, động viên của Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc do Giáo sư Hoàng Chương, nhà nghiên cứu sân khấu lâu năm làm Tổng giám đốc. Phan Thanh Liêm đã không ngừng hoạt động, đưa nghệ thuật múa rối nước phục vụ đông đảo công chúng khán giả tại các cuộc triển lãm, các hội chợ, Hội Xuân, các ngày kỷ niệm, các gia đình, đồng bào vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt là đưa đến các trường học biểu diễn.

Và đã từ lâu, tại đây, ngôi nhà số 1, ngõ 260 ngách 17/18 Phố Chợ Khâm Thiên (Đống Đa- Hà  Nội đã trở thành địa chỉ quen thuộc của đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế. Những chương trình biểu diễn với những tiết mục múa rối nước dân gian truyền thống sinh động và hấp dẫn đã diễn ra tại sân khấu thu nhỏ trên tầng 4 của ngôi nhà nhỏ bé này thực sự đã chiếm được cảm tình và sự khâm phục của người xem.

Từ đó, ông mở thêm cơ sở 2 tại số nhà 22, ngách 145/8, ngõ 145 đường Thạch Bàn, Long Biên với thiết kế khoảng 50 khách xem. Sân khấu múa rối nước thu nhỏ ở đây cũng có kích thước tương tự với sân khấu ở Khâm Thiên với 3 mét chiều ngang, 2,6m chiều sâu và bể nước 2,5 m khối. 

Không chỉ tích cực hoạt động phục vụ công chúng khán giả ở trong nước, trong những năm qua, ông còn thực hiện thành công nhiều chuyến lưu diễn ở nước ngoài: Hàn Quốc Italia, Ba Lan, Canada, Thái Lan, Cộng hòa Liên ban Đức, Malaysia, Pháp, Nhật; Trung Quốc; Ba Lan; Hàn Quốc, Italia, Canada, Anh, Mỹ. Ở đâu, nghệ sĩ Phan Thanh Liêm cũng được bạn bè quốc tế tới xem và cổ vũ nhiệt tình, yêu thích.

Tin cùng chuyên mục

Ca sĩ Ngọc Châm hy vọng hát bằng trái tim thì sẽ được mọi người yêu mến. (Ảnh: Bình Quách)

Ca sĩ Ngọc Châm cháy bỏng khi được hát ca khúc mình mê đắm

(PLVN) - Trong chặng đường hoạt động nghệ thuật rất phong phú của mình, Ngọc Châm ở rất nhiều vai trò, nhưng với "Giai nhân 2", cô sẽ chỉ là ca sĩ để được sống trọn vẹn trong tình yêu âm nhạc của một người ca sĩ, để thỏa nỗi khao khát hát của cô bấy lâu nay, để được hát những gì mình thích, mình yêu, mình say đắm.

Đọc thêm

'Tiếng hát Hà Nội 2024' lan tỏa thanh âm của tình yêu Hà Nội

Cuộc thi còn tạo điều kiện phát triển cho những tài năng âm nhạc trẻ. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội năm 2024” sẽ tạo cơ hội cho các nghệ sĩ sáng tạo, thể hiện những tác phẩm âm nhạc truyền thống và đương đại với chủ đề về ca ngợi Tổ Quốc, Đảng, Bác Hồ, tình yêu với Thủ đô, quê hương – đất nước góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển nghệ thuật.

MC Cát Tường đề nghị xử lý một số trang tin lấy tên mình 'giật tít câu view' để lừa tiền

Diễn viên - MC Cát Tường
(PLVN) - MC Cát Tường và nhà sản xuất “Bạn muốn hẹn hò” mời luật sư và Thừa phát lại lập vi bằng một số trang tin điện tử, fanpage, facebook, youtube… có hành vi “giật tít câu view”, làm sai lệch thông tin, gây hoang mang dư luận liên quan vụ MC cảnh báo có kẻ gian sử dụng hình ảnh của mình để lừa đảo số tiền lớn.

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film
(PLVN) - Giải thưởng Silvana S Film là giải thưởng tôn vinh những bộ phim tài liệu xuất sắc về môi trường và giới trẻ, thuộc khuôn khổ chương trình LENScape: Documentary Shorts from Southeast Asia. Năm nay, Việt Nam tham gia Giải thưởng Silvana S Film với bộ phim tài liệu ngắn “Thư gửi mẹ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đồng sản xuất với đạo diễn Hà Lệ Diễm.

Vẻ đẹp từ những thước phim

Vẻ đẹp từ những thước phim
(PLVN) - Thời gian đã phủ lớp bụi lên những thước phim cổ, tấm ảnh cũ, tuy nhiên giá trị của chúng không mất đi. Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại hối hả, sôi động với nhiều âm thanh, màu sắc đa dạng trên truyền hình, nhưng nhiều người trẻ vẫn dành tình cảm cho các bức ảnh cũ, thước phim xưa.

Đắm say với “Tình ta Hà Tĩnh”

Cảnh đẹp Hà Tĩnh được nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh đưa vào trong ca khúc "Tình ta Hà Tĩnh) (ảnh trong MV).
(PLVN) -  Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.

Trao giải Cuộc thi 'Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa'

Các tác phẩm hội họa đạt giải thưởng cao (ảnh P.V)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” là “sân chơi” lành mạnh nơi các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ,… tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với mục đích tìm kiếm người đẹp có đủ “sắc, tâm, tài” để quảng bá hình ảnh của tà áo dài Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu được tổ chức nhằm phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

BTC thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc năm 2024. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 là dịp để các nghệ sĩ đến từ mọi miền cả nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội.