Án phạt nào cho các công trình xây dựng không phép tại các di tích?

Án phạt nào cho các công trình xây dựng không phép tại các di tích?
(PLO) - Một điều lạ là, các công trình sai phép có quy mô hoành tráng ở các di tích lại đều qua mặt các nhà quản lý dễ dàng. Dư luận đặt ra câu hỏi, tại sao ở những di tích này, “vải thưa vẫn che được mắt thánh”? Lý do gì khiến các cơ quan chức năng dễ dàng bị… qua mặt?. Và án phạt nào đối với những cơ quan chức năng buông lỏng quản lý?.

“Vải thưa” vẫn… che mắt 

 Từ nhiều tháng qua, ngay trong vùng lõi di sản, Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung từ năm 2016 bỗng mọc lên một công trình “khủng” không phép. Theo đó, tại khu du lịch Tràng An cổ (xã Trường Yên), Công ty CP Du lịch Tràng An đã tự ý khoan núi Cái Hạ dựng cột bê tông, xây bậc thang lên xuống đỉnh núi khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép để “làm đường lên đỉnh Huyền Vũ - nơi vua lập đàn kính thiên”.

Công trình đó được “mọc lên” với quy mô lớn, hàng trăm cột bê tông được khoan, dựng trên đá tai mèo, hơn 2.000 bậc thang, hệ thống lan can, được lắp đặt với chiều dài toàn bộ con đường lên xuống là hơn 1km. Ngoài ra, công ty tự ý xây đền thờ, nhà vệ sinh... Việc làm này đã xâm hại nghiêm trọng đến Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới duy nhất ở Việt Nam, vi phạm điều 13 của Luật Di sản văn hóa.

Còn nhớ, cuối năm 2015, tại khu danh thắng Hương Sơn (Mỹ Đức, Hà Nội) hay còn gọi là chùa Hương (được công nhận là khu di tích cấp Quốc gia từ năm 1962), một công trình hoành tráng, sừng sững tọa lạc trong khu vực trung tâm của chùa Thiên Trù. Công trình mới này được gọi là Hương nghiêm pháp đường có quy mô lớn với hai tầng mái, mỗi chiều 25m, có diện tích mặt sàn khoảng 400m2, mái ngói đỏ.

Toàn bộ cầu thang và lan can đều được làm bằng đá, có trang trí hoa văn và đặc biệt là xung quanh lối vào công trình này có gắn nhiều vật trang trí như những bức phù điêu được tạo hình khác lạ kiểu đầu nửa rồng, nửa voi, cùng những tòa tháp nhỏ được trang trí xung quanh tòa nhà. Ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội khẳng định công trình kiến trúc tại chùa Hương xây dựng trái phép, nằm trong vùng lõi của di sản - phạm vi bảo tồn nguyên trạng, phá vỡ cảnh quan di tích.

Trước đó, dư luận không khỏi bất bình khu di tích Yên Tử bị xâm hại. Công ty Tùng Lâm tự ý tháo dỡ điểm thờ tự tại chân ga cáp treo để xây mới nhà văn hóa của công ty ngay trong vùng 1 vùng bảo vệ đặc biệt của di tích). Diện tích xây dựng của công trình này rộng trên 260m2, được thiết kế như một ngôi chùa với 8 mái cong uốn lượn, choán hết không gian của sân ga cáp treo.

Đại diện UBND TP Uông Bí khẳng định công trình nhà văn hóa của Công ty Tùng Lâm đã xây dựng không phép. Đây là công trình xây dựng trong vùng lõi của danh thắng Yên Tử phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; phải được Cục Di sản phê duyệt kiến trúc, công năng. 

Vì sao các cơ quan chức năng không biết?

Một điều lại là, các công trình sai phép có quy mô hoành tráng ấy lại đều qua mắt các cơ quan quản lý dễ dàng hay nhà quản lý dễ dàng… ngó lơ! Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình đã bốn lần gửi công văn tới UBND huyện Hoa Lư đề nghị đơn vị này chỉ đạo yêu cầu dừng thi công công trình vi phạm và yêu cầu tháo dỡ công trình, trả lại nguyên trạng di tích. Tuy nhiên, huyện Hoa Lư không có phản hồi. Làm việc với Thanh tra Bộ, lãnh đạo UBND huyện Hoa Lư thừa nhận “có phần chưa sát sao, đôi khi buông lỏng” để xảy ra vi phạm trên.

Ở chùa Hương, năm 2011, Ban xây dựng chùa Hương khởi công và đến năm 2013 thì hạng mục công trình Hương nghiêm pháp đường được hoàn thành, đưa vào sử dụng. Xây dựng cách đây 4 năm, 2 năm sử dụng, vậy mà, đầu tháng 11 năm 2015, các cơ quan quản lý từ địa phương tới Trung ương mới hay Hương nghiêm pháp đường xây dựng không phép. 

Quay trở lại khu di tích Yên Tử, ngày 12/9/2015, Công ty Tùng Lâm phá dỡ điểm thờ tự cũ tại chân ga cáp treo mà đến ngày 5/10/2015, Công ty mới có Văn bản số 212CV-TL xin UBND TP Uông Bí sửa chữa Nhà Văn hóa công ty. Nghĩa là, xây dựng công trình trước cả tháng rồi mới làm thủ tục? Lạ lùng hơn nữa, một công trình đồ sộ được thi công tới vài chục ngày đều qua mặt được tất cả các cán bộ trong Ban Quản lý Rừng và Danh thắng Yên Tử, phường Thượng Yên Công, UBND TP Uông Bí: phòng Văn hóa, Tài nguyên-Môi trường, Quản lý đô thị, Thanh tra xây dựng.  

Dư luận đặt ra câu hỏi, tại sao ở những di tích này, “vải thưa vẫn che được mắt thánh”? Lý do gì khiến các cơ quan chức năng dễ dàng bị… qua mặt? Chỉ tới khi truyền thông, dư luận phát hiện ra sai phạm, các cơ quan quản lý của những di tích này mới kiểm tra, quản lý theo kiểu… đuổi đuôi. Câu trả lời trước dư luận của các nhà quản lý từ trung ương tới địa phương luôn là: “Chúng tôi đang kiểm tra và sẽ xử lý nghiêm khắc các vi phạm”. 

Án phạt vừa nhẹ, vừa thiếu

Theo luật, các chủ đầu tư vi phạm có thể bị xử phạt theo Điều 23 Nghị định 158/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo: Khoản 4- phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hại công trình văn hóa, nghệ thuật; Khoản 5- phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đất hoặc sử dụng trái phép di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật; Khoản 6- phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. 

Các chủ đầu tư sẽ bị phạt tiền, dù số tiền quá nhỏ so với những gì họ vi phạm. Án phạt đó chẳng khác nào “chổi lông gà quét bã cao su” khiến câu chuyện xâm hại di tích ngày một nhiều hơn. Và để những di tích quốc gia, những di tích đặc biệt bị xâm hại gây bức xúc dư luận, câu hỏi đặt ra, án phạt nào đối với những cơ quan chức năng buông lỏng quản lý, “mũ ni che tai” để “con voi lọt qua lỗ kim”?

Tin cùng chuyên mục

Niềm vinh dự của lực lượng diễu binh, diễu hành

Niềm vinh dự của lực lượng diễu binh, diễu hành

(PLVN) -  Những ngày giữa tháng 4/2025, khu vực Đông Nam Bộ nắng như đổ lửa. Nhưng bất chấp thời tiết nắng nóng, tại Biên Hòa (Đồng Nai), các lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ vẫn “vượt nắng thắng mưa, say sưa luyện tập” diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) sẽ diễn ra vào 6h30 sáng 30/4/2025.

Đọc thêm

Thủ tướng: 'Thần tốc táo bạo' để đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo

Thủ tướng: 'Thần tốc táo bạo' để đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo
Sáng 20/4, dự khai mạc Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu xây dựng một hệ sinh thái, một không gian khởi nghiệp, một hệ giá trị mới kết nối cộng đồng, tạo phong trào, xu thế khởi nghiệp đổi mới sáng tạo không có giới hạn; tiếp tục phát huy tinh thần thần tốc và táo bạo, quyết chiến, quyết thắng của Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của khu vực và thế giới, xác lập vị thế và tầm vóc của Việt Nam trong kỷ nguyên số.

Khai mạc Hội thảo khoa học cấp quốc gia về Đại thắng mùa Xuân 1975

Hội thảo khoa học cấp cấp quốc gia “Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam”.
(PLVN) - Ngày 20/4, tại Học viện Cán bộ TP HCM, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thành ủy TP HCM tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam”.

Lời hồi đáp cho trăn trở của các nhà khoa học trẻ

Thủ tướng Phạm Minh Chính chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu thanh niên. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam Bùi Quang Huy cho biết, “khi chúng ta nói về “Sứ mệnh thanh niên”, chúng ta không chỉ nhắc đến trách nhiệm của mỗi người trong những công việc cụ thể của mình. Thời đại công nghệ số, đổi mới sáng tạo và phát triển khoa học công nghệ đang mở ra. Chúng ta cần phải nắm bắt cơ hội này, không chỉ để khẳng định bản thân mà còn để đóng góp cho sự phát triển chung của dân tộc”...

Thanh niên phải là công dân toàn cầu, mang tâm hồn Việt

Tổng Bí thư Tô Lâm tại ĐH Hội LHTN Việt Nam lần IX. (Ảnh: Đ.Hải)
(PLVN) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt trọn niềm tin vào thanh niên. Người khẳng định “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”. Với tinh thần đó, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt coi trọng vai trò của thanh niên và có nhiều chủ trương, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích để thanh niên, những tài năng trẻ sẵn sàng tiên phong đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển, bảo Tổ quốc thân yêu của chúng ta...

Kỳ vọng những công trình 'biểu tượng' góp phần định vị hình ảnh Việt Nam, là 'đòn bẩy, điểm tựa' phát triển đất nước

Kỳ vọng những công trình 'biểu tượng' góp phần định vị hình ảnh Việt Nam, là 'đòn bẩy, điểm tựa' phát triển đất nước
"Tôi kỳ vọng, đây sẽ là những công trình quan trọng, những công trình có tính "biểu tượng" góp phần định vị hình ảnh Việt Nam "Độc lập - Hòa bình - Thống nhất – Tự cường - Hạnh phúc - Ấm no – Văn minh – Thịnh vượng" trên bản đồ thế giới và cuối cùng là mang lại lợi ích cho người dân, người dân được thụ hưởng thành quả từ các công trình, dự án này", Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ trong phát biểu sáng 19/4, tại lễ khởi công, khánh thành loạt công trình, dự án trọng điểm quốc gia...

Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án lớn kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án lớn kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Sáng 19/4, tại điểm cầu trung tâm Nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP HCM), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Tận dụng nguồn lực từ cán bộ, đảng viên nghỉ hưu trước tuổi - Bài 1: Khi cán bộ, đảng viên xin nghỉ hưu trước tuổi

Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng trao quyết định nghỉ hưu trước tuổi cho các công chức lãnh đạo, quản lý các sở, ngành, tháng 2/2025. (Ảnh: danang.gov.vn)
(PLVN) - Đảng và Nhà nước đã, đang triển khai mạnh mẽ chủ trương tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính, giảm bớt sự cồng kềnh, kém hiệu quả trong quản lý nhà nước. Một trong những hệ quả rõ nét của quá trình này là có nhiều cán bộ, đảng viên xin nghỉ hưu trước tuổi. Điều này không chỉ xuất hiện ở cấp cơ sở mà còn diễn ra ở cả cấp Trung ương, cấp trung gian trong bộ máy hành chính nhà nước.

Tán thành chủ trương hợp nhất TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Các đại biểu thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng.
(PLVN) - Hôm qua (18/4), HĐND TP HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021- 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề), thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng, trong đó có Nghị quyết tán thành chủ trương hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và TP HCM thành một đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh, lấy tên là TP HCM.