An ninh kinh tế trong tầm với hầu hết dân số Việt Nam

An ninh kinh tế trong tầm với hầu hết dân số Việt Nam
(PLO) - Thông tin trên được đưa ra trong Báo cáo “Bước tiến mới: Giảm nghèo và thịnh vượng chung tại Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam và Bộ Kế hoạch và đầu tư công bố mới đây.

Sự cải thiện đáng kể trong đời sống người dân

Theo Báo cáo, nhiều hộ gia đình Việt Nam đã thoát nghèo và các thành tựu giảm nghèo mà Việt Nam đã đạt được gần đây được đánh giá là mang tính bền vững. Theo Báo cáo, tỉ lệ nghèo được xác định ở mức chuẩn nghèo quốc gia của Việt Nam đã giảm gần 4% kể từ năm 2014, xuống còn 9,8% trong năm 2016. Đáng chú ý, tỷ lệ nghèo số hộ nghèo thuộc dân tộc thiểu số giảm 13%, là mức giảm tỷ lệ nghèo lớn nhất của các hộ dân tộc thiểu số trong thập kỷ vừa qua. 

Báo cáo cũng nhấn mạnh chỉ có 2% cá nhân không thuộc nhóm nghèo năm 2014 rơi vào nhóm nghèo năm 2016. Nhìn chung, tiến bộ ở tất cả các chỉ số cho thấy sự cải thiện đáng kể trong đời sống của mọi người. Số hộ gia đình được phân loại vào nhóm an toàn về kinh tế, tức có tiêu dùng đầu người từ 5,5 USD/ngày đã tăng từ chưa tới 50% trong năm 2010 lên 70% vào năm 2016, tương đương 64 triệu người. Những người thuộc nhóm này có thu nhập đủ cao để trang trải cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày, vượt qua các cú sốc thu nhập và vẫn còn kinh tế đủ cho các chi tiêu bổ sung cần thiết. 

Đặc biệt, theo WB, trong số 70% số hộ gia đình đã được xếp vào nhóm an toàn về kinh tế có 13,5% thuộc tầng lớp trung lưu toàn cầu, tức có mức sống trên 15 USD/người/ngày. Tỉ lệ này cao gần gấp đôi so với mức 7,7% trong năm 2010. Sự gia tăng số hộ gia đình được xếp vào tầng lớp trung lưu toàn cầu của Việt Nam chủ yếu diễn ra từ năm 2014 đến năm 2016, với trung bình 1,5 triệu người Việt Nam gia nhập tầng lớp này mỗi năm kể từ năm 2014. Quan trọng hơn, nhóm dân số được phân loại vào nhóm không an toàn về mặt kinh tế hoặc nghèo đói đang giảm nhanh từ nửa số dân trong năm 2010 xuống còn 30% vào năm 2016. Nhóm các hộ dễ bị tổn thương về mặt kinh tế đang giảm, chứng tỏ an ninh kinh tế nằm trong tầm với của hầu hết dân số.

Thu nhập từ lương tăng giúp giảm nghèo 

Theo WB, một phần “công thức” đưa đến thành công của Việt Nam  trong việc giảm nghèo là áp dụng mô hình tăng trưởng định hướng xuất khẩu trong các ngành sử dụng nhiều nhân công, từ đó tăng số công việc được tạo ra và lương của người dân. Theo Báo cáo, trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2016, hơn 3 triệu việc làm có lương đã được tạo ra, trong đó có một nửa trong lĩnh vực sản xuất và nửa còn lại trong lĩnh vực xây dựng, bán lẻ và khách sạn. Điều này thúc đẩy 2 triệu người lao động ra khỏi ngành nông nghiệp, đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình chuyển đổi cơ cấu của đất nước. 

Thu nhập từ tiền lương tăng đã góp phần lớn nhất vào việc giảm nghèo và gia tăng số hộ gia đình an toàn về mặt kinh tế. Báo cáo cho biết, tiền lương thực tế của Việt Nam đã tăng 8% trong giai đoạn 2014-2016, thúc đẩy giảm nghèo và thịnh vượng chung ở Việt Nam. Lương tăng đóng góp khoảng 38% mức tăng số hộ an toàn về mặt kinh tế trên toàn quốc và hơn 52% ở khu vực thành thị. Tăng trưởng tiền lương là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng thu nhập hộ gia đình ở cả nông thôn và thành thị và cho cả người dân tộc thiểu số, người Kinh và người Hoa. 

WB cho biết, tiền lương hiện là nguồn thu nhập lớn nhất của các hộ gia đình Việt Nam, với hơn 54% hộ gia đình kiếm được hầu hết thu nhập từ tiền lương và 70% nhận được ít nhất một khoản thu nhập từ lương. Hầu hết các hộ nghèo đều có thu nhập từ lương, nhưng hơn một nửa trong số tiền lương đó là từ nông nghiệp là khu vực trả thấp nhất và chỉ có dưới 10% là từ các ngành dịch vụ - lĩnh vực có mức lương cao nhất. 

Một yếu tố khác trong công thức đưa đến thành tích giảm nghèo ấn tượng của Việt Nam được WB đề cập là việc chuyển đổi nông nghiệp, từ đó giúp giảm nghèo ở nông thôn. Theo tính toán của WB, thu nhập nông nghiệp phi trồng trọt tăng lên đã đóng góp khoảng 1,8 % vào tổng tỷ lệ giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số và khoảng 0,8% vào tỷ lệ giảm nghèo ở nông thôn tại nước ta. Thu nhập phi trồng trọt chiếm 205 tỷ lệ tăng số dân tộc thiểu số được phân loại là an toàn về mặt kinh tế từ năm 2014 tới năm 2016 - chỉ đứng sau sự đóng góp của tăng trưởng tiền lương. Bên cạnh đó, WB cũng cho rằng các doanh nghiệp gia đình có vai trò rất quan trọng để đạt được an ninh kinh tế của các hộ gia đình tại Việt Nam. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chú ý đảm bảo tăng trưởng bền vững

Dù tốc độ giảm nghèo của Việt Nam thời gian qua rất nhanh nhưng ông Obert Pimhidzai - Chuyên gia kinh tế cao cấp nhóm toàn cầu về giảm nghèo và công bằng của WB – cũng chỉ ra rằng Việt Nam hiện vẫn còn khoảng 9 triệu người vào năm 2016. Theo WB, người nghèo ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở vùng núi với khoảng 6,6 triệu trong số 9 triệu người nghèo ở nước ta là người dân tộc thiểu số. Dù chỉ chiếm 15% tổng dân số nhưng những người thuộc các dân tộc thiểu số đang chiếm 72% dân số nghèo hiện nay.

Trong những khó khăn chính mà các hộ nghèo ở Việt Nam phải đối mặt được WB chỉ ra là trình độ học vấn thấp. Theo Ngân hàng này, việc thiếu trình độ đã làm giảm khả năng tiếp cận với việc làm tốt hơn hoặc cơ hội hiệu quả cho người nghèo, dẫn đến thu nhập thấp. Minh chứng cho nhận định này là gần như tất cả người lớn ở các hộ nghèo đều có trình độ trung học hoặc thấp hơn vào năm 2014. Chỉ có 1 trong 4 lao động ở các hộ nghèo này có trình độ học vấn, có công việc được trả lương. 

Ông Ousmane Dione - Giám đốc Quốc gia của WB tại Việt Nam - bày tỏ ấn tượng trước những kết quả to lớn mà Việt Nam đã đạt được trong việc giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho hàng triệu người. Song, ông cũng cho rằng Việt Nam cần tiến hành những biện pháp để tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, giảm lạm phát và đảm bảo tăng trưởng bền vững trong tương lai. “Người dân không chỉ quan tâm hôm nay ăn gì mà quan tâm đến chất lượng sống, khả năng tiếp cận những dịch vụ căn bản như giáo dục, y tế, nhà ở… Các chính sách tăng trưởng bao trùm đưa ra là tăng cường cung cấp và tăng cường dịch vụ công, ví dụ nhà ở, cấp nước, vệ sinh môi trường”, ông nói.

Ngăn nút thắt nghẽn cản trở tăng trưởng 

Theo ông Pimhidzai, để đạt được mục tiêu duy trì sự giảm nghèo và chuyển dịch sang an ninh kinh tế, Việt Nam cần tập trung vào 3 ưu tiên chiến lược, bao gồm tăng năng suất lao động và đầu tư vào hạ tầng để duy trì việc làm và tăng lương mà không giảm khả năng cạnh tranh; thực hiện cải cách giáo dục nhằm đảm bảo sự công bằng trong các cơ hội và phát triển kỹ năng của lực lượng lao động; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp thông qua thay đổi mô hình sử dụng đất nông nghiệp và nâng cao kỹ năng cho nông dân nghèo.

Trong đó, liên quan đến vấn đề cải cách giáo dục, ông Pimhidzai cho hay, có một sự thực là một lượng lớn các nhà tuyển dụng nói rằng người xin việc thiếu những kỹ năng cần thiết cho công việc, ngay cả đối với những công việc cần tay nghề thấp. Do vậy, việc đầu tư vào phát triển kỹ năng sẽ làm tăng nguồn cung người lao động có năng lực, tạo điều kiện thuận lợi mở rộng chuỗi giá trị sang những hoạt động phức tạp hơn và hỗ trợ tăng trưởng những ngành mới. Mở rộng khả năng tiếp cận với giáo dục chất lượng cao giữa các nhóm không chỉ phát triển kỹ năng mà còn làm giảm bất bình đẳng và tăng cơ hội tiếp cận với những công việc được trả lương cao hơn cho tất cả mọi người. 

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á mới được công bố cũng chỉ ra rằng Việt Nam có lực lượng lao động hiệu quả dồi dào và mức tiền lương tương đối thấp. Đây là yếu tố giúp thu hút nguồn vốn FDI lớn, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu cần nhiều lao động. Tuy nhiên, sự thiếu hụt kỹ năng lao động đang nổi lên như một rào cản đối với việc thu hút FDI và đối với hoạt động kinh doanh nói chung. Theo ADB, từ 38 triệu người vào năm 2000, lực lượng lao động của Việt Nam dự báo sẽ đạt 56 triệu vào năm 2020. Mặc dù đã được tăng cường đầu tư, song năng lực đào tạo hiện tại của các trường, trung tâm dạy nghề không đủ để đáp ứng nhu cầu của lực lượng lao động. Hiện tại, chỉ có 20% người lao động trên cả nước có bằng đại học hoặc được đào tạo nghề bài bản. 

Do đó, việc mở rộng tiếp cận các trường, trung tâm dạy nghề đối với người lao động là yếu tố then chốt để thu hẹp sự thiếu hụt kỹ năng lao động của Việt Nam. ADB cũng khuyến nghị Việt Nam cần phải bắt tay vào công tác hiện đại hoá trường đại học và đào tạo nghề từ bây giờ để đảm bảo rằng vấn đề lao động thiếu hụt tay nghề sẽ không trở thành nút thắt nghẽn cản trở tương lai phát triển và tăng trưởng của đất nước. 

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.