Ám ảnh tiếng hát người phụ nữ Mông

Phụ nữ Mông trong các chợ phiên. (Ảnh minh họa: Internet)
Phụ nữ Mông trong các chợ phiên. (Ảnh minh họa: Internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Tiến cho biết tuy rằng anh không còn viết về “du ca của người Mông” nhưng tiếng hát của người phụ nữ Mông luôn ám ảnh anh bởi sự buồn bã, cô đơn..

“Những đỉnh núi du ca - một lối tìm về cá tính H’Mông” là công trình nghiên cứu về tộc người Mông của nhà nghiên cứu trẻ Nguyễn Mạnh Tiến. Anh đã tìm kiếm cho mình một lối tiếp cận khả dĩ nhất để giải mã những phản ứng phức tạp của tộc người vừa đặc biệt, vừa hấp dẫn nhưng cũng không ít bí ẩn. Trong cuốn sách này có một chương: Tiếng hát làm dâu - thân phận người phụ nữ Mông trong cấu trúc xã hội tộc người. Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Nguyễn Mạnh Tiến để làm rõ hơn nội dung này.

Theo anh, sự thiệt thòi trong hôn nhân của phụ nữ Mông có khác nhiều với phụ nữ người Kinh?

- Phụ nữ Mông vẫn quá nhiều thiệt thòi trong vị trí gia đình, dù không phải là tất cả. Vẫn có đó niềm ấm êm khi được anh chồng tốt, chồng hiền. Nhưng nhiều trường hợp sự nam quyền tỏ ra ác nghiệt.

Ở người Mông, gia đình một vợ một chồng là phổ biến, và rất ít khi ly dị. Hình ảnh người đàn ông Mông say rượu nằm bên vệ đường, người vợ ngồi cạnh đời chồng tỉnh, hoặc anh chồng nằm vắt ngang trên lưng ngựa, người vợ nắm đuôi ngựa, đi bộ theo sau chậm rãi, trở về sau phiên chợ tan trong ánh chiều tà đang lặn dần sau những dãi núi cao hẳn còn in trong tâm trí nhiều người về cái ấm êm gia đình vùng cao. Nếu chồng chết, người phụ nữ Mông có thể lấy em chồng hoặc ở vậy… Dân ca Mông khắc hoạ rất sâu và sống động nỗi khổ ải của kiếp làm dâu. Vì xuất phát từ việc trọng trai khinh gái, nhiều bậc sinh thành Mông sẵn sàng “tham thúng xôi vò, tham con lợn béo, tham vò rượu tăm (như người Việt) mà gả bán con: “Bởi vì cha mẹ em tham con trâu mộng đuôi trắng, vứt tuột em đi không cần ngắm chủ…” (Bùi Lan, Mạc Phi 1964) hay “Cha mẹ đã nhận tiền của họ, con không đi cha mẹ vác dao xả thịt, cha mẹ đã uống rượu của người, con không đi cha mẹ cầm roi đánh đuổi (Doãn Thanh 1984).

Vậy trong hoàn cảnh khốn khó đó, có nhiều phụ nữ Mông sẽ tìm lối thoát ra sao?

- Trong một nghiên cứu về bạo lực gia đình của hai tác giả Đặng Thi Hoa - Phạm Thị Kim Oanh ở người Mông tại Bắc Hà (Lào Cai) và Mộc Châu (Sơn La) cho biết qua khảo sát 400 hộ dân thì không có hộ nào kết hôn ngoài tộc người Mông. Trong đó, nổi lên vấn đề tự tử do mâu thuẫn gia đình là khá nhiều, chỉ trong năm 2005 có tới 13 vụ tự tử chết người, trong đó có 4 trường hợp do ăn lá ngón. Dù thế, người phụ nữ Mông không có thói quen ly dị nên cam chịu chấp nhận.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Tiến. (Ảnh: PV)

Nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Tiến. (Ảnh: PV)

Chính điều này lý giải một phần cho lý do vì sao dân ca làm dâu Mông lại cất lên đầy ai oán, bởi thân phận đau khổ của người phụ nữ bị đánh đập, hành hạ. Nhìn chung lại, những gì phản chiếu lại từ dân ca làm dâu của người Mông về cơ bản, thấy nổi lên một bầu không khí thật ảm đạm, đầy khổ não trong kiếp làm dâu của người phụ nữ - “Năm nay em đi làm dâu, thân khác gì thân trâu mang đeo ách” (Doãn Thanh 1984).

Vậy đâu là điểm sáng của người con gái Mông khi đi làm dâu?

- Người phụ nữ Mông vẫn có quyền hợp pháp giữ cho mình một tài sản kinh tế, bao gồm toàn bộ “tiền vốn” là “của hồi môn” khi lấy chồng mà cha mẹ đã cho. Đồng thời, trong gia đình người Mông, dù khốn khó thế nào, bao giờ cũng gắng chừa ra một mảnh đất tốt để người phụ nữ con dâu trồng lanh.

Mảnh đất ấy thuộc quyền cô dâu, và đương nhiên, vải vóc làm ra từ dệt lanh là nguồn lợi được công nhận toàn quyền sử dụng của người vợ, người con dâu trong gia đình. Khu vườn nhỏ bé đó vẫn nổi lên như biểu tượng cho quyền lợi và vị thế của phụ nữ trong cơ cấu xã hội tộc người. Điều ấy rất quan trọng, đó là biểu tượng của tấm thịnh tình và sự tôn trọng mà nhà chồng dành cho cô gái làm dâu.

Anh hiểu về cá tính tộc người và cá tính Mông tộc như thế nào?

- Đứng trước một sự kiện xã hội nào đó, nhất là những sự kiện mang tính biến cố, mỗi một tộc người lại có một cách thức lựa chọn, tâm thế ứng xử không giống nhau. Ví dụ, trong phong trào hạ sơn do nhà nước khuyến khích trong thế kỷ trước, những tộc người ở giữa núi như Dao chấp nhận hạ sơn, người Mông thì không thế, người Mông vẫn sinh sống trên các đỉnh núi.

Trong chính sách định cư, nhiều tộc chấp nhận và thích nghi, nhưng Mông ở một bộ phận rất lớn vẫn không chọn định cư mà chọn di cư “như một thói quen”. Trong cuộc sống, những mâu thuẫn nhỏ nhặt là bình thường với các tộc khác nhưng với Mông lại trở nên hết sức nghiêm trọng và vì thế chết vì tự vẫn là phổ biến trong xã hội Mông… Những khác biệt ấy, trong ứng xử tâm lý văn hóa đã qui định cá tính tộc người. Ở đây, tâm lý đã thành văn hóa rọi phóng ra ngoài. Số phận mỗi tộc người, ngoài các yếu tố ngoại quan, còn là sự qui định chính bởi yếu tố nội quan của cá tính tập thể đặc thù ấy.

Bộ từ khóa nhằm xác lập “cá tính Mông” trong lịch sử từ phân tích của tôi sẽ gồm: tâm thức lưu vong /di dân /mồ côi, ám ảnh Hán/ tự vẫn/nổi loạn/tự do/mộng mơ/tình yêu/tự trị tộc người/quyền lực miền núi. Bộ từ khóa này chỉ đến, chỉ có được sau những sống trải của tôi khi đi vào văn chương - văn hóa Mông.

Anh nghĩ gì về người Mông trong bức tranh quốc gia đa dân tộc Việt Nam?

- Ngày nay, người Mông là một trong nhiều tộc người của quốc gia Việt Nam đa tộc người và họ cũng như mọi tộc người ở Việt Nam hiện đại đang phải đối diện và biến đổi nhanh chóng bởi toàn cầu hóa. Nhưng trong quá khứ, người Mông từng là một trong vài mắt xích quan trọng hơn cả của miền núi phía bắc Việt Nam. Giữa hỗn độn của bức tranh tộc người, nhóm tộc người miền núi phía Bắc Việt Nam tồn tại đến cuối thế kỷ XIX hình thành hai lớp quyền lực chủ đạo. Lớp quyền lực vành đai núi thấp Mường - Thái (Tây Bắc) và Tày (Đông Bắc) là vành đai quyền lực nổi trội, sức mạnh của họ bao trùm toàn bộ các vùng núi.

(Ảnh minh họa: Internet)

(Ảnh minh họa: Internet)

Trong đấy, vượt thoát trên các đỉnh núi, chung cho cả của Đông Bắc và Tây Bắc, bởi sự kiêu hùng, thiện chiến và đông đảo, lại hình thành riêng lớp quyền lực của người Mông - quyền lực đỉnh núi. Các lớp quyền lực này tồn tại mối quan hệ liên đới phức tạp với nhau và với quyền lực của người Việt ở đồng bằng. Nước Việt Nam cổ truyền, nhìn từ núi, là một thực thể liên kết các trung tâm quyền lực chính trị - quân sự tộc người, trong đấy, sức mạnh người Việt ở các châu thổ là sức mạnh đã kiến tạo dân tộc - quốc gia.

Cám ơn anh về cuộc trò chuyện này!

Nguyễn Mạnh Tiến, quê quán Núi Đọ, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Hoạt động dân tộc tự do, nghiên cứu ngữ văn tộc người thiểu số. Hiện làm việc tại Viện Văn học. “Những đỉnh núi du ca - Một lối tìm về cá tính H’Mông” do Nhà xuất bản Thế giới ấn hành cuối năm 2014 là kết quả của hơn 3 năm liên tục tiến hành thực địa của nhà nghiên cứu độc lập Nguyễn Mạnh Tiến ở miền núi phía Bắc Việt Nam, trong đó, trọng tâm của hoạt động thực địa là ở cao nguyên đá Đồng Văn. Cuốn sách là một nghiên cứu khá đầy đủ về người Mông, đồng thời mở rộng phạm vi bàn luận ra những vấn đề liên quan đến các xã hội miền núi trong bối cảnh phát triển của lịch sử.

Trên nền tảng nghiên cứu tri thức liên ngành: ngữ văn, địa lý – nhân văn, phân tích tâm lý, sử học và dân tộc học, cuốn sách hướng đến các đặc điểm nền tảng làm thành tâm lý tập thể tộc người Mông. Trong đó, nghiên cứu và phân tích kho tàng văn chương truyền khẩu Mông – với vai trò là sự kiện xã hội tổng thể - đã giúp tác giả phát hiện và xây dựng bộ từ khoá (key words) nhằm xác lập cá tính Mông. Từ bộ từ khoá này, cá tính Mông được kiến tạo, giúp lý giải các động cơ sâu xa ẩn giấu đằng sau hành động, thói quen tập thể của người Mông từ quá khứ đến hiện đại, góp vào giải mã những phản ứng phức tạp của tộc người ở miền núi phía Bắc Việt Nam từng gây nhiều chú ý nhưng vẫn chứa đựng nhiều bí ẩn và phải đương đầu với nhiều thách thức ngày nay.

Đọc thêm

Dạy học là một thiên chức đạo đức

GS.TS Nguyễn Văn Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam. (Ảnh: ĐHSP).
(PLVN) - “Mỗi người đến với nghề giáo một cách khác nhau, nhưng điều quý giá hơn cả là trong sâu thẳm đều nặng tình yêu thương con người và mong muốn làm cho thế hệ tương lai tử tế hơn, khôn lớn hơn, trưởng thành hơn để chung tay làm cho xã hội văn minh hơn, đất nước giàu đẹp hơn”...

Chuyện về hiện vật đặc biệt tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Ban Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tiếp nhận hiện vật từ nữ luật sư người Mỹ Nancy Hollader trao tặng. (Nguồn: BTPNVN).
(PLVN) - Đầu tháng 11/2024, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã tiếp nhận hiện vật đặc biệt từ Luật sư Nancy Hollander - thành viên Phái đoàn Phụ nữ Hoa Kỳ tham gia cuộc gặp mặt với phụ nữ hai miền Nam - Bắc Việt Nam tại Jakarta, Indonesia năm 1965. Đó là vỏ của chai rượu vang tượng trưng cho tình hữu nghị và niềm hy vọng tương lai hòa bình giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ mà bà Nancy được Đoàn Phụ nữ Việt Nam tặng trong cuộc gặp mặt.

Khách tây thích thú trải nghiệm nhiều hoạt động du lịch ở Ninh Bình

 Nhóm 17 nữ du khách người Mỹ vừa có một buổi trải nghiệm đầy hào hứng tại cánh đồng xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, Ninh Bình.
(PLVN) - Những năm gần đây, du lịch Ninh Bình đặc biệt để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách từ nhiều nước trên thế giới tới tham quan, trải nghiệm. Để phát triển và thu hút khách hơn nữa, gần đây Ninh Bình đã cho triển khai các các tour dân dã khác như: tour cưỡi trâu, cấy lúa hay tour thêu thủ công truyền thống, bắt cá bằng nơm…

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

Mong sự bứt phá phim về đề tài lịch sử

Mong sự bứt phá phim về đề tài lịch sử
(PLVN) - Điện ảnh Việt Nam còn thiếu tác phẩm điện ảnh hay về đề tài lịch sử cũng là lý do làm cho nhiều người Việt hôm nay, nhất là giới trẻ, tìm đến phim về đề tài lịch sử (bao gồm phim dã sử, cổ trang) của nước ngoài hơn là phim về đề tài lịch sử của Việt Nam. Việc chuyển thể phim từ các tác phẩm văn học hoặc làm phim về lịch sử gặp nhiều thách thức, từ chính các nhà làm phim, tác giả, khán giả, nhà sản xuất, nhà quản lý…

Văn minh mùa họp lớp

Họp lớp nên được tổ chức vui vẻ, thoải mái. (Nguồn: Ngô Hà Anh)
(PLVN) - Càng gần ngày 20/11, những cuộc họp lớp được các cựu học sinh náo nức tổ chức. Bên cạnh niềm vui gặp lại thầy, cô giáo, bạn bè còn đó những nỗi lo khiến nhiều người e ngại khi tham gia các buổi họp lớp.

Mù Cang Chải, không lỡ hẹn mùa lúa vàng

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Khim Nọi - Thị trấn Mù Cang Chải. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Hàng năm vào dịp tháng 10, bước vào mùa lúa vàng, du khách thập phương rủ nhau về trẩy hội. Năm 2024, cơn bão số 3 (Yagi) đi qua khiến thiên đường ruộng bậc thang Mù Cang Chải có một mùa vàng đáng nhớ.

Suốt đời học làm thầy

Dẫu cho cuộc sống có đổi thay thế nào, vị trí, vai trò của một người thầy trong xã hội, trong hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ là không thay thế được. (Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Những lúc không bận bịu lên lớp hay bài vở, giáo án, anh vẫn thường miệt mài xem gì đó trên điện thoại, soạn gì đó trên máy tính, lúi húi ghi chép gì đó trong quyển sổ tay nhỏ mang bên người. Bạn bè hỏi, anh bảo anh đang học. Bạn bè đôi khi đùa, sao đi làm thầy giáo rồi mà cứ học học nữa học mãi vậy, định học đến giáo sư à? Thì anh chỉ cười thủng thẳng: Sự học là sự nghiệp suốt đời mà.

Những gì còn lại

Hình minh họa. (Nguồn: JV)
(PLVN) - Thi thoảng thầy kể về một câu chuyện nào đó của những năm về trước vô tình tôi bắt gặp hình ảnh của chính mình trong đó, chỉ thế thôi không cụ thể một niềm nhớ nào.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.