Ai tiếp tay cho khai thác cát trái phép trên lòng hồ chùa Hương Tích?

(PLVN) - Nhiều tháng nay trên lòng hồ chùa Hương Tích (tên gọi khác là đập Nhà Đường) ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh xuất hiện một chiếc thuyền sắt lớn trang bị cả máy nổ hiện đại hút cát trái phép rồi vận chuyển ra bãi tập kết trong lòng hồ bán công khai, trước sự thờ ơ của các cơ quan chức năng.

Nhận được phản ánh của người dân, Phóng viên Báo PLVN vào cuộc tìm hiểu và ghi nhận, để vào trong khu vực đập Nhà Đường hay lên chùa Hương tham quan người dân và du khách phải đi qua trạm barie kiểm soát của Ban quản lý khu di tích chùa Hương. Do đó, mọi hoạt động trong khu di tích-danh thắng cấp Quốc gia này được kiểm soát chặt chẽ.

Tuy nhiên, đi sâu vào bên trong, đặc biệt trong khu vực lòng hồ Nhà Đường lại có một chiếc thuyền sắt cỡ lớn, được thiết kế chuyên dụng cho việc hút và vận chuyển cát nằm khuất trong một con lạch. Một lão nông nhặt củi khô trôi dạt bên bờ đập Nhà Đường cho phóng viên biết: “Đây không phải là thuyền chở du khách tham quan chùa Hương mà thuyền khai thác cát. Thời điểm này thuyền nằm bờ vì đang giờ hành chính chưa dám đi làm, tầm trưa thuyền mới chạy”.

Cảnh khai thác cát trái phép trên hồ đập Nhà Đường.
Cảnh khai thác cát trái phép trên hồ đập Nhà Đường.
 
Cát được hút lên ô tô tải ngay trên bờ hồ đập Nhà Đường.
Cát được hút lên ô tô tải ngay trên bờ hồ đập Nhà Đường.

Theo thông tin của ông lão, phóng viên chờ đến tầm 10h trưa thì thấy chiếc thuyền nổ máy chạy tít sâu vào trong lòng hồ. Sau 2 giờ đồng hồ chiếc thuyền ì ạch đi ra trên bong thuyền chở đầy cát. Điều khiển chiếc thuyền là 3 thanh niên xăm trổ đầy mình. Thuyền vừa về bãi tập kết trong con lạch đã có một chiếc xe tải chờ sẵn để bơm cát lên chở ra khỏi khu vực đập Nhà Đường.

Để tiếp cận các đối tượng khai thác cát lậu, phóng viên đã đóng giả du khách tham quan chùa Hương bằng đường bộ, thấy có cát nên muốn tham khảo giá cát để mua ít xe về làm nhà. Chủ thuyền khai thác cát cho biết: Cát ở đây được đặt trước cả rồi, khai thác lên có người đến lấy, giá bơm tại hồ hơn 200 ngàn đồng/m3. Cụ thể hơn các anh lại hỏi bác tài, chở về thị trấn Nghèn một xe tải tầm 7-8m3 cũng phải hơn 2,5 triệu đồng".

Thấy chúng tôi chê đắt, chủ thuyền và tài xế xe tải trần tình:  “Để khai thác và chở được xe cát về thị trấn cũng phải qua nhiều cửa lắm. Mặc dù giá cát có cao, nhưng cát ở đây sạch nên khai thác không kịp ấy chứ”.

Clip ghi lại hoạt động khai thác cát trái phép trong lòng hồ đập Nhà Đường:

 

Theo thông tin của ông lão, phóng viên chờ đến tầm 10h trưa thì thấy chiếc thuyền nổ máy chạy tít sâu vào trong lòng hồ. Sau 2 giờ đồng hồ chiếc thuyền ì ạch đi ra trên bong thuyền chở đầy cát. Điều khiển chiếc thuyền là 3 thanh niên xăm trổ đầy mình. Thuyền vừa về bãi tập kết trong con lạch đã có một chiếc xe tải chờ sẵn để bơm cát lên chở ra khỏi khu vực đập Nhà Đường.

Để tiếp cận các đối tượng khai thác cát lậu, phóng viên đã đóng giả du khách tham quan chùa Hương bằng đường bộ, thấy có cát nên muốn tham khảo giá cát để mua ít xe về làm nhà. Chủ thuyền khai thác cát cho biết: Cát ở đây được đặt trước cả rồi, khai thác lên có người đến lấy, giá bơm tại hồ hơn 200 ngàn đồng/m3. Cụ thể hơn các anh lại hỏi bác tài, chở về thị trấn Nghèn một xe tải tầm 7-8m3 cũng phải hơn 2,5 triệu đồng".

Thấy chúng tôi chê đắt, chủ thuyền và tài xế xe tải trần tình:  “Để khai thác và chở được xe cát về thị trấn cũng phải qua nhiều cửa lắm. Mặc dù giá cát có cao, nhưng cát ở đây sạch nên khai thác không kịp ấy chứ”.

Để làm rõ việc khai thác cát trái phép trên đập Nhà Đường thuộc khu di tích chùa Hương Tích, chiều 20/8, phóng viên Báo PLVN đã làm việc với cơ quan chức năng tại đây.

Ông Nguyễn Duy Vỵ -Trưởng Ban Quản lý khu du lịch chùa Hương Tích cho biết: Ban quản lý khu di tích Chùa Hương chỉ quản lý về mặt du lịch còn về tài nguyên trên lòng hồ, tài sản cây cối trên rừng phòng hộ thuộc về các đơn vị khác quản lý như Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh và Kiểm lâm. Ban quản lý chùa Hương Tích phối hợp, khi nào phát hiện có sự bất thường như khai thác lâm sản thì báo cho Kiểm lâm, còn khai thác tài nguyên khoáng sản trên hồ thì báo cho Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh.

“Trong quá trình quản lý, vận hành thuyền đưa khách du lịch, vãn cảnh Chùa Hương chúng tôi phát hiện chiếc thuyền của ông Chín (người dân ở trong khu vực lòng hồ Nhà Đường) chở cát chúng tôi cũng đã báo với tổ quản lý của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh. Tổ quản lý này có trụ sở đóng ngay dưới chân đập hồ Nhà Đường” - ông Vỵ nói.

Trao đổi với phóng viên, đại diện UBND xã Thiên Lộc (huyện Can Lộc), ông Nguyễn Thanh Cảnh, Phó Chủ tịch UBND xã Thiên Lộc cho biết sẽ cho lực lượng kiểm tra theo phản ánh của phóng viên về việc khai thác cát trên hồ Nhà Đường.

"Hồ Nhà Đường thuộc địa bàn xã Thiên Lộc nhưng quản lý khai thác hồ này thì thuộc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh.Khai thác cát trên lòng hồ Nhà Đường là trái phép, vì khu vực này chưa có đơn vị hay cá nhân nào được nhà nước cấp phép khai thác cát” - ông Cảnh cho biết thêm.

Đọc thêm

Hành động vì khí hậu sau COP29: Hành trình mới và cam kết mạnh mẽ

COP29 đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. (Ảnh: UNFCCC)
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 29 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. Đây được coi là một thành tựu đáng kể, mở ra cơ hội cho việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả hơn về mặt chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những hứa hẹn, thị trường carbon toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả và công bằng.

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.