9 nhóm thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 43/2021/NĐ-CP quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm bao gồm 9 nhóm thông tin, trong đó các nhóm thông tin về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là những dữ liệu gốc. Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan chủ quản Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm. 

Đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ về bảo hiểm của công dân

Nghị định nêu rõ, Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về BH là CSDLQG lưu trữ thông tin về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và thông tin về y tế, an sinh xã hội được cơ quan có thẩm quyền ghi nhận và đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ về bảo hiểm (BH) của công dân. CSDLQG về BH được xây dựng, quản lý tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương; được cập nhật đầy đủ, chính xác và kịp thời ngay sau khi các thủ tục hành chính, nghiệp vụ có liên quan đã hoàn thành...; được lưu trữ, bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin.

Theo đó, Nghị định quy định, CSDLQG về BH bao gồm 9 nhóm thông tin, trong đó các nhóm thông tin về BHXH, BHYT, BHTN là những dữ liệu gốc. Cụ thể:

Thứ nhất, dữ liệu cơ bản cá nhân bao gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; dân tộc; quốc tịch; nơi đăng ký khai sinh; quê quán, nơi thường trú; họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp.

Thứ hai, thông tin liên hệ của công dân; Thứ ba, nhóm thông tin về hộ gia đình: Mã hộ gia đình; địa chỉ; danh sách các thành viên trong hộ gia đình; Thứ tư, nhóm thông tin về BHXH: Mã số BHXH; mã đơn vị quản lý người tham gia; cơ quan BHXH quản lý; loại đối tượng BHXH; phương thức đóng; quá trình đóng, hưởng BHXH, BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; mã số thuế.

Thứ năm, nhóm thông tin về BHYT: Mã mức hưởng; loại đối tượng; nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu; thời điểm hết hạn; thời điểm đủ 05 năm liên tục; quá trình đóng, hưởng. Thứ sáu, nhóm thông tin về BHTN: Quá trình đóng, hưởng; thời gian đóng BHTN được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thứ bảy, nhóm thông tin về người sử dụng lao động gồm: Tên; mã số doanh nghiệp/số quyết định thành lập; mã số thuế; địa chỉ trụ sở chính; ngành, nghề kinh doanh (hoặc ngành, nghề kinh doanh chính)/lĩnh vực hoạt động; số điện thoại, thư điện tử; loại hình doanh nghiệp/loại hình tổ chức; phương thức đóng; Thứ tám, nhóm thông tin cơ bản về y tế. Thứ chín, nhóm thông tin về an sinh xã hội.

CSDLQG về BH được dùng chung cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Về cách thức khai thác, sử dụng dữ liệu, Nghị định quy định, cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng dữ liệu từ CSDLQG về BH qua Cổng dữ liệu quốc gia, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam và các hình thức khác do cơ quan có thẩm quyền cung cấp. Có quyền trích xuất thông tin của mình trong CSDLQG về BH. Dữ liệu trích xuất được ký số của BHXH Việt Nam và có giá trị như văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cung cấp.

Cơ quan, tổ chức không được yêu cầu cá nhân cung cấp các giấy tờ liên quan nếu đã khai thác được thông tin của cá nhân từ CSDLQG về BH.

BHXH Việt Nam là cơ quan chủ quản 

Tại Nghị định này, Chính phủ giao BHXH Việt Nam là cơ quan chủ quản CSDLQG về BH, có trách nhiệm chủ trì xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng CSDLQG về BH; chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc xây dựng quy trình thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin trong CSDLQG về BH; 

Cung cấp dữ liệu của CSDLQG về BH theo các quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 9/4/2020 về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước; kết nối, cung cấp dữ liệu từ CSDLQG về BH lên Cổng dữ liệu quốc gia phục vụ cơ quan, tổ chức và cá nhân khai thác thông tin theo quy định; việc kết nối, chia sẻ thông tin phải đảm bảo bí mật nhà nước, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, đời sống riêng theo quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam rà soát các quy định, thủ tục trong lĩnh vực BHXH, BHTN và BHYT để đơn giản hóa giấy tờ cá nhân trên cơ sở sử dụng dữ liệu từ CSDLQG về BH; quản lý, vận hành hệ thống hoạt động thông suốt, liên tục, đảm bảo điều kiện hạ tầng phục vụ kết nối, trao đổi dữ liệu theo quy định; chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng phương án, giải pháp ứng cứu sự cố về an toàn thông tin, an ninh mạng cho hệ thống thông tin CSDLQG về BH, xây dựng và thực hiện giải pháp giám sát an toàn hệ thống thông tin CSDLQG về BH; 

BHXH Việt Nam cũng là cơ quan chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành theo thẩm quyền quy định kỹ thuật về cấu trúc dữ liệu trao đổi, các quy chế, quy trình chia sẻ dữ liệu trong phạm vi dữ liệu chuyên ngành thuộc thẩm quyền quản lý, ban hành quy chế khai thác, sử dụng dữ liệu của CSDLQG được giao làm chủ quản, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành thuộc phạm vi quản lý của mình.        

Đọc thêm

Hướng dẫn nguồn kinh phí thực hiện sắp xếp bộ máy theo Nghị định 178

Bộ Tài chính hướng dẫn nguồn kinh phí thực hiện sắp xếp bộ máy theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP. (Ảnh: H.T)
(PLVN) - Bộ Tài chính mới ban hành Thông tư 07/2025/TT-BTC hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức (CBCC), viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

longform 7 bước trong quy trình soạn thảo trong Dự Thảo Luật Ban Hành VBQPPL (sửa đổi)

 7 bước trong quy trình soạn thảo trong Dự Thảo Luật Ban Hành VBQPPL (sửa đổi)
(PLVN) -  Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sửa đổi đề xuất áp dụng quy trình 7 bước nhằm hiện đại hóa và tăng cường hiệu quả xây dựng các văn bản pháp lý. Quy trình được xây dựng dựa trên nguyên tắc “chính sách đã được thông qua” và sự tham gia của các bên liên quan từ khâu soạn thảo đến công bố.

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không được đi lễ hội trong giờ hành chính

Ảnh minh họa: Người dân đi lễ Chùa Trấn Quốc dịp đầu năm mới.
(PLVN) - Nhằm tăng cường quản lý về công tác tôn giáo và lễ hội Xuân 2025, Bộ Nội vụ đã có công văn số 342/BNV-TGCP ngày 15/1/2025 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác QLNN về tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân 2025. Trong đó, quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc; tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính…

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025
Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật; vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025.