9 cựu cán bộ của Tập đoàn Vinashin bị truy tố

Viện KSND tối cao vừa tống đạt cáo trạng truy tố 9 bị can trong vụ án "Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại tập đoàn Vinashin.

Viện KSND tối cao vừa tống đạt cáo trạng truy tố 9 bị can trong vụ án "Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại tập đoàn Vinashin.

Theo đó, 9 bị can là Phạm Thanh Bình, (nguyên Chủ tịch HĐQT Vinashin); Trần Quang Vũ (nguyên Tổng giám đốc  Vinashin); Trần Văn Liêm (nguyên Trưởng ban kiểm soát Vinashin); Nguyễn Tuấn Dương,(nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư Cửu Long); Tô Nghiêm (nguyên Chủ tịch Công ty TNHH MTV công nghiệp tàu thủy Cái Lân); Trịnh Thị Hậu (nguyên TGĐ Công ty tài chính MTV công nghiệp tàu thủy); Hoàng Gia Hiệp (nguyên Phó TGĐ Công ty Tài chính MTV Công nghiệp tàu thủy); Nguyễn Văn Tuyên (nguyên TGĐ Công ty CP công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh); Đỗ Đình Côn (nguyên Phó TGĐ Công ty CP công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh).

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Theo cáo trạng từ Viện KSND, năm 2001, tập đoàn Vinashin mua tàu MV Rayna từ Campuchia với giá 1,22 triệu USD để phá dỡ bán sắt vụn. Nhưng sau 1 thời gian, thấy chất lượng còn tốt nên hoán cải thành tàu hút bùn lấy tên là Bạch Đằng Giang và giao cho Công ty tàu Viễn Dương khai thác, quản lý. Đến năm 2005, Vinashin cho Công ty Viễn Dương vay 106 tỉ đồng trích từ trái phiếu quốc tế để tiếp tục hoán cải.

Tiếp đó, ông Phạm Thanh Bình ký quyết định bàn giao lại con tàu này cho Công ty Nam Triệu quản lý và lên phương án hoán cải thành khách sạn nổi 4 sao. Nhưng sau đó, do chi phí hoán cải quá cao nên Công ty Nam Triệu lập tờ trình xin bán tàu. Vì không có người mua nên ông Trần Quang Vũ quyết định bán thanh lý vỏ tàu với giá hơn 66 tỉ đồng mặc dù phương án này chưa được Vinashin phê duyệt. Hành vi của ông Vũ đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 27 tỉ đồng.

Đối với dự án tàu Bình Định Star, các bị can liên quan đã cấu kết nhau ký duyệt giải ngân hàng chục tỉ đồng từ nguồn vốn phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ mà không thẩm định hồ sơ vay vốn, chưa được Hội đồng quản lý nguồn vốn phê duyệt, khiến dự án này mất khả năng thu hồi vốn, thiệt hại hơn 2 triệu USD.

Không những thế, ông Phạm Thanh Bình còn có nhiều sai phạm đặc biệt nghiêm trọng trong dự án mua tàu cao tốc Hoa Sen, trên cơ sở đề nghị của Vinashin, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo cho tập đoàn này đóng mới tàu biển cao tốc chở khách Bắc Nam.

Mặc dù vậy, ông Bình đã không thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cho các thành viên HĐQT, tự ý mua tàu Hoa Sen là tàu cũ của Ý để làm tàu chở khách.

Việc mua sắm con tàu này, cơ quan điều tra cũng đã phát hiện hàng loạt sai phạm khác như quyết định phê duyệt dự án đầu tư mua tàu trước khi lập và thẩm định dự án, không làm thủ tục thẩm tra để được cấp giấy chứng nhận đầu tư, không thực hiện chào hàng cạnh tranh dẫn đến tàu Hoa Sen được đầu tư trên 65 triệu euro nhưng chỉ chạy được 39 chuyến Bắc - Nam thì phải dừng lại, dẫn đến thiệt hại gần 470 tỉ đồng.

Trong khi chưa báo cáo Thủ tướng Chính phủ, chưa có ý kiến thẩm định của các cơ quan chức năng thì ông Bình đã vội vã phê duyệt thực hiện xây dựng NMNĐ Sông Hồng. Ước tính tổng thiệt hại các bị can gây thiệt hại khoảng 907 tỷ đồng của Nhà nước.

Cũng theo cáo trạng, năm 2003, tập đoàn Vinashin đã tổ chức đấu thầu dự an xây dựng NMNĐ diezel Cái Lân tại Quảng Ninh (tổng mức đầu tư gần 508 tỉ đồng).

Ông Phạm Thanh Bình và ông Tô Nghiêm đã bàn bạc giúp cho nhà thầu Na Uy trúng thầu trong khi có 4 nhà thầu cùng tham gia. Bên cạnh đó, nhà thầy Na Uy lại chào bán công nghệ máy móc thiết bị đã qua sử dụng lắp đặt tại Trung Quốc, không đúng thông số kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế.

Không những thế, ông Phạm Thanh Bình đã chỉ đạo ông Nghiêm thanh toán số tiền trên 3,5 triệu USD cho nhà thầu khi dự án chưa hoàn thành, chưa chạy thử tải.

Vì máy móc, thiết bị chất lượng quá thấp dẫn đến dự án liên tục bị thua lỗ. Đến năm 2009 phải dừng hoạt động, thiệt hại khoảng 66 tỉ đồng.

Ngoài dự án NMNĐ, dự án xây dựng NMNĐ Sông Hồng các bị can cũng  nhập máy móc công nghệ cũ, lạc hậu. Thậm chí, các bị can có liên quan còn thông đồng nhau làm hồ sơ giả để rút tiền từ nguồn trái phiếu quốc tế…

Hoàng Phan

Đọc thêm

Khởi tố 4 cán bộ liên quan sai phạm trong công tác tuyển sinh

Năm học 2021 - 2022, có 36/60 học sinh tuyển sinh không đúng quy định vào Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Quan Hóa.
(PLVN) - Ngày 10/1, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố 4 bị can về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến vụ sai phạm trong tuyển sinh tại Trường phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú THCS huyện Quan Hóa.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Ông Trần Đình Triển bị phạt 3 năm tù

Luật sư Trần Đình Triển. (Ảnh: Facebook Trần Đình Triển)
(PLVN) - Bị cáo Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân, bị tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt 3 năm tù vì tội lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Bắt giam Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ

Cơ quan công an đọc lệnh bắt Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ.
(PLVN) - Ngày 10/1, Cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ và Cao Tiến Hạnh, nguyên Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ, với cùng tội danh “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng
(PLVN) -  Đường dây nóng 114 hoạt động 24/24h trong ngày, tiếp nhận cuộc gọi của người dân yêu cầu cứu hộ cứu nạn khi xảy ra cháy, nổ, mắc kẹt, đuối nước, sạt lở đất, sập nhà… Tuy nhiên, nếu gọi đến 114 để thông báo một vụ cháy không có thật, người gọi sẽ bị xử phạt.