5 nạn nhân còn vùi sâu vụ sạt lở mỏ than Phấn Mễ

Tại cuộc họp nhanh sáng qua - 16/4, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Dương Ngọc Long yêu cầu, bằng mọi biện pháp nghiệp vụ và phương tiện, phải quyết tâm tìm bằng được 5 thi thể nạn nhân còn đang bị vùi lấp dưới đống đổ nát, đồng thời cần có phương án di dời các hộ dân liền kề có nguy cơ bị sạt lở ra khỏi vùng nguy hiểm, qui hoạch nơi ở mới cho người dân…

Điện thoại của nạn nhân vẫn đổ chuông

Tại cuộc họp nhanh sáng qua - 16/4, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Dương Ngọc Long yêu cầu, bằng mọi biện pháp nghiệp vụ và phương tiện, phải quyết tâm tìm bằng được 5 thi thể nạn nhân còn đang bị vùi lấp dưới đống đổ nát, đồng thời cần có phương án di dời các hộ dân liền kề có nguy cơ bị sạt lở ra khỏi vùng nguy hiểm, qui hoạch nơi ở mới cho người dân…

Công tác tìm kiếm khó khăn vì lượng đất đá thải rất lớn.
Công tác tìm kiếm khó khăn vì lượng đất đá thải rất lớn.

Khó khăn và nguy hiểm

Như PLVN đã đưa tin, rạng sáng 15/4, tại địa bàn xóm Khuôn I xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng tại bãi thải số 3 của Cty CP Gang thép Thái Nguyên - Mỏ than Phấn Mễ. Vụ sạt lở kinh hoàng xảy ra khi trời còn chưa sáng, cả xóm còn đang chìm trong giấc ngủ nên thiệt hại nặng nề: 1 người chết, 1 người bị thương và 5 người dân bị mất tích, 10 hộ dân bị đất lấp hoàn toàn nhà cửa và hoa màu.

Từ sáng qua (16/4), lực lượng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn tỉnh Thái Nguyên đã tăng cường 6 chó nghiệp vụ của Bộ Công an để xác định các vị trí người bị vùi lấp; ngoài ra, còn bố trí thêm 5 máy xúc hoạt động hết công suất nhưng càng tiến sâu vào trong thì lượng đất đá càng nhiều, độ cao càng lớn nên rất khó khăn và nguy hiểm cho lực lượng cứu hộ. Tại bãi thải xuất hiện thêm các vết nứt, thậm chí có nhiều vết nứt khá lớn, thêm mưa phùn khiến cho khối đất đá thấm nước trở nên dễ sạt lở hơn.

Đến 13h chiều qua - 16/4, Ban Chỉ đạo cứu hộ đã mời Cty CP Nghiên cứu Môi trường địa chất và bảo vệ sức khỏe mang máy dò tìm địa chất bằng tia phóng xạ. Ông Trần Văn Long - Phó Chủ tịch xã Phục Linh - cho biết, nhờ máy định vị, đã xác định được vị trí các ngôi nhà bị vùi lấp; đã tìm thấy bình gas, xe đạp, rơm rạ nhưng đến 17 giờ chiều, chưa có thêm bất kỳ nạn nhân nào được tìm thấy.

Trao đổi qua điện thoại với phóng viên PLVN, ông Đặng Viết Thuần - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên - cho biết: “Tất cả các lực lượng chức năng vẫn bám hiện trường. Công tác tìm kiếm 5 nạn nhân bị mất tích trong đống đất đá vẫn được các lực lượng chức năng của tỉnh Thái Nguyên triển khai tích cực, khẩn trương nhưng vẫn chưa có nạn nhân nào được tìm thấy”. Sáng qua, trong lúc đang tìm kiếm, lực lượng cứu hộ thử gọi điện vào số điện thoại của bà Nguyễn Thị Hoàn, vẫn thấy đổ chuông nhưng chưa xác định được vị trí nạn nhân bị vùi lấp.

Những hộ dân bị mất hết nhà cửa hiện đang phải ở tạm tại Nhà văn hóa của xóm Khuôn 1, xã Phục Linh, huyện Đại Từ. Theo thông tin từ Ban tổ chức cứu nạn, các nạn nhân bị vùi sâu dưới lớp đất cao khoảng 15m. Khó khăn cho lực lượng cứu hộ là trời đổ mưa nhỏ, toàn bộ khu vực bị mất điện do đường dây điện bị đất đá vùi lấp, gãy bốn cột điện cao thế có điện lưới 35kV.

Ông Phạm Duy Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Từ - cho biết, rất khó xác định vị trí người bị nạn vì mặt bằng rộng, lượng đất đá thải rất lớn. Khoanh vùng, tìm kiếm tập trung, bước đầu đã có hàng trăm mét khối đất đá được đào bới lên, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy một số vật dụng của gia đình bị vùi lấp. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng do một lượng đất đá sạt xuống quá lớn, các ngôi nhà đã bị đẩy và vùi lấp ra xa diện tích sinh sống ban đầu nên rất khó xác định vị trí các nạn nhân cần tìm kiếm. Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên khẳng định, tỉnh quyết tâm huy động mọi phương tiện kỹ thuật và nhân lực để phục vụ công tác cứu nạn.

Nguy cơ sạt lở tiếp

Ngoài việc ưu tiên tìm kiếm các nạn nhân bị mất tích, UBND tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo các ngành liên quan và UBND huyện Đại Từ bố trí chỗ ăn ở và sinh hoạt cho các hộ dân bị mất nhà cửa, tài sản; có phương án đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực, ổn định dư luận quần chúng nhân dân.

Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên cũng yêu cầu tất cả các cơ sở, DN đang tiến hành khai thác khoáng sản trên địa bàn tiến hành kiểm tra, rà soát ngay các hoạt động khai khoáng sản của đơn vị mình, tránh để ảnh hưởng xấu đến môi trường, xử lý kịp thời những vị trí có nguy cơ mất an toàn.  Ông Phạm Duy Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên - cho rằng cần phải  di chuyển tiếp 8 hộ dân ở gần  khu vực sạt lở ra khỏi khu vực nguy hiểm, về lâu dài cũng phải tính đến quy hoạch nơi ở mới cho người dân.

Còn theo những người dân nơi đây,  sống ở khu vực này quá nguy hiểm. Đây không phải là lần đầu tiên người dân xã Phục Linh, Đại Từ, Thái Nguyên chịu cảnh sạt lở kinh hoàng từ bãi phế thải khổng lồ Phấn Mễ do Cty CP Gang thép Thái Nguyên chủ quản. Hiện tượng sạt lở đã từng diễn ra hai lần, một lần năm 1998, một lần năm 2006. Cách đây không lâu, tại Mỏ than Phấn Mễ, một vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra vào chiều ngày 29/4/2011. Vụ nổ xảy ra tại giếng khai thác có độ sâu hơn 100m. Một công nhân  là Phạm Bá Phương (SN 1979) tử vong tại chỗ. Một công nhân khác là Trần Như Long bị bỏng sâu và phải đưa đi cấp cứu. Sự việc nổ giếng than xảy ra chưa được bao lâu, đơn vị khai thác lại tiếp tục cho khai thác tận thu...

Theo thống kê ban đầu của UBND huyện Đại Từ , thiệt hại do vụ sạt lở bãi thải của Mỏ than Phấn Mễ gây ra là khoảng 15 tỷ đồng.

* Ông Đặng Viết Thuần, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên: “Hy vọng sống sót của những nạn nhân là không còn”

 - Trước mắt công tác cứu hộ cứu nạn được đặt lên hàng đầu. Chúng tôi tập trung toàn bộ nhân lực và vật lực tìm kiếm những nạn nhân còn bị vùi trong phế liệu và đống đổ nát. Hy vọng sống sót của những nạn nhân là không còn. Tuy nhiên có tuyệt vọng thì vẫn cứ phải đào đến cùng.

* Ông Phạm Hồng Quân, Phó Tổng Giám đốc Cty CP Gang thép Thái Nguyên: “Chưa thể qui trách nhiệm chính cho ai”

- Cty đã nhiều lần đề xuất di dời những hộ dân sống trong vùng nguy hiểm. Việc di dời đã tính nhiều lần nhưng còn vướng nhiều khâu, nhiều chỗ, có cả phía chính quyền cả phía người dân. Người dân thì không đồng ý đến phương án đền bù còn phía chính quyền cũng chưa tính toán và cho phương án rõ ràng. Hiện tại, chúng tôi đang nỗ lực hết sức cứu hộ cứu nạn và lo cho những người còn sống đó thôi. Cụ thể trách nhiệm chính thì phải bàn sau chứ giờ không thể quy cho ai.

Thanh Quý

Đọc thêm

Khởi tố 4 cán bộ liên quan sai phạm trong công tác tuyển sinh

Năm học 2021 - 2022, có 36/60 học sinh tuyển sinh không đúng quy định vào Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Quan Hóa.
(PLVN) - Ngày 10/1, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố 4 bị can về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến vụ sai phạm trong tuyển sinh tại Trường phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú THCS huyện Quan Hóa.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Ông Trần Đình Triển bị phạt 3 năm tù

Luật sư Trần Đình Triển. (Ảnh: Facebook Trần Đình Triển)
(PLVN) - Bị cáo Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân, bị tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt 3 năm tù vì tội lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Bắt giam Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ

Cơ quan công an đọc lệnh bắt Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ.
(PLVN) - Ngày 10/1, Cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ và Cao Tiến Hạnh, nguyên Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ, với cùng tội danh “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng
(PLVN) -  Đường dây nóng 114 hoạt động 24/24h trong ngày, tiếp nhận cuộc gọi của người dân yêu cầu cứu hộ cứu nạn khi xảy ra cháy, nổ, mắc kẹt, đuối nước, sạt lở đất, sập nhà… Tuy nhiên, nếu gọi đến 114 để thông báo một vụ cháy không có thật, người gọi sẽ bị xử phạt.