5 câu hỏi về COVID-19 mà các nhà khoa học chưa trả lời được

0:00 / 0:00
0:00
Gần hai năm sau khi tình trạng khẩn cấp vì dịch bệnh được ban bố tại Mỹ, các chuyên gia vẫn đang đau đầu trước nhiều câu hỏi về COVID kéo dài, hiệu quả của vaccine…

Phân tích mẫu xét nghiệm COVID-19 tại phòng thí nghiệm ở Houston, Mỹ. Ảnh: Getty Images

Sau hai năm, số người chết vì COVID-19 tại Mỹ sắp chạm cột mốc buồn – 1 triệu người. Cùng lúc, hàng chục triệu người Mỹ đã nhiễm COVID-19, phải nhập viện. Thế nhưng giới khoa học vẫn đang cố gắng tìm hiểu nhiều khía cạnh liên quan đến đại dịch. Dưới đây là 5 câu hỏi nổi bật.

1. Cần bao nhiêu mũi vaccine tăng cường?

Do hiệu lực bảo vệ của vaccine suy giảm theo thời gian, trong khi các biến chủng liên tục biến đổi, giới chuyên gia y tế cho rằng việc tiêm mũi tăng cường, mũi nhắc lại sẽ thành thông lệ. Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) mới đây đã cập nhật hướng dẫn y khoa, cho rằng người có hệ miễn dịch yếu có thể tiêm mũi vaccine thứ tư. Cùng lúc, Israael, Đức và nhiều nước khác đang nghiên cứu hiệu quả của mũi thứ tư trước khi triển khai tiêm chủng đối với toàn dân.

Chủ tịch tập đoàn Moderna, ông Stephen Hoge từng khẳng định mỗi người cần tiêm mũi nhắc để ngừa COVID-19 theo mùa, giống với bệnh cúm thông thường, ít nhất là để bảo vệ nhóm có nguy cơ cao, giảm thiểu diễn tiến nặng nếu mắc bệnh.

2. Miễn dịch vaccine kéo dài bao lâu?

Thời điểm mũi vaccine đầu tiên được đưa vào tiêm chủng ở Mỹ là tháng 12/2020. Hai mẫu vaccine được cho là hiệu quả nhất Moderna và Pfizer/BioNTech đều sử dụng cách tiếp cận riêng: Dùng RNA thông tin (mRNA) dạy các tế bào cách tạo ra một loại protein kích hoạt phản ứng miễn dịch bên trong cơ thể trước virus.

Công nghệ vaccine dựa trên mRNA đã được nghiên cứu trong nhiều thập kỉ, nhưng đây là lần đầu tiên vaccine dạng này được đưa ra thị trường và chương trình tiêm chủng. Các nhà khoa học vẫn tiếp tục thu thập thông tin về hiệu quả vaccine cũng như câu hỏi sau bao lâu vaccine giảm hiệu lực bảo vệ.

Trong báo cáo gần đây, CDC cho biết khả năng bảo vệ của vaccine mRNA trong ngăn chặn tình trạng bệnh nặng phải nhập viện suy giảm đáng kể 4 tháng sau khi tiêm, kể cả là mũi tăng cường. Cụ thể, hiệu lực bảo vệ này đạt 96% trong hai tháng sau mũi tiêm thứ ba, nhưng giảm xuống còn 76% sau thời gian 4 tháng.

3. Liệu có xuất hiện các biến chủng nguy hiểm như Delta hay Omicron hay không?

Virus liên tục đột biến. Đôi khi những đột biến này xuất hiện nhanh và biến mất cũng nhanh. Nhưng trong một số trường hợp, chúng tồn tại lâu và gây ra bùng phát mức độ lây nhiễm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong hai năm qua, virus SARS-CoV-2 đã biến đổi và tạo ra 5 biến thể đáng quan tâm, dựa trên tiêu chí đánh giá về mức độ lây lan nghiêm trọng, làm giảm hiệu quả các biện pháp điều trị, nguy cơ chuyển bệnh nặng.

Virus SARS-CoV-2 liên tục xuất hiện đột biến. Ảnh: Reuter

Tháng 9/2021, WHO hạ biến thể Alpha, Beta, Gamma xuống mức “biến thể cần giám sát”, trong khi vẫn giữ nguyên mức đánh giá với Delta và Omicron.

Đến tháng 2 này, biến thể Omicron suy yếu tại Mỹ. Nhưng lại xuất hiện biến thể phụ của Omicron là BA.2, với khả năng lây nhiễm còn mạnh hơn 30% so với biến thể gốc Omicron. Giới chuyên gia cảnh báo dịch bện càng kéo dài và còn một số lượng lớn người chưa được tiêm, virus sẽ có cơ hội lây lan và đột biến. Việc dựng bản đồ, xác định biến chủng mới nằm trong khả năng, nhưng cần nhiều thời gian để xem xét, đánh giá mức độ nghiêm trọng của biến thể.

4. Tại sao COVID-19 khiến nhiều người mắc bệnh nặng, trong đó có cả hội chứng COVID-19 kéo dài?

Virus SARS-CoV-2 gây ra nhiều triệu chứng, từ đau đầu, mệt, sốt, buồn nôn, mất vị giác, mất khứu giác… Các nhà khoa học vẫn đang tìm kiếm các mảnh ghép để xác định đối tượng nào dễ mắc các biểu hiện bệnh này, nhưng họ vẫn chưa có câu trả lời cho việc tại sao có người chuyển bệnh nặng, có người chỉ ở thể nhẹ.

Tuổi tác dĩ nhiên là biến số lớn nhất có liên quan đến xu hướng bệnh nặng, ông Gigi Gronvall, học giả cao cấp tại Trung tâm An sinh Y tế thuộc Trung tâm Johns Hopkins chia sẻ. Thế nhưng vẫn có nhiều trường hợp người 20-30 tuổi, trẻ em thiệt mạng vì nhiễm COVID-19, trong khi mọi chỉ dấu cho thấy họ thuộc nhóm bệnh nhẹ.

Giới khoa học cũng đang cố tìm hiểu chứng COVID kéo dài (long COVID) – một loạt những triệu chứng xuất hiện ở người đã khỏi COVID-19 sau nhiều tuần, nhiều tháng. Hiện tại, nguyên nhân gây COVID kéo dài vẫn chưa rõ và danh sách các triệu chứng về bệnh này liên tục thay đổi.

5. COVID-19 có nguồn gốc từ đâu?

Các chuyên gia hiện vẫn chưa có câu trả lời cho việc COVID-19 xuất hiện ra sao. Giả thuyết phổ biến nhất cho đến thời điểm này là virus lây lan từ động vật sang người. Tuy nhiên, cũng tồn tại giả thuyết SARS-CoV-2 thoát ra từ phòng thí nghiệm.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế phối hợp các đối tác thông tin về Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR).

Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.