Ngoài ra, BTC còn 8 giải Lục Bát Trăng Bạc.
Lễ trao giải thưởng cuộc thi thơ “Tổ quốc và Đạo pháp” năm 2017 vừa diễn ra tại Hà Nội. Với gần 300 sáng tác mới của 154 tác giả - có thể coi đây không chỉ là kết quả, mà còn là hơi thở của không khí sáng tác Lục Bát.
Đây là lần thứ 5 liên tục Ban tổ chức trao giải Tổ quốc và Đạo pháp. Năm 2018, sẽ là năm cuối cùng của đợt thi kéo dài 6 năm. Cuộc thi do Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam chỉ đạo; Hội Nhà văn Việt Nam bảo trợ chuyên môn; Tạp chí Điện tử Môi trường và Đô thị Việt Nam (www.moitruongvadothi.vn) phối hợp và Website Lục Bát Việt Nam (www.lucbat.vn) đồng tổ chức.
Giáo sư Hoàng Chương- Tổng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc Việt Nam cho hay, mục đích của việc tổ chức chương trình cho thơ lục bát là việc làm mang lại ý nghĩa lớn lao cũng như mang lại nét đẹp văn hóa cho dân tộc, thông qua đó, củng cố, phát huy, bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa tốt đẹp của cha ông đến cho các thế hệ mai sau.
Nhà thơ Đặng Vương Hưng gợi mở, Lục Bát (gọi theo dân gian là “Lộc Phát”) không chỉ là tên một thể thơ truyền thống của Việt Nam, mà còn là Hồn quê, là Văn hóa cội nguồn và Tâm linh của người Việt. Đó vừa là di sản vô giá, vừa là tài sản độc đáo, từ bao đời cha ông truyền lại cho con cháu hôm nay và mai sau.
Nhà thơ, Nhà báo Đặng Vương Hưng -Phó Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử- Phó Ban Thường trực Tổ chức giải thưởng cuộc thi thơ "Tổ quốc và Đạo pháp" năm 2017 |
“Lộc Phát Đinh Dậu- 2017” cũng là món quà tặng vô cùng ý nghĩa trong Lễ trao thưởng nêu trên. Đã trở thành một truyền thống tốt đẹp và nhân văn từ nhiều năm qua, mỗi năm các cây bút yêu thích Lục Bát từ khắp mọi miền đất nước lại tự chọn và đứng chung trong một tập thơ nhiều tác giả mang tên “Lộc Phát” gắn với tên của 12 con giáp. Ấn phẩm “Lộc Phát Đinh Dậu- 2017” là tập sách thứ 9 trong tủ sách “Lộc Phát” đó. Với gần 300 sáng tác mới của 154 tác giả - có thể coi đây không chỉ là kết quả, mà còn là hơi thở của không khí sáng tác Lục Bát trong năm qua.
Ông Đồng Xuân Thụ - Tổng biên tập Môi trường và Đô thị Việt Nam cho biết, năm 2017, Ban Chung khảo nhận được 35 bài thơ của 13 tác giả, từ hàng ngàn bài dự thi trong năm do Ban Sơ khảo đề cử. Rút kinh nghiệm năm trước, năm nay Ban Sơ khảo đã chú ý không để “lọt lưới” một bài thơ nào lạc vần, vì vần hết sức quan trong trong thơ lục bát. Tuy nhiên, vần điệu chỉ là điều kiện cần, bài thơ muốn hay còn phải nhiều thứ khác như ý tưởng, bố cục, ngôn ngữ thơ…
Ban Chung khảo đã trao giải Lục Bát Trăng Vàng cho: Tác giả Lê Phương (Thanh Hóa) với chùm thơ ba bài: “Khăn vuông đời chị”, “Câu thơ nhói đau” và “Từ ngày khuất mẹ”, tác giả Nguyễn Hoài Nhơn (Đồng Nai), với chùm thơ hai bài: “Miền Tây” và “Li nông”; Tác giả Trần Kế Hoàn (Nam Định) với chùm thơ hai bài: “Lục bát Vu lan” và “Chị”. Ngoài ra, BTC còn 8 giải Lục Bát Trăng Bạc.
Bình luận
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu