25 người chết do mưa lũ miền Trung, siêu bão 'uy hiếp' Đông Bắc bộ

Hàng trăm bộ đội, dân quân tự vệ giúp khắc phục hậu quả mưa lũ ở miền Trung. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân.
Hàng trăm bộ đội, dân quân tự vệ giúp khắc phục hậu quả mưa lũ ở miền Trung. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân.
Thống kê mới nhất của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, đã có 25 người chết, 4 người còn mất tích và 18 người bị thương do mưa lũ ở miền Trung. Hơn 120.000 ngôi nhà còn ngập. Trong khi đó, bão số 7, cơn bão rất mạnh đang hướng tâm vào vùng ven biển các tỉnh phía Đông Bắc Bộ...

Quảng Bình thiệt hại nặng nhất về người

Theo Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, thiệt hại về người nặng nhất là Quảng Bình với 18 người chết, 3 người mất tích và 13 người bị thương.

Hà Tĩnh có 3 người thiệt mạng, 1 người mất tích; Nghệ An có 2 người chết; Huế có 1 người chết và 2 người bị thương; Quảng Trị có 3 người bị thương.

Có 25 nhà bị sâp. Quảng Bình cũng là địa phương có nhiều nhà bị sập nhất với 17 nhà, kế đến là Huế 6 nhà, Quảng Trị 1 nhà.

Có 949 nhà bị tốc mái (Quảng Bình 56 nhà, Quảng Trị 59 nhà, Huế 334 nhà); 120.701 nhà còn ngập

Hơn 3.100 ha lúa và trên 11.400 ha hoa màu bị ngập, hư hại; gần 4.590 ha nuôi trồng thủy sản bị ngập 

Đường Quốc lộ bị ngập, sạt lở gây ách tắc giao thông 4 điểm (Hà Tĩnh 3 điểm tại Quốc lộ 8A; Quảng Bình 1 điểm tại Quốc lộ 15); Đường tỉnh lộ, huyện lộ và giao thông nông thôn bị ngập, sạt lở gây ách tắc giao thông 12 điểm. Đường sắt cũng bị ngập 5 điểm.

2 tàu chở hàng clinke của công ty Trường Thành bị chìm tại cửa sông Gianh, đã cứu được 4 người. Lực lượng chức năng tiếp tục tìm kiếm 1 người còn mất tích

Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai chỉ đạp các cấp ngành, địa phương liên quan tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ và bão số 7 và triển khai nghiêm túc các Công điện của Chính phủ về việc khắc phục hậu quả và tgiếp tục ứng phó với mưa lũ ở miền Trung và bão số 7.

Các tỉnh Từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế: tiếp tục tổ chức khắc phục hậu quả, vệ sinh môi trường, thông kê đánh giá thiệt hại do mưa, lũ gây ra.

Bão giật 14-15 tiến đến Đông Bắc Bộ

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, 13h hôm nay, 17/10, vị trí tâm bão số 7 vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 113,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 120km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (135-150km/giờ), giật cấp 16. 

Dự báo trong khoảng 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km. Đến 13h ngày 18/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,1 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, trên đất liền đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, giật cấp 16. 

Vùng nguy hiểm (gió mạnh từ cấp 6 trở lên): phía Bắc Vĩ tuyến 150N và từ Kinh tuyến 108,00E đến Kinh tuyến 115,00E. Vùng gió mạnh từ cấp 8 trở lên phía Bắc Vĩ tuyến 160N và phía Đông Kinh tuyến 108,50E. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3. 

Từ đêm nay (17/10), ở Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-10, giật cấp 11-12; biển động rất mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3. 

Trong 24 - 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15km. Đến 13h ngày 19/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,0 độ Vĩ Bắc; 107,5 độ Kinh Đông, trên vùng ven biển các tỉnh phía Đông Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11, giật cấp 14-15. 

Do ảnh hưởng của bão, ở vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-12, giật cấp 14-15; biển động dữ dội. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3. 

Trong 48 - 72 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km. 

Theo Báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, tính đến 6h hôm nay, 17/10, Bộ đội Biên phòng các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 70.694 phương tiện, tàu, thuyền/288.059 người và 3.081 lồng bè nuôi trồng thủy sản/3.678 người, biết thông tin, vị trí, hướng di chuyển của cơn bão số 7 để chủ động các biện pháp phòng, tránh.

Trong đó có 61.605 tàu với 204.599 người neo đậu tại bến. Có 20 tàu (Quảng Ngãi) với 206 người hoạt động ở khu vực Hoàng Sa; 9.069 tàu với 47.254 người hoạt động ven bờ và các vùng biển khác. 

16h ngày 16/10, trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có mưa to kéo dài làm cuốn trôi 04 cháu bé trên địa bàn Khu hành chính Dĩ An vào miệng cống thoát nước. Người dân đã cứu được 03 cháu, còn 01 cháu vẫn đang bị mất tích, hiện chính quyền địa phương đang huy động các lực lượng và người dân tiến hành tìm kiếm.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.