25 năm xây dựng và phát triển, Học viện Tư pháp đang từng bước trở thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long
(PLVN) -Ngày 25/02/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 23/2004/QĐ-TTg về việc thành lập Học viện Tư pháp, tiền thân là Trường Đào tạo các chức danh tư pháp được thành lập theo Quyết định số 34/1998/QĐ-TTg ngày 11/02/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã trả lời phỏng vấn về chặng đường 25 năm xây dựng, phát triển và tầm nhìn mới của Học viện Tư pháp.

-Thưa Bộ trưởng, Bộ trưởng đánh giá như thế nào về những đóng góp của Học viện Tư pháp cho Ngành và cho đất nước trong 25 năm qua?

Tiền thân của Học viện Tư pháp là Trường Đào tạo các chức danh tư pháp có nhiệm vụ là đào tạo nguồn bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên và một số chức danh tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp. Những ngày đầu khi mới thành lập, trong điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất và biên chế hạn hẹp, tiếp nhận nhiệm vụ rất mới so với thực tiễn đào tạo nghề luật ở Việt Nam tại thời điểm đó nhưng Học viện đã chứng tỏ được niềm tin mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao phó bằng kết quả hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, bước đầu khẳng định được vị thế là “chiếc nôi đầu tiên” về đào tạo chức danh tư pháp tại Việt Nam.

Bộ trưởng Lê Thành Long gặp gỡ học viên Lớp đào tạo nghiệp vụ kiểm sát trong một giờ học tại Học viện Tư phápBộ trưởng Lê Thành Long gặp gỡ học viên Lớp đào tạo nghiệp vụ kiểm sát trong một giờ học tại Học viện Tư pháp

Sau hơn 5 năm hoạt động, trước yêu cầu ngày càng cao về quy mô, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ pháp luật và tư pháp vững mạnh, nhất là đội ngũ cán bộ tư pháp có năng lực, trình độ, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế để đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, ngày 25/02/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 23/2004/QĐ-TTg về việc thành lập Học viện Tư pháp trên cơ sở Trường Đào tạo các chức danh tư pháp với nhiệm vụ tập trung thống nhất đầu mối đào tạo các chức danh tư pháp ở Việt Nam. Trọng tâm lúc này của Học viện Tư pháp là thực hiện mục tiêu chiến lược: Nâng tầm chất lượng tổng thể mọi mặt hoạt động của Học viện ở vị thế một cơ sở đào tạo được giao làm đầu mối thống nhất về đào tạo chức danh tư pháp ở Việt Nam.

Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, Học viện Tư pháp đang từng bước trở thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp. Học viện đã đào tạo được 78.668 học viên, bồi dưỡng được 59.155 lượt người học. Cùng với việc gia tăng về số lượng, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cũng được chú trọng và đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nguồn các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp. Hoạt động nghiên cứu khoa học ngày càng mang tính ứng dụng cao, phục vụ trực tiếp cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Cùng với đó, công tác hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng, phát triển về chiều sâu, ngày càng thực chất, hiệu quả. Học viện Tư pháp đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giảng viên, các chức danh tư pháp, cán bộ pháp luật và tư pháp Lào trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ Học viện Tư pháp Lào”.

Với những kết quả đào tạo, bồi dưỡng đã đạt được nêu trên, Học viện Tư pháp đã cung cấp nguồn các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, cán bộ làm công tác pháp luật, pháp chế có đủ kiến thức, năng lực, phẩm chất để đáp ứng yêu cầu công việc, hoạt động nghề nghiệp, khẳng định là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tư pháp có chất lượng; góp phần chuẩn hóa tiêu chuẩn cán bộ, ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức cho các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp được đề ra tại các Chiến lược của Đảng, Nhà nước, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước và thực hiện thành công chiến lược cải cách tư pháp, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân trong giai đoạn mới.

-Ngày 30/9/2022 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Tiếp tục xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp”, Đề án này có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của Học viện trong giai đoạn mới?

Chủ trương chung của Đảng, Nhà nước là đảm bảo nguồn nhân lực tư pháp, bổ trợ tư pháp đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Do đó, tại phiên họp thứ 12 ngày 29/4/2021 của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương đã thảo luận và thống nhất giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối với với các Bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng Đề án “Tiếp tục xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp”. Ngày 30/9/2022 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1155/QĐ-TTg chính thức phê duyệt Đề án này với mục tiêu tổng quát là: Khẳng định vị trí, chức năng của Học viện Tư pháp là trung tâm lớn về đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp; đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, cán bộ làm công tác pháp luật, pháp chế của các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Đến năm 2030, Học viện Tư pháp thực sự trở thành trung tâm lớn, có uy tín trong đào tạo, bồi dưỡng chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, cán bộ làm công tác pháp luật, pháp chế ở Việt Nam và có vị trí trong khu vực.

Quyết định số 1155/QĐ-TTg được ban hành là sự ghi nhận kết quả, khẳng định sự đóng góp đồng thời cũng là sự kỳ vọng của Đảng, Chính phủ đối với Bộ Tư pháp, Học viện Tư pháp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp, cán bộ làm công tác pháp luật và pháp chế tại các Bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội. Với yêu cầu cao hơn về mục tiêu, nhiệm vụ cả về số lượng, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng từ nay đến năm 2030, tôi cho rằng việc phê duyệt Đề án “Tiếp tục xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp” thể hiện sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước, Chính phủ vào vai trò của Bộ Tư pháp, Học viện Tư pháp trong công tác đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực pháp luật, tư pháp có chất lượng cho đất nước, nhất là trong bối cảnh Ban chấp hành Trung ương Đảng vừa thông qua Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới với các giải pháp cụ thể về đào tạo, xây dựng và phát triển đội ngũ chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ “Xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân”.

Riêng đối với Học viện Tư pháp, tôi cho rằng đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức lớn đối với đội ngũ viên chức, người lao động. Một mặt tạo cơ hội cho Học viện Tư pháp tiếp tục được tạo cơ hội để khẳng định vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đào tạo các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp cho Việt Nam; bồi dưỡng, tạo nguồn bổ nhiệm các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, các chức danh quản lý lãnh đạo không chỉ cho Bộ, ngành Tư pháp mà còn cho nhiều Bộ, ngành khác và các địa phương trên cả nước; đồng thời đây cũng là cơ sở pháp lý để nhà nước và xã hội đầu tư cho sự phát triển của Học viện Tư pháp trong thời gian tới.

Mặt khác, với việc mở rộng hơn phạm vi đào tạo các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp so với giai đoạn trước, cùng với yêu cầu nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ chiến lược xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hội nhập quốc tế, việc triển khai thực hiện Đề án này cần có bước đột phá trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ hơn của nhiều cơ quan, đơn vị trong và ngoài Bộ Tư pháp, nhất là trong công tác hoàn thiện thể chế pháp lý về tiêu chuẩn các nghề tư pháp, bổ trợ tư pháp, tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, về chuẩn đào tạo (chuẩn đầu vào, chuẩn đầu ra, chuẩn chương trình, chuẩn giảng viên, chuẩn học liệu…). Đây chính là những thách thức không nhỏ mà Học viện Tư pháp phải đối mặt trong thời gian tới. Nếu Học viện Tư pháp tận dụng được thời cơ và vượt qua được những thử thách nêu trên thì vị thế của Học viện Tư pháp không chỉ được khẳng định trong phạm vi quốc gia, mà còn vươn tầm khu vực và có thể còn xa hơn nữa.

- Vậy theo Bộ trưởng, Học viện Tư pháp cần làm gì trong thời gian tới?

Nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, để triển khai thành công Quyết định số 1155/QĐ-TTg ngày 30/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ chắc chắn sẽ có rất nhiều việc Học viện Tư pháp phải làm, trong đó cần đặc biệt lưu ý một số công việc có tính chất trọng tâm sau đây:

Thứ nhất, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu Nghị quyết số 27-NQ/TW, trong đó chú trọng: (i) Nâng cao năng lực, trình độ, bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng và thi hành pháp luật; (ii) Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ chức danh tư pháp và bổ trợ tư pháp có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, am hiểu pháp luật, giỏi về kỹ năng hành nghề và ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế; (iii) Đảm bảo về số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nội tại của Học viện, xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, nhất là đội ngũ giảng viên và cán bộ làm công tác quản lý, phục vụ đào tạo, bồi dưỡng; cần tạo cơ chế thu hút những người giỏi nghề, các chuyên gia phù hợp với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng làm giảng viên thỉnh giảng cho Học viện, đồng thời phải “nuôi dưỡng” tốt đội ngũ giảng viên thỉnh giảng này.

Thứ hai, tiếp tục đổi mới và phát triển các chương trình đào tạo, bồi dưỡng hiện có, đồng thời khẩn trương nghiên cứu, xây dựng các chương trình đào tạo mới theo các mục tiêu của Đề án. Tất cả các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải được xây dựng, phát triển theo hướng tăng cường giáo dục đạo đức, bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, nâng cao năng lực thực hành nghề và kỹ năng bổ trợ, kiến thức về hội nhập quốc tế, đa dạng hình thức, loại hình đào tạo, tạo tính liên thông cao giữa các chương trình đào tạo, bồi dưỡng gần gũi nhau, có tính mở phù hợp với xu hướng học tập suốt đời để các học viên sau khi được đào tạo, bồi dưỡng có thể làm được việc ngay và phải làm tốt công việc thuộc lĩnh vực được đào tạo, bồi dưỡng. Cùng với việc xây dựng, phát triển chương trình, cần thường xuyên rà soát, hoàn thiện hệ thống học liệu, bao gồm cả hệ thống học liệu điện tử đáp ứng yêu cầu về nội dung của các chương trình đào tạo, bồi dưỡng và sự đa dạng hóa hình thức, phương thức đào tạo, bồi dưỡng.

Thứ ba, cần chú trọng hơn nữa tới công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng, lựa chọn các chủ đề, đề tài nghiên cứu chuyên sâu phục vụ trực tiếp nhiệm vụ xây dựng, phát triển và triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng tại Học viện Tư pháp; hoàn thiện thể chế pháp lý liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, cán bộ làm công tác pháp luật, tư pháp nói chung.

Thứ tư, cần chú trọng thực hiện chuyển đổi số trong quản lý và thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại Học viện Tư pháp; hiện đại hóa cơ sở vật chất, nhất là hệ thống thư viện, phòng học cùng các trang thiết bị dạy - học; xây dựng hệ thống quản trị thông minh, chuyên nghiệp, hiệu quả.

Thứ năm, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác hợp tác trong nước và quốc tế để tận dụng các cơ hội, thành tựu và kinh nghiệm hay trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nói chung, đào tạo, bồi dưỡng chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, cán bộ làm công tác pháp luật, tư pháp nói chung.

-Nhân kỷ niệm 25 năm thành lập Học viện Tư pháp, Bộ trưởng có nhắn gửi điều gì đến các viên chức, người lao động của Học viện Tư pháp?

Nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Học viện Tư pháp, thay mặt Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, tôi ghi nhận và biểu dương những nỗ lực và đóng góp của toàn thể viên chức, người lao động của Học viện cho Bộ, Ngành và cho đất nước trong suốt 25 năm qua. Tôi mong mỗi viên chức, người lao động của Học viện Tư pháp không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức, học hỏi, rèn luyện nâng cao năng lực, đoàn kết một lòng, nhiệt huyết cống hiến sức lực và trí tuệ, tận dụng tốt mọi cơ hội, nỗ lực vượt qua thử thách để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu được giao tại Quyết định số 1155/QĐ-TTg ngày 30/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tiếp tục xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp”, xây dựng Học viện Tư pháp tiếp tục là địa chỉ uy tín, tin cậy trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tư pháp, pháp luật của Việt Nam, từng bước vươn tầm ra khu vực và thế giới.

Chúc toàn thể viên chức, người lao động của Học viện Tư pháp luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành công.

-Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Tin cùng chuyên mục

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

(PLVN) -Sẵn sàng tâm thế để đón nhận nhiệm vụ mới nếu Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm giao một số Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An thực hiện cấp Phiếu LLTP được thông qua, tuy nhiên, các Phòng Tư pháp cũng mong muốn được tăng cường nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Đọc thêm

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
(PLVN) -Ngày 27/4, Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc và thân hữu đã phối hợp với Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc, Tỉnh đoàn Hoà Bình, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc tổ chức Chương trình thiện nguyện “CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG” trao tặng 200 chiếc xe đạp và một số phần quà dành cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).