Trong tuần từ ngày 27/7 đến ngày 2/8, mưa lớn diễn ra trên diện rộng ở hầu hết các tỉnh Bắc Bộ, một số tỉnh có mưa to đến rất to như Quảng Ninh, Điện Biên, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Bắc Giang; đặc biệt tại tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra đợt mưa lịch sử lớn nhất trong 50 năm qua, gây ngập lụt, sạt lở đất nghiêm trọng trên địa bàn của tỉnh.
Mưa, lũ, sạt lở đất đã khiến 22 người chết (Quảng Ninh 17, Lạng Sơn 2, Lai Châu 2, Sơn La 1) và 36 người bị thương (Quảng Ninh 32, Điện Biên 4). Thiệt hại về nhà ở: 30 nhà sập đổ (Quảng Ninh 28, Điện Biên 2); 150 nhà bị tốc mái xiêu vẹo; 9.133 nhà bị ngập (Quảng Ninh 9.046, Điện Biên 80, Cao Bằng 7).
2.466 ha lúa bị ngập (Điện Biên 650 ha, Tuyên Quang 337, 1 ha, Lạng Sơn 1.330 ha, Cao Bằng 20 ha, Sơn La 129 ha). 6.825 ha hoa, rau màu bị thiệt hại (Quảng Ninh 4.329 ha, Điện Biên 650 ha, Tuyên Quang 337ha, Lạng Sơn 1.330ha, Cao Bằng 30 ha, Sơn La 129ha). Đại gia súc bị chết: 87 con (Điện Biên); gia cầm bị chết: 13.579 con (Điện Biên 11.500, Quảng Ninh 2.079). 64 công trình thủy lợi nhỏ bị sập, trôi, thiệt hại (Điện Biên 59 cái, Tuyên Quang 5 cái); 159 phai tạm bị trôi (Điện Biên). 420.500 m3 đất đường quốc lộ, tỉnh lộ bị sạt lở (Quảng Ninh 300.000 m3 , Điện Biên 17.000 m3, Lạng Sơn 103.500 m3); 10 cầu, cống bị thiệt hại (Lạng sơn: 2, Cao Bằng: 1, Sơn La: 7). 1.070 ha nuôi thủy sản và 880 lồng, bè, nuôi tôm, cá bị thiệt hại.
Mưa lũ tiếp tục nhấn chìm nhiều huyện thị, thành phố Quảng Ninh. Nước sông Ba Chẽ, nước thủy triều dâng cao kết hợp với mưa lũ gây ngập một đoạn trên đường Cửa Cái – Cái Gian, chia cắt giữa huyện Ba Chẽ với tuyến QL 18A.
Mưa lũ cũng đã làm ngập 11 cầu, ngầm tràn trên tuyến tỉnh lộ 330 và các tuyến đường liên thôn, xã. Nước trên sông, suối dâng cao đã chia cắt hoàn toàn các xã Lương Mông, Minh Cầm, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Thanh Sơn. Huyện Ba Chẽ đã quyết định di dời trên 200 hộ dân tại những thôn, xã có nguy cơ cao về ngập lụt, sạt lở đất đá. Tại huyện Tiên Yên, mưa lớn kéo dài đã khiến 1 ngôi nhà bị sập, 4 nhà bị hư hỏng nặng; đường 18C bị sạt lở 5 điểm; xã Hà Lâu bị chia cắt 6 thôn; xã Điền Xá chia cắt 1 thôn; xã Yên Than chia cắt 2 thôn, 151 hộ dân phải di dời. Thị xã Đông Triều, sau một đêm mưa không ngơi nghỉ, mỏ than Mạo Khê đứng trước nguy cơ bị ngập úng nặng.
Mưa lũ cũng đã làm ngập 11 cầu, ngầm tràn trên tuyến tỉnh lộ 330 và các tuyến đường liên thôn, xã. Nước trên sông, suối dâng cao đã chia cắt hoàn toàn các xã Lương Mông, Minh Cầm, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Thanh Sơn. Huyện Ba Chẽ đã quyết định di dời trên 200 hộ dân tại những thôn, xã có nguy cơ cao về ngập lụt, sạt lở đất đá. Tại huyện Tiên Yên, mưa lớn kéo dài đã khiến 1 ngôi nhà bị sập, 4 nhà bị hư hỏng nặng; đường 18C bị sạt lở 5 điểm; xã Hà Lâu bị chia cắt 6 thôn; xã Điền Xá chia cắt 1 thôn; xã Yên Than chia cắt 2 thôn, 151 hộ dân phải di dời. Thị xã Đông Triều, sau một đêm mưa không ngơi nghỉ, mỏ than Mạo Khê đứng trước nguy cơ bị ngập úng nặng.
Trận mưa sáng 3/8 đã khiến TP Hạ Long lại ngập úng ở hầu hết các tuyến nội đô: Hà Khẩu, Hà Lầm, Cao Xanh, Kênh Liêm đều đang bị ngập úng cục bộ, giao thông ách tắc. Lực lượng cảnh sát giao thông đang ngăn đường, phân luồng để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.
Thành phố Cẩm Phả thêm một số hầm lò thuộc TKV; Tổng công ty Đông bắc bị ngập. Điều đáng lo ngại nhất là sự an toàn của các chân bãi thải thuộc Mông Dương vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.. Hôm qua, 10 hộ dân đã về khu nhà Lilama để tái định cư, và có nhiều hộ gia đình nhận được hỗ trợ từ thành phố.
Thành phố Cẩm Phả thêm một số hầm lò thuộc TKV; Tổng công ty Đông bắc bị ngập. Điều đáng lo ngại nhất là sự an toàn của các chân bãi thải thuộc Mông Dương vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.. Hôm qua, 10 hộ dân đã về khu nhà Lilama để tái định cư, và có nhiều hộ gia đình nhận được hỗ trợ từ thành phố.