20 năm nhìn lại Luật Doanh nghiệp: Sửa luật trên tư duy kinh tế thị trường

Luật DN 1999, cuộc cách mạng của quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam
Luật DN 1999, cuộc cách mạng của quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam
(PLVN) - “Cha đẻ” của Luật Doanh nghiệp (DN) 2019, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, việc sửa Luật DN tới đây trước hết phải sửa tư duy, sửa vai trò, chức năng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường (KTTT). Ông nhấn mạnh, tư duy phải là thị trường, để thị trường phân bổ nguồn lực, để thị trường vốn hóa tài sản...

Cuộc cách mạng trong kinh doanh

Năm 1999 Luật DN ra đời trên cơ sở hợp nhất hai đạo Luật Công ty và Luật DN tư nhân 1990 đã tạo lập ra khung khổ pháp lý chung cho các chủ thể kinh tế trong nền KTTT, tạo sân chơi bình đẳng giữa các loại hình DN. Luật DN ra đời nhằm bảo vệ quyền tự do kinh doanh; giảm chi phí tuân thủ đối với DN; đảm bảo an toàn, quyền và tài sản trong kinh doanh được pháp luật bảo vệ; giảm, thu hẹp và loại bỏ rủi ro từ chính sách, thể chế và thực thi luật pháp.

Sau 20 năm, cùng với những biến đổi từ thực tế, Luật DN đã trải qua 2 lần sửa đổi, thay thế (năm 2005, 2014) và hiện đang tiếp tục được lấy ý kiến sửa đổi tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.

TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM, một trong số những người đầu tiên chắp bút xây dựng Luật DN 1999 nhận xét: “Đây là Luật đầu tiên của KTTT Việt Nam. Dựa trên 4 tiêu chí đánh giá là: Tự do kinh doanh; giảm chi phí tuân thủ; an toàn trong kinh doanh; giảm, thu hẹp và loại bỏ rủi ro từ chính sách và thực thi luật pháp thì Luật DN đã đạt được nhiều thành tựu…”.

Theo TS Cung, cái được bao trùm là một hệ thống tư duy mở rộng quyền tự do kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ, tăng an toàn, giảm rủi ro trong kinh doanh đã chi phối ở mức độ nào đó trong cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh bằng việc sửa đổi nhiều đạo luật khác như: Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán…

“Cái được lớn nhất của Luật DN 1999 là tạo được sự thay đổi trong tư duy, từ chỗ trước đây Nhà nước coi quyền kinh doanh là của Nhà nước thì  Nhà nước đã "ngộ" ra một điều quyền kinh doanh là quyền của người dân và DN, phải trả lại quyền đó cho người dân và DN…”- bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khẳng định.

Nhiều bài học thành công cũng như hạn chế của Luật DN được các chuyên gia, luật sư, DN bồi hồi nhắc lại trong một hội thảo về “20 năm Luật DN” do CIEM tổ chức trong Khuôn khổ Chương trình cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Chính phủ Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ tổ chức mới đây.

Sửa Luật phải lắng nghe doanh nghiệp

Nói về Luật DN 2014, phiên bản Luật DN mới nhất đang có hiệu lực, nguyên Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung cho rằng, Luật DN 2014 đã thay đổi một số cơ bản, thể hiện đúng tinh thần Hiến pháp 2013 về quyền tự do kinh doanh của công dân, DN.

Tuy nhiên theo ông, thách thức lớn nhất là tuân thủ đúng pháp luật. Đơn cử như một số ngành vẫn áp dụng kiểm soát, hạn chế đáng kể quyền tự do kinh doanh, như: Dịch vụ pháp lý, tài chính, ngân hàng và một số dịch vụ khác. “Đây là điểm mà chúng ta không bắt kịp 4.0 khi các dịch vụ thanh toán, phi tài chính phát triển mạnh như hiện nay. Quyền tự do kinh doanh mới chủ yếu trong phạm vi “kinh doanh cái gì”, còn kinh doanh như thế nào và bao nhiêu vẫn phải xem xét thêm…”- TS Cung phân tích.

Bên cạnh đó, về chi phí tuân thủ, tuy có giảm đáng kể nhưng vẫn còn cao. Tư duy các bộ, ngành chủ yếu là giảm theo từng đợt cải cách hành chính của Chính phủ, giảm chỉ mang tính phong trào, hết đợt đó là hết, chứ chưa phải là xuyên suốt của hệ thống.

Đặc biệt, về an toàn và rủi ro trong kinh doanh, thực thi còn phức tạp và có thể ngày càng tinh vi. Luật DN 2014 thiết kế hậu kiểm, quản lý nhà nước chỉ tập trung vào những đối tượng rủi ro, vi phạm cao và với xã hội lớn nhưng thực tế hiện nay, hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra có thiên hướng phát hiện vi phạm để xử lý hơn là hỗ trợ, giúp đỡ DN tuân thủ pháp luật.

“Mỗi năm Quốc hội ban hành 20 luật, dưới luật là nghị định, thông tư hướng dẫn, chưa kể công văn điều hành. Luật không đổi, nghị định không đổi nhưng thông tư có thể đổi. Thông tư các bộ ban hành, đúng với thông tư này có thể sai với thông tư khác. Hướng dẫn thi hành là sự tuỳ ý. Đây chính là miếng đất màu mỡ cho thanh tra, kiểm tra DN, là nguồn gốc của những rủi ro trong tuân thủ luật pháp ở Việt Nam” - ông Cung chỉ rõ.

Chính vì vậy, khi đặt vấn đề sửa Luật DN 2014, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM cho rằng Luật DN tới đây cần thực chất và hiệu quả. Để làm được điều đó, theo ông, bài học đặt ra là các cơ quan quản lý phải lắng nghe DN, nhìn thẳng vào sự thật để có những sửa đổi sát với thực tế cũng như nhu cầu, nguyện vọng của DN. Bên cạnh đó, pháp luật phải có những điều khoản tương thích với tiêu chuẩn quốc tế, làm tốt hơn các quốc gia khác, phát huy sức mạnh toàn dân…”- ông Hiếu đề nghị.

Đề cập đến sửa Luật DN lần này, “cha đẻ” Luật DN 1999, TS Nguyễn Đình Cung quả quyết, trước hết phải sửa tư duy, sửa vai trò, chức năng của Nhà nước trong nền KTTT, rồi mới sửa hệ thống văn bản pháp luật. 

Theo ông, tư duy phải là thị trường, để thị trường phân bổ nguồn lực, để thị trường vốn hóa tài sản... Các thị trường nhân tố sản xuất như đất đai, lao động... phải hoàn thiện, để tránh quan hệ thân hữu. Hệ thống pháp luật phải đồng bộ, thống nhất.

Còn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, một trong những bài học quan trọng rút ra sau 20 năm thực thi Luật DN là phải có bàn tay "sắt và sạch" của Nhà nước. “"Sắt" mà không "sạch" thì không thể "sắt" được, vì nó chỉ "sắt" với một số đối tượng yếu thế còn đối với những nhóm lợi ích và có khả năng chi trả rất cao thì nhiều khi không còn "sắt" được nữa mà nó sẽ bị "bẩn". Do đó, Nhà nước rất cần dựa vào sức mạnh của xã hội và cộng đồng DN. Nếu bỏ qua sức mạnh này thì Nhà nước khó có thể thực hiện được các ý tưởng đã đề ra"- bà Lan nhấn mạnh.

Đọc thêm

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.
(PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Làm gì để hỗ trợ lao động trước “làn sóng” AI?

AI đã giúp tự động hóa nhiều quy trình, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu suất lao động nhưng cũng khiến nhiều công việc truyền thống biến mất. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi cách con người làm việc. Bên cạnh cơ hội, AI đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt là nhóm lao động thủ công và những người ít có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, điều cần làm là triển khai các phương án hỗ trợ người lao động ngay từ bây giờ.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai thăm, làm việc với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) - Nhằm nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng từ doanh nghiệp, chiều ngày 03/01, tại TP Pleiku, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Chủ tịch HĐQT HAGL Đoàn Nguyên Đức và Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Thắng đã tiếp Đoàn.

Chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân cần có sự chuẩn bị hàng chục năm, hoặc hơn trước khi đưa nhà máy điện hạt nhân được đưa vào vận hành. Do đó, việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đang được các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện.

Doanh nghiệp cần lưu ý những chính sách mới của Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần đặc biệt lưu ý các chính sách mới của Singapore, bao gồm quy định về sản phẩm thịt, trứng chế biến và mức phí cấp phép nhập khẩu, nhằm tránh vi phạm quy định sở tại.