2 người chết, hàng ngàn ha hoa màu tan hoang sau bão

Tính đến thời điểm hiện tại (trưa 31/7), mặc dù bão tan hoàn toàn và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới nhưng đã có 2 người thiệt mạng và hàng ngàn ha hoa màu bị ngập.

 

Tính đến thời điểm hiện tại (trưa 31/7), mặc dù đã tan hoàn toàn và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới nhưng đã có 2 người đã thiệt mạng cộng với hàng ngàn héc ta hoa màu đã bị ngập trong cơn bão số 3.

Theo thông tin từ  Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão TW, 2 người chết trong cơn bão số 3: tỉnh Nghệ An đã có 1 người thiệt mạng do bị điện giật, tại Sơn La có 1 người chết do bị sét đánh.

2 người chết, hàng ngàn ha hoa màu tan hoang sau bão ảnh 1
Cơn bão tấn công bãi biển Đồ Sơn - Hải Phòng (Ảnh Tuổi trẻ)

Người chết ở Nghệ An được xác định là ông Phạm Xuân Tứ, 68 tuổi, xóm 7, xã Thọ Sơn, huyện Anh Sơn. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do mưa, dây điện bị đứt và giật chết ông Tứ vào khoảng 11h ngày 30/7.

Còn ở Sơn La, lúc 5h ngày 30/7, mưa to và dông tại khu vực suối Chiềng Xôm, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, làm ông Cà Văn Biến, 60 tuổi bị sét đánh. Sau thiên tai, chính quyền địa phương các cấp chỉ đạo, tổ chức việc thăm hỏi, hỗ trợ gia đình người bị nạn.

Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương đề nghị các Bộ, ngành địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình mưa lũ, dự báo và cảnh báo kịp thời, nhất là các tỉnh miền núi để có biện pháp chỉ đạo phòng, tránh; khẩn trương khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra, có biện pháp giúp đỡ đối với những hộ gia đình bị thiệt hại để sớm ổn định đời sống; đồng thời kiểm tra an toàn các hồ chứa theo phân cấp, nhất là các hồ chứa nhỏ, các hồ chứa đã tích đầy nước.

2 người chết, hàng ngàn ha hoa màu tan hoang sau bão ảnh 2
Cảnh tượng tan hoang trong 1 căn nhà nghèo ở Hà Tĩnh sau cơn bão số 3 (Ảnh Quốc Châu)

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão TW, đến sáng nay, 31/7, bão số 3 đã tan hoàn toàn trên địa phận nước ta, suy yếu thành vùng áp thấp. Cơn bão số 3 đi qua để lại khá nhiều thiệt hại cho người dân. Cụ thể:

Nghệ An: Ngoài trường hợp chết người, thiệt hại về vật chất, bước đầu ghi nhận có 5 ngôi nhà cửa bị tốc mái, hư hại, 1 trường học ở huyện Anh Sơn, Nghệ An bị tốc mái. Ngoài ra, có trên 2.500 ha hoa màu ở Nghệ An bị ngập nước do mưa lớn.

Tuyến đê Vinh đoạn qua xã Hưng Hòa, thành phố Vinh cũng xảy ra sạt lở do mưa lũ gây ra. Các điểm sạt lở nằm ngay chân đường ven sông Lam nối từ Thành phố Vinh đến thị xã Cửa Lò và cách bờ sông Lam khoảng 200m.

Ngay khi xuất hiện sạt lở tại tuyến đê Vinh, tỉnh Nghệ An đã cử lãnh đạo tỉnh cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục đê điều có mặt tại hiện trường chỉ đạo lực lượng quản lý đê hàn khẩu ngay những điểm sạt lở.

Hà Tĩnh: Chiều tối 30/7, hàng chục ngôi nhà ở huyện miền núi Vũ Quang bị lốc xoáy tàn phá, hàng trăm cây cối bị gãy đổ, hàng chục ruộng mía, hoa màu bị hư hỏng nặng. Thiệt hại ước tính đến hàng trăm triệu đồng.

Quảng Ngãi: Đối với tàu QNg 95010 với 12 lao động bị chìm ngày 27/7 tại khu vực quần đảo Trường Sa, ngày 30/7, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi đã có công văn số đề nghị Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Ngãi lập thủ tục theo quy định trình UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao làm việc với phía Philippin để giải quyết cho 12 ngư dân Việt Nam sớm về nước.

Hải Phòng: Tuy không phải là tâm bão, nhưng Hải Phòng cũng bị thiệt hại khá lớn. Tại huyện đảo Cát Hải, triều cường kết hợp sóng lớn tràn qua đê gây ngập lụt 1/3 thị trấn Cát Hải. Toàn bộ tuyến đê Bến Gót - Gia Lộc dài 3 km bị sạt lở nghiêm trọng.

Tại Đồ Sơn, sóng mạnh cao hàng chục mét đã phá vỡ hơn 600 m bờ kè khu vực du lịch quốc tế Hòn Dấu. Nước biển tràn vào trung tâm thị xã gây ngập sâu. Văn phòng 2 của UBND huyện Cát Hải cũa bị nước biển tràn vào.

Sơn La: Ngoài cái chết thương tâm của ông Cà Văn Biến, tỉnh còn chịu ảnh hưởng nhiều của cơn bão Trong đó  có 3 tàu bị hư hỏng (Hải Phòng: 1, Quảng Bình: 2); 1 thuyền gỗ tại tỉnh Nam Định bị trôi, mất tích (trên không có người).

Trước đó, bão số 3 khi đổ bộ vào đất liền được dự báo sẽ mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Tuy nhiên, thực tế là bão đã suy yếu, tan trên vùng ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An trước khi đổ bộ vào đất liền. Hiện các địa phương đang chuyển sang công tác chống mưa lũ sau bão.

Theo bản tin dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TW, do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp, vùng ven biển các tỉnh từ Nam Định đến Nghệ An còn có gió mạnh cấp 5, 6. Ở phía Đông Bắc bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to. Vùng núi đề phòng lũ quét và sạt lở đất.

Thiên Ân (tổng hợp)

Đọc thêm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm
(PLVN) -  Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương phân bổ vốn và giải ngân vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Đèo Pha Đin - Con đường huyền thoại

Đèo Pha Đin huyền thoại.
(PLVN) - Những ngày tháng 5 lịch sử, hòa chung không khí cả nước đang hướng về Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại đèo Pha Đin huyền thoại. Đây là tuyến đường huyết mạch, chứng kiến hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã vượt bao gian khổ, hiểm nguy để vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm... phục vụ cho chiến trường và làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Mở rộng đoạn cao tốc TP HCM-Long Thành là cấp thiết

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc quyết định phương án đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TPHCM-Long Thành cần dựa trên tiến độ và hiệu quả kinh tế, từ đó mới có thể triển khai các bước tiếp theo - Ảnh: VGP/MK
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy khi chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP HCM-Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, sáng 3/5.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 2/5, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong ba năm 2023 - 2025 làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về công tác chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ: Nhiệm vụ chính trị thiêng liêng!

Ông Lã Mạnh Tùng (bìa trái) - người lính đặc công năm xưa với 50 năm đau đáu đưa bạn về đất mẹ.
(PLVN) - Giữa không gian trang nghiêm của những ngày tháng tư hào hùng, câu chuyện về việc tìm kiếm liệt sĩ cứ nối dài. Đó là câu chuyện của người lính già hơn 50 năm với lời hứa đưa người bạn trở về đất mẹ; là câu chuyện của anh sĩ quan ngày ngày đi tìm, quy tập hài cốt liệt sĩ như một cách để báo đáp cuộc đời…

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa điều hành kiểm tra hợp luyện.
(PLVN) -  Sáng 2/5, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Bộ Quốc phòng đã kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên).

Việt Nam là sứ giả của hòa bình

LHQ đánh giá cao tỷ lệ nữ quân nhân của Việt Nam tham gia vào lực lượng GGHB LHQ. (Ảnh trong bài: Cục GGHB).
(PLVN) - Sau 10 năm kể từ khi cử những sĩ quan đầu tiên làm nhiệm vụ cho đến nay, lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam ngày càng phát triển và lớn mạnh, qua đó khẳng định nỗ lực và cam kết của một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng đóng góp nhiều hơn vào việc xây dựng nền hòa bình và an ninh toàn cầu.

Quốc hiệu Việt Nam khẳng định vị thế của một nước độc lập, thống nhất

Tháng 7/1976, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Ảnh: TL/Nguồn: BTLSQG)
(PLVN) - Trải qua những thăng trầm trong hơn 220 năm, quốc hiệu Việt Nam (1804 - 2024) đã khẳng định vị thế của một đất nước độc lập và thống nhất. Sự ra đời của quốc hiệu Việt Nam dưới triều Nguyễn là dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc để rồi từ đó hai tiếng Việt Nam trở thành tên gọi thiêng liêng, quen thuộc ăn sâu vào tiềm thức, vào máu thịt của mỗi người dân đất Việt.

Thiêng liêng Lễ Thượng cờ 'Thống nhất non sông' tại đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Lễ Thượng cờ diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động.
(PLVN) - Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 - 1/5/2024).

Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm Chủ tịch tại kỳ họp của một ủy ban thuộc UNCTAD

Đại sứ Mai Phan Dũng chủ trì kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ UNCTAD (Ảnh: Anh Hiển/TTXVN)
(PLVN) -  Diễn ra từ ngày 29/4 tại thành phố Geneva, kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã được bầu làm Chủ tịch kỳ họp.