13 tội phạm kinh tế được "tha" án tử hình

 Cơ quan lập pháp cao nhất của Trung Quốc hôm 23/8 bắt đầu xem xét dự luật sửa đổi Bộ luật Hình sự, trong đó đề xuất giảm số tội phạm phải chịu án tử hình nhằm bảo vệ tốt hơn quyền con người ở nước này. Theo đó, 13 tội phạm kinh tế không liên quan tới bạo lực nên được “tha” án tử hình...

Cơ quan lập pháp cao nhất của Trung Quốc hôm 23/8 bắt đầu xem xét dự luật sửa đổi Bộ luật Hình sự, trong đó đề xuất giảm số tội phạm phải chịu án tử hình nhằm bảo vệ tốt hơn quyền con người ở nước này. Theo đó, 13 tội phạm kinh tế không liên quan tới bạo lực nên được “tha” án tử hình.

Theo ông Li Shishi, người đứng đầu Ban Pháp luật thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc, đề xuất sửa đổi Bộ luật Hình sự tập trung vào việc hạn chế bản án tử hình đối với một số tội phạm và tái cấu trúc lại hệ thống văn bản pháp luật hình sự của nước này.

Cụ thể, dự luật đề xuất giảm các bản án tử hình trong số 68 tội phạm hiện nay có thể phải lĩnh án tử hình theo Bộ luật Hình sự. Nếu được thông qua, đây sẽ là lần đầu tiên số tội phạm có thể bị kết án tử hình giảm xuống kể từ khi Trung Quốc thông qua Bộ luật Hình sự năm 1979 đến nay.

Và nếu dự luật trên được thông qua, thì đây cũng sẽ là một động thái mạnh mẽ của Trung Quốc nhằm hạn chế sử dụng hình phạt tước bỏ cuộc sống của những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, sau khi TANDTC nước này bắt đầu xem xét lại tất cả các phán quyết tử hình từ năm 2007.

Ngoài ra, các nhà soạn thảo dự luật nói trên cũng mong muốn bản án tử hình không nên đem áp dụng cho những người trên 75 tuổi vào thời điểm phạm tội. Trước đây, chỉ những người tuổi dưới 18 tại thời điểm phạm tội và phụ nữ mang thai tại thời điểm xét xử vụ án mới không bị kết án tử hình.

Trên thực tế, trong những năm gần đây, hiếm có trường hợp bị kết án tử hình thuộc 13 loại tội phạm được đề nghị loại khỏi danh sách có thể bị tử hình, trong đó gồm cả tội buôn lậu cổ vật và làm giả hóa đơn thuế.

Bên cạnh đó, dự luật trên cũng đề nghị thời hạn giam giữ tối đa đối với án tù chung thân  phải kéo dài tới 25 năm so với 20 năm như hiện nay trong trường hợp được ân xá, đồng thời nghiêm khắc hơn đối với những đối tượng tái phạm các tội bạo lực.

Cũng theo dự luật này, những người phạm tội cung cấp thông tin sẽ không được giảm án nữa. Trước đây, việc cung cấp thông tin được sử dụng để khuyến khích những người phạm tội hợp tác, giúp đỡ giải quyết vụ án.

Theo luật sư chuyên về hình sự Zhang Yueming, “một số tội phạm đã cố gắng để “bán” thông tin về các hoạt động bất hợp pháp của họ và lạm dụng hệ thống tư pháp”. Tuy nhiên, những luật sư như Zhang vẫn nghi ngờ tính hiệu quả của dự luật nói trên. “Việc giảm các bản án tử hình có ý nghĩa rất ít vì đa số các bản án tử hình không liên quan tới tội phạm kinh tế”, Zhang nói.

a
Giảm án tử hình cho tội phạm kinh tế là xu hướng khó tránh?

Trong khi đó, theo ông Wang Zhenmin, một giáo sư luật hình sự của Trường Đại học Tsinghua, đề xuất giảm án tử hình là một “xu hướng không thể né tránh” và phản án sự phát triển xã hội của đất nước dựa trên bảo vệ quyền con người. Theo một nguồn thống kê, 13 tội không bạo lực liên quan đến kinh tế được đề xuất bãi bỏ án tử hình tương đương với mức giảm 19,1%.

Trong một vụ án gần đây, Yang Yanming, cựu quản lý một công ty chứng khoán tại Bắc Kinh đã bị kết án tử hình vì tội tham ô khoảng 65 triệu yuan (khoảng 9,56 triệu USD) và biển thủ 25 triệu yuan khác trong năm 2005. Yang đã bị xử tử hồi tháng 12 năm ngoái, trở thành người đầu tiên trong giới kinh doanh chứng khoán bị xử tử tại Trung Quốc.

Cái chết của Yang sau đó gây tranh cãi trên khắp cả nước Trung Quốc về việc có nên tiếp tục áp dụng án tử hình đối với các tội phạm kinh tế hay không. Một số người cho rằng, việc để Yang còn sống có thể sẽ giúp cho cảnh sát phát hiện ra dòng tiền hối lộ đã “chảy” thế nào.

Ít nhất 1.252 người đã bị xử tử tại 24 quốc gia trong năm 2007, trong đó  88% số vụ diễn ra ở Trung Quốc, Iran, Ả rập Xê út, Pakistan và Mỹ.

Quang Minh (Theo THX, Chinadaily)

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.

Tiết lộ sức mạnh vũ khí 'độc nhất vô nhị' của Nga

Máy bay ném bom Tu-160 của Nga.
(PLVN) - Máy bay ném bom Tu-160M2 của Nga “vượt mặt” các loại sản phẩm đối thủ của các nước khác nên đang gây lo ngại nghiêm trọng ở các nước phương Tây, hãng tin Sputnik dẫn lại thông tin từ tờ National Interest khẳng định.