1.000 tài liệu “Hướng dẫn thực thi pháp luật về Bảo vệ động vật hoang dã 2020” được gửi tới các cơ quan thực thi pháp luật

1.000 tài liệu “Hướng dẫn thực thi pháp luật về Bảo vệ động vật hoang dã 2020” được gửi tới các cơ quan thực thi pháp luật
(PLVN) -Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa ra mắt tài liệu “Hướng dẫn thực thi pháp luật về Bảo vệ động vật hoang dã 2020” mới nhất. 

Tài liệu nhằm hỗ trợ cơ quan chức năng trong quá trình xử lý các vi phạm liên quan đến động vật hoang dã (ĐVHD) và xử lý tang vật sau khi tịch thu hoặc được tự nguyện chuyển giao trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực tại thời điểm phát hành tài liệu này (tháng 5/2020).

Theo bà Bùi Thị Hà - Phó Giám đốc ENV, tài liệu "Hướng dẫn thực thi pháp luật về ĐVHD" của ENV được xuất bản lần đầu tiên vào đầu năm 2018, và liên tục được cập nhật, bổ sung qua các năm. 

Cũng theo bà Hà, trong ấn phẩm tái bản mới nhất này,  các văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực thi hành như  Nghị định 64/2019/NĐ-CP sửa đổi Điều 7 Nghị định 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do Chính phủ ban hành ngày 16/07/2019; Thông tư 29/2019/TT-BNNPTNT quy định về xử lý động vật rừng là tang vật, vật chứng; động vật rừng do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp Nhà nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành ngày 31/12/2019 đã được bổ sung giúp người sử dụng có cái nhìn tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến ĐVHD. Danh mục loài và mức độ bảo vệ của các loài ĐVHD cũng được rà soát để đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật trong nước và quốc tế áp dụng tại thời điểm hiện tại.

Hướng dẫn thực thi pháp luật về Bảo vệ ĐVHD” được xây dựng nhằm hỗ trợ các cơ quan chức năng xử lý các vi phạm phổ biến về ĐVHD (ảnh minh họa)
Hướng dẫn thực thi pháp luật về Bảo vệ ĐVHD” được xây dựng nhằm hỗ trợ các cơ quan chức năng xử lý các vi phạm phổ biến về ĐVHD (ảnh minh họa) 

Trao đổi về mục đích ra đời của tài liệu, bà Hà cho biết “Hướng dẫn thực thi pháp luật về Bảo vệ ĐVHD” được xây dựng nhằm hỗ trợ các cơ quan chức năng xử lý các vi phạm phổ biến về ĐVHD như: hành vi quảng cáo rao bán ĐHVD, săn bắt, vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép ĐHVD hay các sản phẩm của.

Cùng với cơ sở pháp lý tương ứng, các cơ quan chức năng có thể tham khảo các biện pháp xử lý đối với từng hành vi vi phạm tác động lên mỗi loài nhất định theo quy định của pháp luật một cách nhanh nhất. 

"ENV cũng đưa ra các khuyến nghị đối với các cơ quan chức năng có thẩm quyền về trình tự, thủ tục cũng như cách thức xử lý tang vật ĐVHD bị tịch thu hay tự nguyện chuyển giao để vừa đảm bảo áp dụng chính xác pháp luật vừa có ý nghĩa bảo tồn với các loài ĐVHD.

Các biện pháp được khuyến khích thực hiện với các loài ĐVHD như chuyển giao tới trung tâm cứu hộ phù hợp đối với các loài ĐVHD còn sống hoặc chuyển giao tới các cơ sở nghiên cứu khoa học, bảo tàng thiên nhiên và tiêu hủy trong trường hợp ĐVHD đã chết hoặc sản phẩm, bộ phận của ĐVHD" - theo bà Hà

Được biết, hơn 1.000 bản in tài liệu này sẽ được gửi tới các cơ quan thực thi pháp luật, Tòa án, Viện Kiểm sát trên khắp cả nước để hỗ trợ hiệu quả các nỗ lực thực thi pháp luật. 

Các cá nhân, cơ quan thực thi pháp luật về ĐVHD có nhu cầu nhận thêm bản in tài liệu này có thể liên hệ đến đường dây nóng 1800-1522 của ENV hoặc email đến địa chỉ: cgteam.env@gmail.com để được hỗ trợ. 

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng tiếng nói chung trước thềm đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa

Xây dựng tiếng nói chung trước thềm đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa

(PLVN) -  Trước thềm Hội nghị Liên chính phủ đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa, phiên thứ 5 (INC-5) (sẽ diễn ra từ ngày 24/11 đến 01/12/2024 tại Busan, Hàn Quốc), Hội thảo kỹ thuật với chủ đề “Hướng tới Busan - Kịch bản cho Việt Nam” đã được tổ chức với mục tiêu tham vấn và xây dựng phương án đàm phán, kịch bản của Việt Nam.

Đọc thêm

Hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng

Việc buôn bán trái phép các loài ngoại lai là mối đe dọa tiềm ẩn với đa dạng sinh học và sức khỏe con người. (Nguồn: ENV)
(PLVN) - Là nội dung tập tài liệu thường niên vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu.

Nâng tiêu chuẩn khí thải xe máy - bước tiến xanh cho môi trường

Khí thải xe máy là vấn đề nhức nhối với ngành Giao thông và ngành Môi trường. (Nguồn: VGP)
(PLVN) - Đề xuất của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về việc nâng tiêu chuẩn khí thải cho xe gắn máy dưới 50cc lên mức tương đương với xe mô tô trên 50cc đang được dư luận quan tâm. Theo xu thế chung, đây có thể sẽ là một giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trong ngành Giao thông vận tải.

Không khí lạnh tăng cường ở miền Bắc

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng chiều tối và đêm mai, bộ phận không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ. Nhiệt độ có thể hạ thấp, vùng núi cao có nơi dưới 16 độ C.

Chưa khẳng định có hay không 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng chìm ở biển Quảng Nam

Chưa khẳng định có hay không 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng chìm ở biển Quảng Nam
(PLVN) - Theo các thuyền viên tàu hàng An Bình Phát 68, khi tàu gặp nạn, chìm ở vùng biển Quảng Nam thì trên tàu có 18.000 lít dầu DO. Tuy nhiên, Đại tá Trần Tiến Hiền cho hay, việc 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng An Bình Phát 68 là thuyền trưởng khai báo như vậy, chứ không thể khẳng định được là có đúng hay không.

Hà Nội: Cần nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường

Hà Nội vẫn còn tình trạng đốt chất thải gây ô nhiễm môi trường.
(PLVN) - Theo Sở TN&MT TP Hà Nội, tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường là do nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chủ đầu tư, một số ngành, cấp chính quyền, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư còn hạn chế và có tình trạng chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường còn khá phổ biến.