10 năm tranh chấp di sản thừa kế

Phiên tòa vắng mặt cả bị đơn và nguyên đơn.
Phiên tòa vắng mặt cả bị đơn và nguyên đơn.
(PLO) -Nguyên đơn vắng mặt là cụ bà 80 tuổi phải ngồi xe lăn. Người chồng 84 tuổi tóc bạc da mồi thay mặt vợ trình bày trước tòa. Bị đơn là 6 người em cùng cha khác mẹ với nguyên đơn, những người này đang ở nước ngoài nên chỉ có luật sư của họ xuất hiện. 
 

Gia đình đặc biệt

Do bị đơn không có mặt, nên suốt cả phiên tòa hầu hết là lời trình bày của phía nguyên đơn. Miếng đất tranh chấp rộng hơn 70m2, nằm ở quận 1 trung tâm của TP.HCM.

Chồng nguyên đơn trình bày: vợ ông là Nguyễn Thị Hoa (SN 1938). Khi vợ ông còn đang ở tuổi chập chững tập đi thì người mẹ không may qua đời. Họ hàng vun đắp cho người dì là bà Phạm Thị Thanh “nối duyên” của người chị xấu số. 

“Sảy mẹ bú dì”, người dì thương cháu gái đồng thời cũng là con riêng của chồng như con đẻ. Do kinh tế lúc bấy giờ còn khó khăn nên bà Hoa phải ở lại quê nhà với bà nội. Cha và dì vào Sài Gòn lập nghiệp. Cuộc hôn nhân lần thứ 2 này, cha của bà được 6 người con. Gia đình khá sung túc.

Bà Hoa ở quê lấy chồng là ông Phan Văn Minh. Bốn người con ra đời, vợ chồng bà đều là cán bộ nhà nước, cuộc sống cũng ổn định. Tuy không ở gần nhưng những người anh em cùng cha khác mẹ thường xuyên thư từ thăm hỏi.

Cả 6 người em cùng cha khác mẹ với bà Hoa lần lượt chuyển sang định cư ở nước ngoài. Lúc này, người dì thường xuyên viết thư cho bà Hoa kể về cuộc sống cô quạnh sau khi chồng mất, mong muốn gia đình bà Hoa chuyển vào Sài Gòn sống cùng. 

Chồng nguyên đơn hồi tưởng: “Thời điểm đó vợ chồng tôi đều là cán bộ nhà nước, công việc ổn định, nhà cửa đàng hoàng. Các cô, các cậu ấy (những người em cùng cha khác mẹ với nguyên đơn – PV) ở nước ngoài liên tục viết thư về động viên. Họ nói họ có cuộc sống thành đạt ở trời Tây, thương anh chị thiệt thòi nên sẽ không tranh chấp tài sản mà chỉ mong chúng tôi vô chăm sóc mẹ. Vợ tôi suy nghĩ lắm, cô ấy nói: bố mẹ không còn, dì cũng như mẹ, không nỡ để dì sống một mình...”. Năm 1977, vợ chồng nguyên đơn vào Nam.

Mấy năm sau người dì ruột cũng sang định cư cùng các con. Trước khi đi bà viết giấy: Để lại mảnh đất cho con gái là Nguyễn Thị Hoa và con rể là Phan Văn Minh. Sau khi mẹ mất, anh chị em trong và ngoài nước vẫn giữ quan hệ tốt, thư qua thư lại động viên nhau. 

Giằng co thương lượng

Cách đây khoảng 10 năm, những người em cùng cha khác mẹ bắt đầu đòi nhà. Họ cho rằng vợ chồng bà Hoa chỉ là người ở nhờ, nên giờ phải trả lại. Những người này đồng ý hỗ trợ tiền để vợ chồng ông chuyển đi. Thương lượng không thành, những người anh em trên ra phòng công chứng kê khai mảnh đất là di sản thừa kế đứng tên họ.

Vợ chồng bà Hoa biết tin bèn đưa đơn kiện, yêu cầu đưa tên bà Hoa vào danh sách những người thừa kế.

Đại diện nguyên đơn nộp cho tòa án mảnh giấy đã ố vàng, nói: “Trước lúc xuất cảnh dì tôi viết giấy ghi rõ, để lại mảnh đất cho con gái là Nguyễn Thị Hoa và con rể là Phan Văn Minh”.

Luật sư phía bị đơn phản bác: Tờ giấy không có giá trị do bà Hoa không phải con ruột.

Chồng nguyên đơn phân trần: “Thời điểm đó, đi xuất cảnh là phải giao đất lại cho nhà nước, nhờ có vợ chồng tôi gìn giữ mấy chục năm nên mảnh đất vẫn còn. Sáu ngôi mộ của gia đình dì tôi cũng chăm sóc chu đáo, 2 lần quy hoạch tôi bốc mộ mang về quê xây cất lại cho đàng hoàng. 

Vợ chồng tôi cũng vì đất đai hương hỏa của ông bà nên giữ gìn chăm sóc. Tôi là cán bộ nhà nước, 2 lần được đơn vị phân nhà đều từ chối vì nghĩ chúng tôi đã có nhà cửa đàng hoàng, để tiêu chuẩn đó dành cho những người khó khăn hơn. Thật không ngờ, bây giờ vợ chồng tôi ở tuổi gần đất xa trời thì các cô các cậu ấy về đòi nhà, đòi đất”.

Ông tiếp: “Ban đầu họ đề nghị hỗ trợ 300 triệu đồng để vợ chồng tôi chuyển đi, thương lượng mấy năm không thành lại đề nghị 800 triệu, rồi gần đây là 2 tỷ đồng. Miếng đất hiện giờ trị giá khoảng 15 tỷ, họ đều là những người thành đạt và có vị trí ở nước ngoài nhưng họ kỳ kèo trả giá mãi nên chẳng đặng thì đừng ở tuổi này chúng tôi còn phải ra đứng trước tòa”.

Suốt cả buổi sáng, HĐXX kiên nhẫn nghe đại diện nguyên đơn trình bày, đến đây đại diện Viện kiểm sát lên tiếng:

- Thế ông yêu cầu như thế nào?

- Gia đình tôi cả con lẫn cháu là hơn 10 người, tôi không cần ở trung tâm chỉ mong mua được căn nhà ở ngoại thành để cả nhà chung sống. Tôi đã tham khảo nhiều nơi, ngôi nhỏ đủ cho gia đình tôi sống khoảng 4 tỷ đồng.

Đại diện Viện kiểm sát quay sang luật sư của bị đơn:

- Phía bị đơn hỗ trợ tối đa được bao nhiêu?

- Khoảng 2 tỷ.

- Đất đai thì bao nhiêu cũng không đủ, nhưng theo tôi nghĩ mảnh đất 2 tỷ để cho 10 người ở cũng không dễ mua. 

Vị kiểm sát viên nhẹ nhàng phân tích:

- Những người trong vụ án cũng chẳng phải người ngoài đều ruột già máu mủ cả, mấy chục năm tình nghĩa giờ cuối đời còn nhìn nhau. Luật sư có cần HĐXX dừng phiên tòa để trao đổi với phía bị đơn thêm không?

15 phút trôi qua, luật sư trình bày:

- Thân chủ tôi cảm ơn thiện chí của HĐXX, vụ án kéo dài 2 bên đều thiệt hại, thân chủ tôi đồng ý thương lượng thêm. Tuy nhiên phía chúng tôi vẫn cho rằng yêu cầu 4 tỷ là quá cao so với giá trị ngôi nhà.

Nguyên đơn: “Dưới 4 tỷ gia đình tôi không chấp nhận”.

Chủ tọa phải xoa dịu: “Tôi nghĩ phía bị đơn có thể hỗ trợ thêm một chút để gia đình bà Hoa có chỗ ổn định cuộc sống, phía nguyên đơn cũng nên giảm một chút, cả hai đều khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình thì vụ án sẽ kéo dài hai bên đều thiệt hại, tình cảm mấy chục năm cũng không còn.

Sau khi nghe HĐXX phân tích hai bên đồng ý dừng phiên tòa để tiếp tục thương lượng.

Tin cùng chuyên mục

Cộng đồng mạng có thể dễ dàng “tẩy chay”, cô lập một nhãn hàng, một gia đình, một công ty,... (Ảnh minh họa - Nguồn: Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị)

Những "phiên toà" khắc nghiệt mang tên mạng xã hội

(PLVN) - Sự bùng nổ của mạng xã hội đã mở ra kỷ nguyên thông tin mới, mang đến nhiều cơ hội chia sẻ thông tin nhanh chóng và đa chiều. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện lợi đến do mạng Internet đem lại, vẫn còn đó những “phiên tòa” vô cùng khắc nghiệt mang tên “dư luận mạng”.

Đọc thêm

Công an Kon Tum cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Đối tượng lừa đảo qua mạng nhắn tin, dẫn dụ bị hại. (Ảnh: Công an tỉnh cung cấp)
(PLVN) - Phòng An ninh mạng - Công an tỉnh Kon Tum và Ngân hàng ACB chi nhánh Kon Tum đã kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo hơn 500 triệu đồng với chiêu giả danh người Mỹ muốn chuyển tiền về Việt Nam đầu tư.

Sơ thẩm vụ 'Trốn thuế' ở Phú Giáo (Bình Dương): VKS đề nghị phạt tiền với 3 bị cáo

VKS đề nghị HĐXX phạt tiền các bị cáo về tội “Trốn thuế”.
(PLVN) - Hôm qua (12/12), TAND huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) mở phiên sơ thẩm với bị cáo Nguyễn Thị Phương Huệ (SN 1967), Trần Thanh Tài (SN 1997, con trai bà Huệ, cùng ngụ huyện Phú Giáo) và Võ Đức Quang (SN 1993, ngụ Chơn Thành, Bình Phước) về tội “Trốn thuế”. Cả ba bị cáo buộc trốn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi khai giá mua bán đất thấp hơn giá thực tế.

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép
(PLVN) -  Hạt Kiểm lâm Hoàng Liên (Vườn Quốc gia Hoàng Liên) phối hợp với Trạm Kiểm lâm số 3, Công an xã Tả Van và Ban Chỉ huy Quân sựu xã Tả van (thị xã Sa Pa) vừa bắt quả tang 01 đối tượng vận chuyển trái phép gỗ pơ mu.

Truy tố ông Trần Đình Triển

Ảnh minh họa
(PLVN) - VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Đình Triển (SN 1959, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Khởi tố nghi can hàng loạt vụ trộm trên xe ô tô tại Rạch Giá

Bị can Ngô Phụng Tuấn
(PLVN) - Ngày 11/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với Ngô Phụng Tuấn (SN 2006, ngụ phường An Bình, TP Rạch Giá) về tội "Trộm cắp tài sản".