10 câu cha mẹ nên nói thường xuyên

0:00 / 0:00
0:00
Thơ ấu là thời điểm hoàn hảo để nuôi dưỡng và khuyến khích tự tin, giúp trẻ có sức mạnh đạt đến mục tiêu chúng muốn.

Dưới đây là 10 cụm từ củng cố sự tự tin của trẻ mà cha mẹ có thể sử dụng hàng ngày.

'Con có thể tin tưởng vào bố/mẹ' hoặc 'Bố/mẹ ở đây để giúp con'

Bất cứ khi nào bạn thấy con nghi ngờ bản thân hoặc muốn làm điều gì đó nhưng không đủ can đảm thực hiện vì không biết cách hoặc vì sợ hãi, hãy nhắc chúng rằng bạn ở bên con. Hãy cho con biết rằng chúng có thể tin tưởng vào bạn và có sự hỗ trợ của bạn nếu cần.

Trẻ em luôn cần cảm giác rằng chúng có thể trông cậy vào cha mẹ bất cứ khi nào gặp khó khăn. Bên cạnh việc củng cố sự gắn bó giữa cha mẹ và con cái, cảm xúc này cũng sẽ mang lại cho trẻ sự an toàn và tự tin hơn rất nhiều.

Bằng cách học và thực hành niềm tin này khi còn nhỏ, sự trưởng thành và phát triển của trẻ sẽ dễ dàng hơn, đặc biệt là khi trưởng thành, chúng phải đối phó với những tình huống khó khăn hơn.

"Nói cho mẹ biết đi" hoặc "Mẹ đang nghe"

Dù bạn bận, đừng nói với con rằng bạn không có thời gian cho chúng. Thời điểm con muốn chia sẻ điều gì đó với bạn là thời điểm tốt để cho chúng thấy bạn thực sự ở bên chúng.

Nên tạm dừng việc bạn đang làm. Đối với bạn, đó chỉ là vài phút, nhưng đối với con, điều đó có nghĩa là bạn quan tâm tới chúng, chúng có thể tin tưởng vào bạn. Hãy lắng nghe thật kỹ, đừng chế nhạo câu chuyện của trẻ hoặc hạ thấp tầm quan trọng của câu chuyện trẻ nói. Nên thể hiện sự quan tâm và hào hứng với những gì chúng nói với bạn. Đây là cách lý tưởng để xây dựng giao tiếp với trẻ và củng cố lòng tin của chúng đối với bạn. Sau này, khi trưởng thành, trẻ sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm và mối quan tâm của chúng với bạn.

Mẹ/bố yêu con rất nhiều

Chăm sóc trẻ, trả tiền học hành, cho trẻ tham gia các lớp học thêm, mua cho chúng mọi thứ chúng cần... là chưa đủ.

Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, ngoài việc thể hiện tình yêu thương với trẻ thông qua hành động, chúng ta cũng nên thực hiện bằng lời nói. Điều này giúp củng cố mối liên kết giữa cha mẹ và con cái, cải thiện giao tiếp trong gia đình. Ngoài ra, lời nói của cha mẹ cũng mang lại cho trẻ em sự tự tin và yên tâm, khi chúng cảm thấy được bao bọc bởi tình yêu thương. Từ đó, trẻ củng cố trí tuệ cảm xúc của mình, biết tôn trọng và lịch sự với người khác.

Con có thể tha lỗi cho bố/mẹ không?

Con người ai cũng có thể mắc sai lầm, bố mẹ không là ngoại lệ. Vì thế, khi bạn sai, hãy xin lỗi. Khi trẻ thấy rằng cha mẹ, những "siêu anh hùng" trong mắt chúng, gạt cái tôi sang một bên và đề nghị sự tha thứ, chúng sẽ nhận ra điều đó thực sự quan trọng như thế nào.

Nhiều trường hợp, cha mẹ không những không xin lỗi mà còn ép buộc con cái phải làm điều đó. Điều này gửi đến trẻ một thông điệp rất khó hiểu. Tốt nhất cha mẹ nên giải thích mình đã sai ở đâu, mình học được những gì, để con bạn cũng có thể hiểu và áp dụng.

Bố/mẹ tin tưởng con

Việc được cha mẹ tin tưởng khiến mọi đứa trẻ cảm thấy như thể có phép thuật, khiến chúng thêm tự tin và quyết tâm làm công việc đến cùng. Đương nhiên, sự tin tưởng cha mẹ thốt ra không nên là lời nói dối, nó cần dựa trên thực tế và có sự chính đáng.

Bố/mẹ hiểu cảm giác của con

Cụm từ này phản ánh sự đồng cảm và sự kết nối của cha mẹ với cảm xúc của con cái. Điều này truyền tới chúng thông điệp rằng chúng có thể tin tưởng vào sự hiểu biết và hỗ trợ của đấng sinh thành.

Trên thực tế, đối với cả trẻ em và người lớn, việc biết rằng ai đó hiểu mình khiến chúng ta cảm thấy được hỗ trợ, từ đó tự tin hơn.

Khi trẻ em cảm thấy không được hiểu, chúng trở nên thất vọng, điều này dẫn đến cảm xúc tiêu cực, những hành vi hung hăng, nổi cơn thịnh nộ vô cớ, khóc lóc không kiểm soát và la hét...

Cứ khóc nếu con muốn

Khóc là một quá trình hoàn toàn tự nhiên mà cả trẻ em lẫn người lớn đều trải qua, trong những tình huống khác nhau. Yêu cầu trẻ không khóc là ép trẻ kìm nén cảm xúc, đồng nghĩa với việc trẻ sẽ không bao giờ học cách quản lý được cảm xúc.

Những cụm từ phổ biến như "hãy dũng cảm lên", "đàn ông không được khóc"... đều mang lại tác động tiêu cực. Vì vậy, điều tốt nhất bạn có thể làm là để trẻ bộc lộ cảm xúc, lắng nghe chúng và đưa ra sự hỗ trợ phù hợp.

Bố/mẹ tự hào về con

Đây là một cụm từ có sức mạnh cha mẹ nên sử dụng thường xuyên với con cái trong các tình huống cho phép, nhằm khen ngợi nỗ lực của trẻ. Do đó, đừng tập trung vào kết quả trẻ đạt được, hãy tập trung vào công việc trẻ đã làm, quá trình trẻ đã trải qua cùng những chướng ngại trẻ đã vượt được.

Tuy nhiên, những lời khen ngợi phải chính đáng và được đưa ra đúng lúc, điều đó sẽ giúp con tự tin hơn và củng cố tích cực lòng tự trọng của chúng.

Ý kiến của con là quan trọng với bố/mẹ

Lắng nghe ý kiến của những đứa con, liên quan tới các quyết định gia đình, sẽ giúp củng cố lòng tự trọng của trẻ và khiến chúng cảm thấy hạnh phúc, khi là một phần tích cực của gia đình.

Cuộc sống của người trưởng thành dựa trên việc đưa ra quyết định, vì vậy, việc phát triển khả năng này ngay từ khi còn nhỏ là cần thiết. Vì vậy, bất cứ khi nào có cơ hội, hãy hỏi ý kiến của con, ví dụ con muốn làm gì, ăn gì... vào cuối tuần.

Cha mẹ cũng có thể cùng con tranh luận quan điểm và nghe trẻ giải thích tại sao chúng nghĩ vậy. Để trẻ chia sẻ ý kiến cá nhân không chỉ có lợi cho con mà còn cho cả cha mẹ, vì thông qua đó, bạn hiểu góc nhìn của con mình.

Cảm ơn con rất nhiều

Lời cảm ơn mang ý nghĩa nói cho trẻ rằng bạn biết những gì trẻ đã làm, bạn đánh giá cao điều đó. Hãy cảm ơn trẻ trong các công việc hàng ngày chúng làm, khen ngợi và cảm ơn trẻ khi hành xử chừng mực, kiên nhẫn ở nơi công cộng...

Đọc thêm

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.