Trang phục riêng nâng cao vị thế của Trợ giúp viên pháp lý?

Hầu hết các ý kiến cho rằng, không nên đặt vấn đề tài chính, tần suất mặc trang phục trong năm lên trước mà “quên” ý nghĩa của việc xây dựng trang phục cho Trợ giúp viên. Chi tiết nhỏ này sẽ giúp cho các Trợ giúp viên nâng cao được vị thế, tạo niềm tin khi tham gia tố tụng.

Hiện nay, khi tham gia tố tụng tại các phiên tòa, người tiến hành tố tụng, Luật sư đều có trang phục riêng, ngoại trừ Trợ giúp viên pháp lý. Việc mặc trang phục thống nhất khi tham dự tòa hoặc khi thực hiện nhiệm vụ trợ giúp pháp lý (TGPL) được hầu hết Trợ giúp viên đón nhận, ủng hộ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều.

Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền chủ trì hội thảo
Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền chủ trì hội thảo

Trợ giúp viên pháp lý sẽ có trang phục riêng?

Việc xây dựng hình ảnh đẹp về người thực hiện TGPL, trong đó có Trợ giúp viên pháp lý là việc làm cần thiết để khẳng định vai trò, mục đích, ý nghĩa của công tác TGPL. Sự chuyên nghiệp của Trợ giúp viên pháp lý không chỉ thể hiện ở tác phong, thái độ, kỹ năng làm việc mà còn bộc lộ qua trang phục, đặc biệt là khi tác nghiệp ở những nơi trang nghiêm như Tòa án.

Đó chính là một trong những trăn trở, băn khoăn của hầu hết lãnh đạo các Sở Tư pháp, Trung tâm TGPL Nhà  nước của 21 tỉnh thành, Cục TGPL, Viện khoa học Pháp lý tại Hội thảo “Về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 07/2007/NĐ-CP của Chính phủ” được Bộ Tư pháp tổ chức sáng 2/8/2012 tại Hải Phòng, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền.

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 07/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TGPL bổ sung :“Trợ giúp viên pháp lý được cấp trang phục riêng, bao gồm: quần áo thu đông, áo măng tô, áo sơ mi dài tay, quần áo xuân hè, thắt lưng da, giày da, dép quai hậu, bít tất, cà vạt, cặp tài liệu”.

Đồng quan điểm với nội dung trên của Dự thảo, ông Trần Huy Liệu - Quyền Cục trưởng Cục TGPL - khẳng định, Trợ giúp viên pháp lý hoạt động không khác gì Luật sư khi tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL. Trong khi đó, các chức danh như Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Luật sư đều có quy định trang phục riêng khi tham gia tố tụng tại phiên tòa. Vì vậy, để đảm bảo tính nghiêm trang, tương xứng với vị thế của Trợ giúp viên pháp lý - một bên tranh tụng -  thì việc quy định trang phục cho họ là hết sức cần thiết.

Theo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2012, toàn quốc hiện có 305 Trợ giúp viên pháp lý. Theo Chiến lược phát triển TGPL ở Việt  Nam đến năm 2020, định hướng 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 thì đến năm 2015, cả nước có khoảng 1.000 Trợ giúp viên pháp lý, đến năm 2020 cả nước mới có khoảng 1.500 Trợ giúp viên. Với số lượng đó, nhiều đại biểu cho rằng, kinh phí ngân sách nhà  nước phải chi trả cho việc trang bị trang phục trên không phải là lớn.

Xây “bản sắc” – lãng phí hay không?

Tại  Hội thảo, chuyên gia, Ths Nguyễn Hải Anh (đơn vị độc lập góp ý Dự thảo- PV) lại khẳng định, trong Luật TGPL hiện chưa có quy định liên quan đến việc chuẩn bị trang phục riêng cho Trợ giúp viên pháp lý. Vì vậy, nếu trong văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật TGPL lại quy định về trang phục của Trợ giúp viên thì sẽ không đảm bảo thực hiện đúng quan điểm chỉ đạo xây dựng Nghị định.

Ngoài ra, Ths Nguyễn Thị Phương Thảo cho rằng, luật pháp về tố tụng chưa quy định tư cách tham gia tố tụng trực tiếp của trợ giúp viên. Khác với Thẩm phán, Kiểm sát viên dự tòa, Trợ giúp viên pháp lý không đại diện cho cơ quan nhà nước (cơ quan công quyền) thực hiện nhiệm vụ mà chỉ có tư cách người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị  cáo để thực hiện việc bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự...

Do vậy, Trợ giúp viên chưa nhất thiết phải có một trang phục riêng để  thể  hiện “bản sắc” của mình. Ngoài ra, theo các chuyên gia này, vấn đề trên cần phải cân nhắc thêm vì tần suất tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý không phải là thường xuyên.

Tuy nhiên, hầu hết các đại biểu đều cho rằng, không nên đặt vấn đề tài chính, tần suất mặc trang phục trong năm lên trước mà “quên” ý nghĩa của việc xây dựng trang phục cho Trợ giúp viên.

Điều quan trọng, chi tiết nhỏ này sẽ giúp cho các Trợ giúp viên nâng cao được vị thế, tạo niềm tin khi tham gia tố tụng. Ông Nguyễn Bá Sơn - Giám đốc Sở Tư pháp Đà Nẵng - khẳng định trang phục riêng dành cho trợ giúp viên sẽ là một trong những “nước cờ” chuyển hướng hoạt động TGPL nói chung theo hướng chuyên nghiệp hơn.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền, việc quy định mẫu trang phục cho Trợ giúp viên là cần thiết, nhưng cũng cần cân nhắc những vấn đề mà các chuyên gia đã góp ý. Đồng thời, Thứ trưởng khẳng định về cơ bản, các đại biểu nhất trí đối với các nội dung trong Dự thảo Nghị định.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đã đưa ra những góp ý quan trọng liên quan đến việc bổ sung một số đối tượng được TGPL theo quy định của  pháp luật; quy định cơ cấu, tổ chức của Trung tâm, Chi nhánh TGPL cho phù hợp với pháp luật về viên chức…

Tất cả các ý kiến đó sẽ là căn cứ để xây dựng Nghị định 07 hoàn thiện hơn, kịp thời đi vào cuộc sống để “giảm nghèo pháp luật” cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng...

Phương Thanh

Tin cùng chuyên mục

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

(PLVN) -Sáng 04.5.2024, Đoàn lãnh đạo và công chức Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1, TPHCM do ông Nguyễn Tiến Huy - Bí Thư Chi bộ, Chi cục trưởng làm trưởng đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, thăm quan bến Nhà Rồng nhân dịp hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2024), Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024) và 113 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2024).

Đọc thêm

Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự TP Hải Dương: “Bước cuối cùng mới phải cưỡng chế”

Tập thể cán bộ, công chức Chi cục THADS TP Hải Dương. (Ảnh:haiduong.gov.vn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Quý, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hải Dương chia sẻ: “Việc cưỡng chế rất phức tạp, liên quan đến hàng chục, cơ quan đơn vị, quy trình gồm nhiều bước, không những rất tốn kém tiền của, công sức mà còn lo ngại đến an ninh trật tự trên địa bàn. Do đó, quan điểm của chúng tôi là bằng mọi biện pháp, phải vận động thuyết phục đến cùng, bước cuối cùng mới đến cưỡng chế”.

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp
(PLVN) -Sẵn sàng tâm thế để đón nhận nhiệm vụ mới nếu Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm giao một số Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An thực hiện cấp Phiếu LLTP được thông qua, tuy nhiên, các Phòng Tư pháp cũng mong muốn được tăng cường nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Thi hành án dân sự địa phương chủ động gỡ khó

Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ làm việc với Cục THADS TP.HCM (nguồn Cục THADS TP.HCM).
(PLVN) - Trong bối cảnh công tác thi hành án dân sự (THADS) ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều giải pháp đã được các cơ quan THADS chủ động triển khai để phấn đấu đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
(PLVN) -Ngày 27/4, Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc và thân hữu đã phối hợp với Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc, Tỉnh đoàn Hoà Bình, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc tổ chức Chương trình thiện nguyện “CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG” trao tặng 200 chiếc xe đạp và một số phần quà dành cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .