Vì sao có chuyện bổ nhiệm cán bộ nhiều tới mức bất thường?

Biệt thự đồ sộ của ông Trần Văn Truyền - nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ từng gây nhiều tranh cãi trong dư luận
Biệt thự đồ sộ của ông Trần Văn Truyền - nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ từng gây nhiều tranh cãi trong dư luận
(PLO) - Nguồn gốc tài sản của nhiều người, nhiều cán bộ công chức, người dân không phải chỉ là thu nhập của chính người đó mà còn là của các thành viên trong gia đình. Bố làm thanh tra nhưng vợ, con kinh doanh, hoàn toàn dễ hiểu.
Tại cuộc họp báo của Thanh tra Chính phủ, trước nhiều câu hỏi về việc dư luận cho rằng trước khi nghỉ hưu, ông Trần Văn Truyền (nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ) ký một loạt các quyết định bổ nhiệm cán bộ năm 2011 nhiều đến mức “bất thường”, ông Trần Đức Lượng - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP)- thẳng thắn thừa nhận, năm 2011 có việc bổ nhiệm “quá” nhiều cán bộ so với quy định; trong đó có Vụ có đến 4 Phó Vụ trưởng, thậm chí 5 Phó Cục trưởng ở một Cục. 
Bổ nhiệm nhiều do đặc thù…
Tuy nhiên, ông Lượng lý giải, do đặc thù của công tác thanh tra, nhiều cán bộ có năng lực, kinh nghiệm nhưng đã quá tuổi bổ nhiệm. Năm 2010, TTCP đã ban hành quy chế về điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ hàm cấp vụ. 
Theo đó, chỉ 8 tháng đầu năm 2011, TTCP đã bổ nhiệm 23 người có hàm cấp vụ là những người đã từng đảm nhiệm các vị trí công tác, có kinh nghiệm; đồng thời, để chuẩn bị nhân sự cho 3 đơn vị mới đã bổ nhiệm 10 cán bộ cấp vụ, 15 cán bộ cấp phòng, nâng số cán bộ bổ nhiệm lên gần 50 người. 
Ngoài việc quá số lượng, còn nhiều trường hợp cán bộ được bổ nhiệm chưa đảm bảo điều kiện về thời gian công tác, chứng chỉ lý luận chính trị… Cá biệt, có trường hợp chỉ sau thời gian bổ nhiệm rất ngắn đã vi phạm pháp luật đến mức phải cách chức. 
Ông Lượng cũng phân trần, trách nhiệm trong việc bổ nhiệm cán bộ vượt quá quy định thuộc về tập thể Ban Cán sự Đảng bộ Tổng TTCP khóa trước và cá nhân Bí thư Đảng ủy, Tổng TTCP khi đó. Riêng trường hợp ông Lê Sỹ Bảy - Vụ trưởng Vụ 1 - có dư luận cho rằng đưa ra một người duy nhất để bầu cho một vị trí, ông Lượng khẳng định không đúng, vì đây là cơ chế bổ nhiệm, không phải bầu cán bộ, nên việc đưa ra một hay hai “ứng viên” là quyền của người đứng đầu đơn vị quyết định. 
TTCP khẳng định việc bổ nhiệm ông Bảy là đúng quy trình, còn việc xem xét sai phạm, trách nhiệm của cá nhân này cần chờ cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định cuối cùng. 
Tài sản giá trị lớn nhưng không phải không minh bạch
Với câu hỏi “vì sao cán bộ thanh tra nhiều tài sản”, Phó Tổng TTCP cho rằng: “Nguồn gốc tài sản của nhiều người, nhiều cán bộ công chức, người dân không phải chỉ là thu nhập của chính người đó mà còn của các thành viên trong gia đình. Bố làm thanh tra nhưng vợ, con kinh doanh, hoàn toàn dễ hiểu. Không nên gắn thu nhập cụ thể của một người với khối tài sản mà người ta phải kê khai. Vì theo quy định của pháp luật, họ phải kê khai tài sản của mình, của vợ và con chưa thành niên”.
Ông Trần Đức Lượng - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ
Ông Trần Đức Lượng - Phó Tổng
Thanh tra Chính phủ
Riêng với thông tin tài sản của một số cán bộ lãnh đạo TTCP, trong đó có Phó Tổng TTCP Ngô Văn Khánh, được cho là “không minh bạch”, ông Lượng trả lời: “Chưa thấy chỗ nào khẳng định tài sản của các trường hợp này là không minh bạch. Có những trường hợp đã được kiểm tra, kết luận là tài sản thực tế và kê khai là khớp đúng, việc kê khai là chính xác, đầy đủ, không thể nói là không minh bạch. Có trường hợp không chỉ kê khai một lần mà kê khai hàng năm để phục vụ đánh giá cán bộ, có sự xem xét đối chiếu bản cũ, bản mới xem có khớp đúng không. Cho đến nay chúng tôi chưa có thông tin nào là việc kê khai hàng năm có sự sai lệch, mà khớp đúng, logic, theo đúng quy định của pháp luật là kê khai tài sản của mình, vợ và con chưa thành niên”.
Ông Lượng nói thêm: Một số đồng chí trong giai đoạn gần đây có bước trưởng thành tiến bộ, được bổ nhiệm. Và mỗi lần bổ nhiệm cũng kê khai tài sản, được thẩm định bởi cơ quan thẩm định hồ sơ cán bộ.
“Tôi khẳng định không có thông tin nào nói việc kê khai tài sản là không minh bạch, mà chỉ có một kết luận là các đồng chí đã kê khai đúng theo quy định của pháp luật”, theo ông Lượng “phải rất thẳng thắn với nhau ở chỗ này”.
Minh bạch tài sản mỗi nước có mức độ khác nhau
Đối với việc công khai, quản lý và sử dụng bản kê khai tài sản, Phó Tổng TTCP Trần Đức Lượng cho biết việc này đã được quy định cụ thể trong Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi, một nghị định của Chính phủ và một thông tư của TTCP.
“Việc này liên quan đến bí mật đời tư của cá nhân được pháp luật bảo vệ”, ông Lượng nói. “Chúng tôi không khẳng định là trong nội bộ tuyệt đối không có khiếu nại, tố cáo, nhưng nếu báo chí nhận được các đơn thư như vậy hãy trao đổi với chúng tôi, cao nhất là Tổng TTCP sẽ phân công các lãnh đạo, cán bộ cục, vụ, viện làm việc để thông tin đầy đủ, chính xác, khách quan cho báo chí”.
Phó Tổng TTCP cũng cho biết cơ quan này được giao xây dựng đề án kiểm soát thu nhập của người có chức vụ quyền hạn, đã trình và được Chính phủ cho ý kiến, tới đây sẽ tiếp tục xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để sau đó Quốc hội thông qua.
“Minh bạch tài sản thu nhập là một trong những giải pháp phòng ngừa tham nhũng có hiệu quả, được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, tất nhiên mỗi nước có mức độ công khai, minh bạch khác nhau. Bộ Chính trị đã có chỉ thị yêu cầu đảng viên phải tiên phong gương mẫu trong thực hiện việc minh bạch tài sản và thu nhập”.
Về kết quả hoạt động thanh tra quý I/2014, Thanh tra Chính phủ cho biết, tại một số Bộ, ngành và địa phương phát hiện nhiều vi phạm về kinh tế với số tiền kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 25.225 tỷ đồng, 3.653ha đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý 7.850 tỷ đồng. Cơ quan Thanh tra cũng kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 1.586 tập thể, 2.675 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 72 vụ việc, 75 người. 
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng cũng cho biết, trong quý II sẽ thanh tra tại Bộ Y tế về việc xây dựng các bệnh viện, một số chuyên khoa, với mục tiêu giảm tải tuyến Trung ương và tăng cường năng lực chuyên môn ở tuyến dưới; thanh tra tại Bảo hiểm Tiền gửi, TCty Lương thực miền Nam; thanh tra đầu tư, quản lý đất đai tại một số địa phương như: Nghệ An, Thanh Hóa và Điện Biên…Ông Lượng cho biết thêm, Thanh tra Chính phủ chưa nhận được đơn thư phản ánh, kiến nghị liên quan đến đoạn cong đường Trường Chinh, nhưng cũng đã làm việc với UBND TP.Hà Nội về việc này.

Tin cùng chuyên mục

Thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TP HCM

(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký Quyết định số 62/QĐ-BCĐCTTĐQG thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (Tổ công tác).

Đọc thêm

Thành phố Hồ Chí Minh: Phát huy cao độ vai trò của Hội đồng nhân dân trong thực hiện Nghị quyết 98

Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
(PLVN) - Xác định việc triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là nhiệm vụ trọng yếu của toàn hệ thống chính trị TP, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, đồng thời tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ
(PLVN) - Chiều 6/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia A1. Do điều kiện công tác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không lên dự được lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên đã gửi vòng hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Phòng, chống tác hại thuốc lá mới thế nào để bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi chất gây nghiện?

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu đánh giá tác hại của các loại thuốc lá mới. (Ảnh: ĐBND).
(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Tái hiện bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Kỷ niệm chương cho các cựu chiến sĩ Điện Biên. Ảnh: VGP
(PLVN) - Tối 5/5, cầu truyền hình trực tiếp “Dưới lá cờ quyết thắng” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam VTV thực hiện diễn ra tại 5 điểm cầu. Các nội dung chương trình đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Việt Nam lên tiếng về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.

Phát hành đặc biệt bộ tem Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Những câu chuyện xúc động bằng hình ảnh

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan ký phát hành theo thủ tục đặc biệt Bộ tem kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Chiều 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh Điện Biên, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động của Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ .

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU
(PLVN) -  Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang vừa cử một đồng chí chủ trì, chỉ đạo cơ quan Chính trị phối hợp với các đồn Biên phòng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, cùng chung tay, góp sức tháo gỡ “thẻ vàng” do EC đang áp dụng đối với ngành Thủy sản Việt Nam.