Tổng Bí thư sáng nay lên đường thăm chính thức CHND Trung Hoa

Tổng Bí thư sáng nay lên đường thăm chính thức CHND Trung Hoa
Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình, sáng 12/1, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội lên đường thăm chính thức nước CHND Trung Hoa.

Tham gia Đoàn có các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt-Trung; Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; Phan Đình Trạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương 

Các đồng chí: Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương; Nguyễn Hoàng Anh, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng; Lê Hoài Trung, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Tổng Thư ký Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc; Hồ Mẫu Ngoạt, Trợ lý Tổng Bí thư, Phụ trách Văn phòng Tổng Bí thư; Nguyễn Khắc Chử, Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu; Đặng Minh Khôi, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN nghĩa Việt Nam tại CHND Trung Hoa cùng tham gia Đoàn.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam-Trung Quốc về tổng thể duy trì xu thế ổn định và có tiến triển nhất định trên một số lĩnh vực, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên. 

Hai bên thường xuyên duy trì giao lưu, tiếp xúc cấp cao và dưới các hình thức linh hoạt, góp phần tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác, đưa quan hệ hai nước phát triển lành mạnh và ổn định. 

Đặc biệt, trong các chuyến thăm chính thức CHND Trung Hoa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (4/2015); chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình (11/2015), lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã đạt được nhiều nhận thức chung và thỏa thuận để thúc đẩy quan hệ song phương. 

Hoạt động giao lưu giữa hai Đảng ngày càng phát triển sâu rộng. Hai bên đã ký Kế hoạch hợp tác hai Đảng giai đoạn 2016-2020; duy trì trao đổi đoàn cấp cao; phối hợp luân phiên tổ chức Hội thảo lý luận thường niên giữa hai Đảng nhằm trao đổi kinh nghiệm lý luận và thực tiễn về xây dựng Đảng, quản lý đất nước. 

Hợp tác đào tạo cán bộ được triển khai hiệu quả. Hai bên đã hoàn thành mục tiêu tổ chức 1.500 lượt cán bộ Việt Nam sang nghiên cứu, học tập, khảo sát tại Trung Quốc giai đoạn 2011-2015; tiếp tục ký Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa hai Đảng giai đoạn 2016-2020. Hợp tác, giao lưu giữa các ban Đảng, giữa các tổ chức Đảng ở địa phương của hai bên được thúc đẩy. 

Hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước tiếp tục được duy trì và mang lại hiệu quả thiết thực. Hai bên đã ký kết và đang đẩy mạnh triển khai “Chương trình hành động thực hiện quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện,” trong đó có việc thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng, Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển và Nhóm công tác hợp tác về tài chính-tiền tệ. 

Hai bên đã thành lập Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc (tháng 11/2006) và đã tiến hành 9 phiên họp. 

Quan hệ giữa các bộ, ngành quan trọng như ngoại giao, an ninh, quốc phòng được triển khai tích cực. 

Hai bên đã tổ chức giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc; thiết lập đường dây "nóng" giữa hai Bộ Quốc phòng, triển khai thường xuyên hợp tác trên lĩnh vực biên phòng, tàu hải quân thăm viếng lẫn nhau, hợp tác cảnh sát biển, hợp tác trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. 

Hai bên đang triển khai hợp tác trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; phối hợp bảo đảm an ninh, an toàn cho cơ quan, doanh nghiệp và công dân của nước này ở nước kia… 

Ngoài ra, phía Trung Quốc tích cực đáp ứng đề nghị của Việt Nam như: Tăng lượng xả nước từ đập thủy điện Cảnh Hồng để hỗ trợ khắc phục trình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long; hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn máy bay CASA-212 của Cảnh sát biển Việt Nam bị tai nạn tại vịnh Bắc Bộ…

Nhìn tổng thể, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc thời gian gần đây có những tiến triển tích cực và duy trì đà phát triển cơ bản ổn định. Tuy nhiên, quan hệ hai nước vẫn còn một số tồn tại, hiệu quả hợp tác kinh tế còn hạn chế. Trong bối cảnh đó, chuyến thăm chính thức nước CHND Trung Hoa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa rất quan trọng. 

Diễn ra trước thềm kỷ niệm 67 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (18/1/1950-18/1/2017) và Tết cổ truyền của mỗi nước, chuyến thăm nhằm tăng cường quan hệ song phương, định hướng phát triển lành mạnh, lâu dài cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, góp phần củng cố cục diện hòa bình, ổn định, thuận lợi để phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. 

Chuyến thăm nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả hợp tác hai nước trên các lĩnh vực, nhất là hợp tác về kinh tế, mang lại lợi ích thiết thực cho công cuộc xây dựng và phát triển của mỗi nước.

Đọc thêm

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Tạo sự đồng thuận, thống nhất cao và tính đến khả năng thực hiện

Phó Chủ tịch Thường trực QH Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng quy định trước khi trình QH. (Ảnh: Hồ Long)
(PLVN) - Chiều qua - 9/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc họp xin ý kiến lãnh đạo Quốc hội về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Phát triển Đồng bằng sông Hồng 'truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững'

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị
Sáng 9/5, kết luận Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, với tư duy mới, cách làm mới, niềm tin mới, tầm nhìn mới, tạo ra giá trị mới, triển khai thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng đảm bảo “truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững”.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm soát trong thực hiện chính sách đất đai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai năm 2024 vào 1/7/2024 (sớm hơn so với quy định trong Luật là từ 1/1/2025) và một số cơ chế, chính sách quan trọng khác liên quan đến đất đai.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng
Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển Vùng; kế hoạch điều phối Vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của Vùng.

Sáng kiến, giải pháp phòng, chống nắng nóng trong mùa huấn luyện

Dựng các lều lán chống nắng khi luyện tập. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Mùa nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các đơn vị trong quân đội. Trước tình hình đó, các cơ quan, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nắng nóng hiệu quả, góp phần bảo đảm tốt sức khỏe cho bộ đội trong thực hiện các nhiệm vụ.

Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông cần bảo đảm tiến độ, chất lượng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chiều 8/5, chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) - Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để các dự án được triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bảo đảm môi trường, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc với Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kết luận hội nghị (Ảnh VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan làm việc với các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương để nghe báo cáo kết quả một số nội dung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, đề xuất.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính với 3 bộ, 8 địa phương

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về cải cách TTHC với 3 bộ, 8 địa phương (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ chủ trì cuộc họp trực tuyến về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) với 3 bộ, gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, và 8 địa phương: TP. Hà Nội, TP. HCM, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Hải Dương, và tỉnh Quảng Ninh.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(PLVN) - Trong các ngày 06 và 07/5 /2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41 . Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Hiệu quả chuyển đổi số

Ảnh minh họa (Ảnh internet).
(PLVN) - Các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được tập trung đẩy mạnh xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu; dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp (DN) đạt nhiều kết quả nổi bật; kinh tế số, xã hội số tiếp tục có bước phát triển tích cực... là một số thành công được nêu lên tại Văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS).