Quốc hội yêu cầu xem xét quy hoạch bán đảo Sơn Trà

Quy hoạch bán đảo Sơn Trà khiến nơi đây đang bị "băm nát".
Quy hoạch bán đảo Sơn Trà khiến nơi đây đang bị "băm nát".
(PLO) - Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng mới nhận được công văn từ Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội “về việc Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà-Đà Nẵng”.

Công văn do Phó chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Văn Tuyết ký nêu rõ: “Trong thời gian vừa qua, trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin xung quanh việc UBND TP.Đà Nẵng và Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét, điều chỉnh lại “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà-Đà Nẵng” để bảo tồn hệ sinh thái tại khu vực trên”.

Mô tả ảnh
Mô tả ảnh

“Để có căn cứ đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét lại việc quy hoạch tổng thể tại Khu du lịch quốc gia Sơn Trà, Thường trực Ủy ban đề nghị Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cung cấp thông tin cụ thể về vấn đề trên. Văn bản xin gửi về trụ sở Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, 22 Hùng Vương, Ba Đình, Hà nội trước ngày 30/5/2017”.

Trước đó, ngày 15/5, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cũng đã có văn bản chỉ đạo nhiều sở ngành “tổng lực” và khẩn trương vào cuộc xem lại quy hoạch bán đảo Sơn Trà theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam. 

Ông Thơ giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Chỉ huy quân sự thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố, UBND quận Sơn Trà và các cơ quan liên quan khẩn trương triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về việc Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà, Đà Nẵng.

Cộng đồng Đà Nẵng đang nổ lực lên tiếng để giữ lại màu xanh cho Sơn Trà
Cộng đồng Đà Nẵng đang nổ lực lên tiếng để giữ lại màu  xanh cho Sơn Trà

Trong văn bản chỉ đạo, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và chính quyền Đà Nẵng “khẩn trương chỉ đạo xem xét một cách thực sự khoa học và cầu thị kiến nghị của Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng; kịp thời thông tin đầy đủ cho công luận, có báo cáo Thủ tướng trước ngày 30/5”.

Ông Thơ giao các cơ quan trên phải hoàn thành công việc và báo cáo UBND TP trước ngày 23/5 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng đúng hạn. Đồng thời, chính quyền Đà Nẵng cũng giao Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Ngọc Tuấn chủ trì, phối hợp với Phó chủ tịch thường trực UBND TP Đặng Việt Dũng chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan triển khai văn bản nêu trên..

Theo ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, ngoài sự vào cuộc của thành phố, việc Quốc hội lên tiếng sẽ là một tín hiệu mừng cho cuộc đấu tranh bảo vệ Sơn Trà. Từ đó, ông sẽ đại diện gửi Ủy ban các văn bản gồm: văn bản kiến nghị xem xét lại quy hoạch Sơn Trà của Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng gửi Thủ tướng Chính phủ; văn bản chỉ đạo của Thủ tướng về việc xem xét lại quy hoạch; văn bản cảm ơn chỉ đạo của Thủ tướng về kiến nghị của Hiệp hội; Thư khuyến nghị gồm 8 điểm về giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững bán đảo Sơn Trà gửi cho Thủ tướng, kèm theo khuyến nghị nội dung thảo luận và nội dung kết luận của hội thảo cùng tên”.

Đọc thêm

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 3: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật​

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương sẵn sàng tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vấn đề pháp lý mà cộng đồng DN gặp phải. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi…, được coi là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng ban hành luật mới chỉ là bước đầu, việc triển khai hiệu quả các văn bản luật vào cuộc sống, từ đó khơi dậy mọi tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước mới là mục tiêu tối thượng.

Khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại chương trình (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - “Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, với truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, gắn bó và bề dày lịch sử văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc..., khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ không ngừng được củng cố ngày càng vững chắc, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Phó Thủ tướng Lê Thành Long khẳng định.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.