Khai khoáng - Lợi nhuận và… hệ lụy

Chặt rừng phòng hộ để hút titan; khoan vào… “âm phủ” để tìm vàng, tìm sắt và tận thu than… là hình ảnh thường thấy tại các địa phương giàu tài nguyên. Ích lợi thu được từ hoạt động khai khoáng rõ là rất to lớn, song hậu quả của nó cũng không hề nhỏ. Vụ sập mỏ đá Lèn Cờ (Nghệ An), bục nước hầm lò ở Quảng Ninh hay sạt lở đất tại bãi thải mỏ than Phấn Mễ (Thái Nguyên) mới đây… là những ví dụ nhãn tiền.

Chặt rừng phòng hộ để hút titan; khoan vào… “âm phủ” để tìm vàng, tìm sắt và tận thu than… là hình ảnh thường thấy tại các địa phương giàu tài nguyên. Ích lợi thu được từ hoạt động khai khoáng rõ là rất to lớn, song hậu quả của nó cũng không hề nhỏ. Vụ sập mỏ đá Lèn Cờ (Nghệ An), bục nước hầm lò ở Quảng Ninh hay sạt lở đất tại bãi thải mỏ than Phấn Mễ (Thái Nguyên) mới đây… là những ví dụ nhãn tiền. 

Hiện trường vụ việc ở mỏ than Phấn Mễ
Hiện trường vụ việc ở mỏ than Phấn Mễ
Mất rừng, thêm “núi chết”
Ven biển miền Trung từ Hà Tĩnh đến Bình Định có khá nhiều quặng titan với trữ lượng lớn. Đây thực sự là mảnh đất “thơm” nhiều DN khai khoáng và các tổ chức, cá nhân hướng đến. Vì vậy đã có lúc, địa bàn này trở thành một khai trường sôi động nhất nước, với hàng loạt DNTN và Nhà nước tham gia đào đất, hút quặng. Rõ ràng, lợi ích kinh tế thu được từ hoạt động này là rất lớn nhưng hệ lụy của nó thì không phải nhỏ. 
Tại các vùng có mỏ, bề mặt địa hình cồn cát và trật tự địa tầng của các lớp cát hoàn toàn bị xáo trộn, thay đổi nghiêm trọng so với ban đầu. Điều đáng báo động là không ít cánh rừng phòng hộ ven biển được trồng để chống cát bay, cát nhảy tại các huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), Vĩnh Linh (Quảng Trị), Duy Xuyên (Quảng Nam)… đã bị cuốn phăng theo “cơn lốc titan”.
Có thời điểm, người dân Quảng Trị và gần đây  (tháng 3/2012), hàng trăm hộ dân ở Bình Định do bức xúc đã ngăn cản không cho doanh nghiệp khai thác, thậm chí họ còn vây kín nhưng khu rừng phòng hộ thuộc các xã Mỹ An và Mỹ Thọ (huyện Phù Mỹ) để phản đối dự án khai thác của Cty CP Khoáng sản Bình Định vì doanh nghiệp này đã thẳng tay đốn hạ  những cánh rừng phi lao lên tới 30 năm tuổi. Nhân dân lo ngại, việc phá rừng phòng hộ sẽ làm xuất hiện bão cát, sạt lở đất, cạn kiệt nguồn nước…  

Để sản xuất 1 tấn than cần bóc tách 8-10 m3 đất, thải ra từ 1-3 mét khối nước thải mỏ. Riêng năm 2006, các mỏ của TKV thải vào môi trường khoảng 182,6 triệu mét khối đất, đá.

Đó là nguyên nhân khiến Quảng Ninh là địa phương duy nhất có nhiều "núi chết" cao tới cả trăm mét.

Không quá ồn ào như miền Trung, chuyện khai thác “vàng đen” tại vùng mỏ Quảng Ninh kéo dài cả trăm năm nay nên không khó để nhận ra tính hai mặt của hoạt động khai khoáng. Thử  nhìn vào sản lượng khai thác hàng năm của Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) thì thấy, có thời điểm mỗi năm, ngành này đã cho ra môi trường cả trăm triệu mét khối chất thải rắn (đất, đá).

Đó là nguyên nhân khiến tỉnh này là địa phương duy nhất có nhiều "núi chết" cao tới trăm mét, tồn tại hàng chục năm, không một loại cây cối nào sống nổi, đủ để trở thành mối đe dọa về sạt lở, vùi lấp sông suối, công trình và tính mạng người dân như ở khu vực Mạo Khê, Uông Bí, Cẩm Phả...

Chỉ quan tâm lợi nhuận
Tính đến cuối năm 2011, Bộ TN&MT và UBND tỉnh Bình Định đã cấp 51 giấy phép khai thác titan ở địa bàn này. Trong số 236 ha đã khai thác, các doanh nghiệp mới chỉ hoàn thổ được 114 ha. Trong diện tích rừng trồng lại khi hoàn thổ có nhiều ha bị cát vùi lấp, tỷ lệ sống dưới 50%…
Việc xử lý chất thải trong khai thác khoáng sản nếu không triệt để thì hậu quả không chỉ dừng lại ở môi trường nước, không khí mà còn trực tiếp đe dọa tới mạng sống con người. Vụ sạt lở kinh hoàng tại bãi thải than Phấn Mễ (Thái Nguyên) gây chết, mất tích 6 người hôm 15/4 là một dẫn chứng rất rõ ràng. Được biết, bãi thải này của Cty CP Gang thép Thái Nguyên, hình thành từ lâu, nhưng do không xử lý triệt để nên cả núi đất đá khổng lồ một lúc đã vùi lấp nhà cửa của chục hộ dân.
Tương tự, các DN khai thác vàng cũng chỉ biết khoan sâu vào lòng đất tìm lợi nhuận, sau đó bỏ mặc việc khôi phục, hoàn nguyên môi trường nên đã xuất hiện không ít vùng “đất chết”. Năm ngoái, ở Đăkrông (Quảng Trị), có 6 DN được cấp phép thăm dò, khai thác vàng thì có tới 5 DN bị xử phạt vì làm ô nhiễm nguồn nước, trốn thuế tài nguyên... Mới đây, UBND tỉnh Kon Tum cũng cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cty TNHH Kim Sơn Thủy (Kon Tum) buộc cty này phải tháo dỡ, di dời ra khỏi địa bàn các tàu khai thác ở vị trí thượng và hạ lưu cầu Ðăk Ðoát do ô nhiễm.
Những con số này cho thấy, vấn đề bảo vệ môi trường và lợi nhuận thu được không hề tỷ lệ thuận trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp khoáng sản. Bất chấp những hậu quả nhãn tiền, các DN chỉ biết ngày đêm khai thác, tận thu...

GS.TS Trần Mạnh Xuân - Hội Khoa học Mỏ Vi

Phải xem xét một cách bình tĩnh

Khai thác khoáng sản có một thời kỳ diễn ra quá “nóng” từ than, sắt  đến titan… nên giờ là lúc, chúng ta phải bình tĩnh để xem xét lại. Trên thế giới, một số nước phát triển như  Đức, Nhật… người ta đã tạm dừng khai thác từ lâu vì họ nhận thấy trước những mặt trái của nó. Việt Nam - một nước đang phát triển, công nghiệp khai khoáng đóng góp khá lớn cho nền kinh tế nên không thể không khai thác.

Tôi  ví dụ nếu ngừng khai thác than thì không có nguồn cung nhiên liệu để phục vụ một số ngành công nghiệp khác hoạt động. Tuy nhiên, nếu cứ làm mạnh như mấy năm trước, thì cũng sinh ra không ít chuyện phải bàn, như: ô nhiễm nước, không khí, thiếu bãi thải… đe dọa đến môi trường sống và tính mạng của người dân…

Vì vậy, cần phải tính toán lại lúc nào thì khai thác trong nước, lúc nào thì nhập khẩu.  

Ông Hoàng Việt Dũng- Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Quảng Ninh:

Kè chân, cắt tầng cho bãi thải

Quảng Ninh là nơi có nhiều mỏ than nên yếu tố môi trường rất được quan tâm. Gần đây, các đợn vị thuộc Tập đoàn TKV cũng đã chú trọng vấn đề này. Cụ thể, số tiền mà các DN ký quỹ để khôi phục bảo vệ môi trường trong năm nay lên tới gần 140 tỷ đồng. Việc xử lý môi trường đối với khai thác than chủ yếu là xử nguồn nước và bãi thải đất, đá sau khai thác. 

Thông thường, các DN phải xử lý bãi thải theo đúng quy  định  - đó là phải kè chân, cắt tầng trên bãi thải sau đó phải cho trồng cây ngay để chống sạt lở.  Quảng Ninh có những bãi thải rất lớn như Nam Đèo Nai, Nam Lộ Phong (có từ Pháp) đã được xử lý khá triệt để theo những giải pháp vừa nêu nên chưa xảy ra sự những sự cố nào đáng tiếc như sự việc ở bãi thải số 3 của mỏ than Phấn Mễ (Thái Nguyên). 

ÔNG TRẦN XUÂN HƯỜNG - CHỦ TỊCH HỘI ĐỊA CHẤT KINH TẾ  VIỆT NAM:

Không nên khai thác bằng mọi giá

Hoạt động khai thác vàng sa khoáng ở các tỉnh Quảng Nam, Bắc Kạn... từng gây nhiều nhức nhối trong dư luận. Vì vậy, năm ngoái, Nhà nước đã có chủ trương tạm dừng cấp phép khoáng sản nói chung để điều chỉnh mà trước trước tiên là các quy định của pháp luật. Thực tế này dù có ảnh hưởng đến hoạt động của DN khoáng sản nhưng theo tôi là cần thiết vì nó giúp bảo vệ được những lợi ích lâu dài của quốc gia. Vẫn biết nguồn lợi thu được từ lòng đất là lớn, nhưng rất hữu hạn vì thế, không thể bất chấp để khai thác bằng mọi giá.

Quy định mới về “đấu giá quyền khai thác khoáng sản” theo tôi là rất tiến bộ vì giải pháp này sẽ chọn được những đơn vị có đủ điều kiện, làm ăn bài bản để “chọn mặt gửi vàng” hơn là cấp phép tràn làn như trước. 

Ông Nguyễn Văn Thống - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản miền Trung: 

Thấy sai nhưng không thể phạt

Theo dõi hoạt động khoáng sản tại 10 tỉnh, thành phố ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên, chúng tôi thấy có nhiều cái mắc chẳng hạn nhiều khi biết rõ một đơn vị làm sai nhưng muốn kiểm tra ngay để xử lý nhưng không được vì phải làm công văn xin phép, chờ quyết định đồng ý từ cấp trên ở Hà Nội, chờ kinh phí thực hiện nên việc thanh, kiểm tra ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. 

Mặt khác, do địa bàn rộng, nguồn kinh phí hoạt động có hạn, lực lượng lại mỏng nên việc kiểm tra còn hạn chế, không được thường xuyên.

Ngoài ra, ở một số địa phương, lực lượng quản lý lĩnh vực này không có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn nên nhiều khi khó phối hợp với chúng tôi trong phát hiện, xử lý vi phạm trong lĩnh vực khai thác khoáng sản. Thực tế, nếu phát hiện có hành vi khai thác vàng, ti tan trái phép, chúng tôi chỉ biết ban hành văn bản yêu cầu chính quyền địa phương ở các tỉnh đó truy quét, giải tỏa.

T.Anh- T.Quý- P.Hung

Đọc thêm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm
(PLVN) -  Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương phân bổ vốn và giải ngân vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Đèo Pha Đin - Con đường huyền thoại

Đèo Pha Đin huyền thoại.
(PLVN) - Những ngày tháng 5 lịch sử, hòa chung không khí cả nước đang hướng về Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại đèo Pha Đin huyền thoại. Đây là tuyến đường huyết mạch, chứng kiến hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã vượt bao gian khổ, hiểm nguy để vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm... phục vụ cho chiến trường và làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Mở rộng đoạn cao tốc TP HCM-Long Thành là cấp thiết

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc quyết định phương án đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TPHCM-Long Thành cần dựa trên tiến độ và hiệu quả kinh tế, từ đó mới có thể triển khai các bước tiếp theo - Ảnh: VGP/MK
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy khi chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP HCM-Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, sáng 3/5.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 2/5, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong ba năm 2023 - 2025 làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về công tác chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ: Nhiệm vụ chính trị thiêng liêng!

Ông Lã Mạnh Tùng (bìa trái) - người lính đặc công năm xưa với 50 năm đau đáu đưa bạn về đất mẹ.
(PLVN) - Giữa không gian trang nghiêm của những ngày tháng tư hào hùng, câu chuyện về việc tìm kiếm liệt sĩ cứ nối dài. Đó là câu chuyện của người lính già hơn 50 năm với lời hứa đưa người bạn trở về đất mẹ; là câu chuyện của anh sĩ quan ngày ngày đi tìm, quy tập hài cốt liệt sĩ như một cách để báo đáp cuộc đời…

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa điều hành kiểm tra hợp luyện.
(PLVN) -  Sáng 2/5, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Bộ Quốc phòng đã kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên).

Việt Nam là sứ giả của hòa bình

LHQ đánh giá cao tỷ lệ nữ quân nhân của Việt Nam tham gia vào lực lượng GGHB LHQ. (Ảnh trong bài: Cục GGHB).
(PLVN) - Sau 10 năm kể từ khi cử những sĩ quan đầu tiên làm nhiệm vụ cho đến nay, lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam ngày càng phát triển và lớn mạnh, qua đó khẳng định nỗ lực và cam kết của một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng đóng góp nhiều hơn vào việc xây dựng nền hòa bình và an ninh toàn cầu.

Quốc hiệu Việt Nam khẳng định vị thế của một nước độc lập, thống nhất

Tháng 7/1976, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Ảnh: TL/Nguồn: BTLSQG)
(PLVN) - Trải qua những thăng trầm trong hơn 220 năm, quốc hiệu Việt Nam (1804 - 2024) đã khẳng định vị thế của một đất nước độc lập và thống nhất. Sự ra đời của quốc hiệu Việt Nam dưới triều Nguyễn là dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc để rồi từ đó hai tiếng Việt Nam trở thành tên gọi thiêng liêng, quen thuộc ăn sâu vào tiềm thức, vào máu thịt của mỗi người dân đất Việt.

Thiêng liêng Lễ Thượng cờ 'Thống nhất non sông' tại đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Lễ Thượng cờ diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động.
(PLVN) - Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 - 1/5/2024).

Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm Chủ tịch tại kỳ họp của một ủy ban thuộc UNCTAD

Đại sứ Mai Phan Dũng chủ trì kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ UNCTAD (Ảnh: Anh Hiển/TTXVN)
(PLVN) -  Diễn ra từ ngày 29/4 tại thành phố Geneva, kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã được bầu làm Chủ tịch kỳ họp.