ĐBQH hiến kế 'chữa bệnh 30 tuổi nhưng vẫn ở dạng tiềm năng' của ngành Du lịch

ĐBQH hiến kế 'chữa bệnh 30 tuổi nhưng vẫn ở dạng tiềm năng' của ngành Du lịch
(PLO) - Để đưa ngành du lịch ra khỏi thế "30 tuổi nhưng vẫn ở dạng tiềm năng", ĐB đã hiến kế để chữa căn bệnh trầm kha này.

Góp ý cho Dự thảo Luật du lịch, ĐB Vũ Thị Nguyệt (Hưng Yên) đề nghị cần có quy định thuận lợi hơn trong việc cấp thị thực.

Bà nhận định: "Du lịch nước ta sau hơn 30 năm đổi mới nhưng nay vẫn còn ở dạng tiềm năng, đây là điều đáng phải suy nghĩ. Việc cấp thị thực có liên quan và ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của du lịch. Việt Nam là nước có chính sách Visa khá thắt chặt so với khu vực và trên thế giới. Theo số liệu của Cục xuất nhập cảnh công bố tính đến tháng 6 năm 2016 Việt Nam mới miễn thị thực cho công dân mang hộ chiếu phổ thông của 22 quốc gia."

ĐB cho biết thêm: Theo Nghị định 07 năm 2017 của Chính phủ về thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam thì nghị định này áp dụng cho 40 nước.

Bà nhận định những con số này là rất ít so với các nước trong khu vực: "Tôi ví dụ như ở Indonexia tháng 3 năm 2016 nước này miễn thị thực thêm cho công dân của 79 quốc gia vùng lãnh thổ, nâng tổng số quốc gia vùng lãnh thổ có công dân vùng miễn thị thực lên 169.

Các quốc gia khác đã mở rộng cửa đón khách quốc tế như Philippin miễn thị thực cho 165 nước, Malaysia miễn 164 nước, Singapore miễn cho 160 nước và Thái Lan miễn cho 61 nước. Việc chính sách thị thực của nước ta có phần hơi khắt khe hơn so với các nước trong khu vực hiện nay đã phần nào ảnh hưởng đến thu hút đầu tư cũng như thu hút khách quốc tế đến Việt Nam.

Chính vì vậy, tôi đề nghị trong dự án luật lần này hoặc trong các Nghị định khác của Chính phủ có liên quan, cần bổ sung quy định về cấp thị thực theo hướng linh hoạt và đơn giản hơn nữa, mở rộng danh mục các quốc gia được miễn thị thực và cấp thị thực điện tử, cấp tại cửa khẩu, giảm lệ phí cấp thị thực, tăng thời hạn miễn thị thực cho khách quốc tế.".

Liên quan đến chính sách hỗ trợ cho du lịch phát triển ĐB Trần Tất Thế (Hà Nam) đề nghị Quốc hội sớm thông qua Luật du lịch, tạo cơ sở pháp lý cao nhất để phát triển ngành công nghiệp không khói này phát huy hết tiềm năng và thế mạnh của Việt Nam về du lịch, khắc phục những tồn tại, yếu kém trong thời gian qua.

ĐB cho rằng ngành du lịch là một ngành đầu tư ít nhưng đem lại hiệu quả cao nhất và là ngành liên quan đến nhiều ngành khác như: nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng... đều gắn với du lịch, hoặc kết hợp hài hòa giữa phát triển du lịch với đảm bảo quốc phòng, an ninh. Vì vậy, xây dựng và phát triển ngành du lịch phải đặt trong bối cảnh phát triển các ngành kinh tế của Việt Nam và hoạt động du lịch không tách rời với hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo ĐB Trần Tất Thế, phát triển kinh tế du lịch phải được quy định và là một nội dung của quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh. Có như vậy chúng ta mới tích hợp và phát huy đầy đủ, đánh thức được tiềm năng du lịch của Việt Nam.

Chung quan điểm này, ĐB Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) và nhiều ĐB khác cũng đã tán thành việc phải hình thành quỹ hỗ trợ phát triển du lịch vì việc này cũng sẽ tạo điều kiện và góp phần hỗ trợ cho các hoạt động phát triển du lịch được khả thi hơn, mạnh mẽ hơn.

ĐB Phạm Trí Thức (Thanh Hóa) cho rằng việc hình thành quỹ hỗ trợ du lịch là hoàn toàn rất khả thi. “Tôi đồng ý việc phải có một quỹ, thậm chí rất mạnh để thúc đẩy phát triển du lịch của đất nước ta, một đất nước giàu tiềm năng về du lịch nhưng tụt hậu rất xa so với các nước trong khu vực”, ông nói.

Đọc thêm

Thành phố Hồ Chí Minh: Phát huy cao độ vai trò của Hội đồng nhân dân trong thực hiện Nghị quyết 98

Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
(PLVN) - Xác định việc triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là nhiệm vụ trọng yếu của toàn hệ thống chính trị TP, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, đồng thời tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ
(PLVN) - Chiều 6/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia A1. Do điều kiện công tác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không lên dự được lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên đã gửi vòng hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Phòng, chống tác hại thuốc lá mới thế nào để bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi chất gây nghiện?

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu đánh giá tác hại của các loại thuốc lá mới. (Ảnh: ĐBND).
(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Tái hiện bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Kỷ niệm chương cho các cựu chiến sĩ Điện Biên. Ảnh: VGP
(PLVN) - Tối 5/5, cầu truyền hình trực tiếp “Dưới lá cờ quyết thắng” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam VTV thực hiện diễn ra tại 5 điểm cầu. Các nội dung chương trình đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Việt Nam lên tiếng về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.

Phát hành đặc biệt bộ tem Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Những câu chuyện xúc động bằng hình ảnh

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan ký phát hành theo thủ tục đặc biệt Bộ tem kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Chiều 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh Điện Biên, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động của Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ .

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU
(PLVN) -  Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang vừa cử một đồng chí chủ trì, chỉ đạo cơ quan Chính trị phối hợp với các đồn Biên phòng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, cùng chung tay, góp sức tháo gỡ “thẻ vàng” do EC đang áp dụng đối với ngành Thủy sản Việt Nam.