Xuất khẩu gỗ của Việt Nam: 13 tỷ USD - con số trong tầm tay?

Gỗ thành phẩm bình thường hiện đang có giá 1.400 - 1.800 USD/m3
Gỗ thành phẩm bình thường hiện đang có giá 1.400 - 1.800 USD/m3
(PLO) - Làm gì để 2 năm nữa, ngành gỗ cán đích với  con số xuất khẩu đạt 13 tỷ USD, qua đó “leo” lên vị trí thứ tư trong bảng xếp hạng các quốc gia xuất khẩu gỗ lớn nhất trên thế giới?

Sang năm, doanh nghiệp được hưởng lợi

Sự kiện Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) đã ký kết Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) vào cuối tháng 10/2018, sau 6 năm đàm phán được coi là một thành công lớn đối với xuất khẩu lâm sản. Hiệp định Thương mại này có tính chất ràng buộc pháp lý nhằm cải thiện quản trị rừng và thúc đẩy thương mại gỗ và sản phẩm gỗ hợp pháp xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường EU.

Đây được coi là cơ hội “vàng” nhằm nâng cao uy tín và hình ảnh ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam trên toàn cầu, góp phần thực hiện mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 13 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020...

Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), xuất khẩu lâm sản chính từ đầu năm 2018 đến nay đạt 7,612 tỷ USD; trong đó gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 7,23 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, chiếm khoảng 87% giá trị kim ngạch xuất khẩu. Cũng theo thống kê, Việt Nam xếp thứ 5 trên thế giới, thứ 2 ở châu Á về chế biến, xuất khẩu gỗ. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, với những thế mạnh và kinh nghiệm có được, Việt Nam hoàn toàn có thể “leo” lên vị trí thứ tư thế giới thời gian tới về xuất khẩu gỗ.

“Hiệp định VPA/FLEGT tạo cho Việt Nam vị thế lớn khi tham gia thị trường và chuỗi giá trị đồ gỗ toàn cầu. Khi tham gia hiệp định, chúng ta còn có cơ hội áp dụng công nghệ cao vào ngành chế biến, tạo ra các sản phẩm gỗ đẹp hơn, có giá trị cao hơn. Ví dụ, gỗ thành phẩm bình thường chỉ có giá 1.400-1.800 USD/m3, nhưng nếu áp dụng công nghệ cao giá sẽ lên tới 4.000 USD/m3 gỗ thành phẩm”, ông Phạm Văn Điển - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp nhấn mạnh. 

Các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cho rằng, không phải đến bây giờ các doanh nghiệp Việt Nam mới biết đến quy chế về gỗ hợp pháp mà trước đó, khi xuất khẩu gỗ vào thị trường Hoa Kỳ, đạo luật Lacey của quốc gia này cũng quy định rất nghiêm ngặt về nguồn gốc gỗ khi nhập khẩu. Chính vì vậy, việc Hiệp định VPA/FLEGT vừa được ký kết giữa Việt Nam-EU sẽ tạo ra nhiều hướng phát triển cho thị trường xuất khẩu gỗ thời gian tới không chỉ vào EU mà cả các thị trường khác. Dự đoán thời gian tới, cụ thể đến khoảng năm 2020, xuất khẩu gỗ tăng trưởng khoảng 10 - 15%.

Dự kiến, năm 2019 sẽ hoàn thành nghị định hướng dẫn thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT. Khi Hiệp định mới được thực thi đầy đủ, doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ gỗ mới được hưởng lợi. Còn hiện nay, tất cả doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải thực hiện trách nhiệm giải trình, tuân thủ các quy định của EU về nguồn gốc gỗ nguyên liệu, chỉ khi được cấp giấy phép FLEGT mới thay thế được quy định đó.

Nhiều thị trường lớn 

Bộ trưởng Bộ NN&PTNN Nguyễn Xuân Cường cho rằng, VPA/FLEGT là cơ hội để tăng cường công tác quản lý gỗ, tăng cường việc theo dõi giám sát hành trình của sản phẩm từ gỗ. Nguồn nguyên liệu làm đồ gỗ hiện nay Việt Nam nhập khẩu từ nhiều nước, đôi khi gặp khó khăn trong việc giám sát hành trình gỗ, buộc chúng ta phải đảm bảo gỗ đưa vào chế biến, xuất khẩu là hợp pháp, không gây hại môi trường…

Được biết, hiện nay Việt Nam đang sử dụng hai nguồn gỗ nguyên liệu từ nhập khẩu và trong nước. Đối với nguồn nhập khẩu, việc truy xuất rõ nguồn gốc phải được thực hiện nghiêm túc và triệt để. Với nguồn gỗ nguyên liệu trong nước, hiện việc cấp chứng chỉ rừng bền vững cho các diện tích rừng trồng đang được ngành chức năng, các địa phương và doanh nghiệp đẩy mạnh thực hiện dù công việc này khá tốn kém.

Liên quan vấn đề này, ông Huỳnh Văn Hạnh - Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA) đưa ra quan điểm, khi đẩy mạnh việc sử dụng gỗ hợp pháp, có nguồn gốc rõ ràng sẽ thúc đẩy sản xuất từ phía người trồng rừng - đối tượng trực tiếp làm ra các sản phẩm gỗ hợp pháp. Đồng thời, sản phẩm được chế biến, sản xuất gỗ hợp pháp sẽ thuận lợi hơn trong việc xuất khẩu. 

Trong khi nhiều chuyên gia về lâm nghiệp thì khẳng định, cơ sở để Việt Nam thực hiện hiệp định với EU tốt chính là tuân thủ Luật Lâm nghiệp đã ban hành. Vì gỗ sản xuất phải có nguồn gốc hợp pháp, từ sản xuất, chế biến, đặc biệt là những khu rừng tuân thủ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững. 

Từ đó, ngoài thị trường lớn như EU, các thị trường khác như Nga, Trung Quốc, châu Phi... đều trong tầm tay của Việt Nam.

Đọc thêm

Kiểm soát lạm phát trong bối cảnh giá tiêu dùng tăng

Các chương trình khuyến mại tập trung, hội chợ sẽ làm giảm hiện tượng tăng giá theo lương, từ đó sẽ ít tác động đến Chỉ số CPI nửa cuối năm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ số giá tiêu dùng của quý II và 6 tháng đầu năm 2024 tăng khá cao; trong khi mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở sẽ tăng từ 01/7/2024… Những yếu tố này sẽ tác động như thế nào tới mục tiêu kiểm soát lạm phát?

Mục tiêu 54 tỷ USD xuất khẩu nông lâm thủy sản sẽ hoàn thành

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì cuộc họp báo. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) nông lâm thủy sản đã đạt 29,2 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023., nhờ đó thặng dư thương mại toàn ngành đạt  trên 8 tỷ USD, tăng hơn 62%.Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến quả quyết mục tiêu XK 54 tỷ USD năm nay chắc chắn đạt được..

GDP quý II/2024 tăng gần 7%

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng TCKT thông tin tại cuộc Họp báo (ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) -Với mức tăng 6,93%, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2024được đánh giá có sự tăng trưởng tích cực. Mức tăng này chỉ thấp hơn tốc độ tăng 7,99% của quý II/2022 trong giai đoạn 2020-2024.

“Lỗ hổng” trong quản lý tiền công đức

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Chính phủ về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc năm 2023. Một số nội dung trong báo cáo cho thấy còn có những “lỗ hổng” trong lĩnh vực này, dẫn đến tình trạng "chưa chặt chẽ, tiềm ẩn rủi ro, để thất thoát, trộm cắp".

Giảm từ 10-50% cho 36 khoản phí, lệ phí, ngân sách giảm thu khoảng 700 tỷ đồng.

Giảm 50% đối với: Phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy
(PLVN) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số: 43/2024/TT-BTC ngày 26/6/2024 quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Dự kiến với việc giảm từ 10-50% cho 36 khoản phí, lệ phí, ngân sách giảm thu khoảng 700 tỷ đồng.Thông tư quy định: Kể từ ngày 1/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024, mức thu một số khoản phí, lệ phí được quy định như sau:

Ông Phạm Đức Sơn giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư

Ông Phạm Đức Sơn giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư
Với các quyết định bổ nhiệm vừa được công bố, từ 1/7/2024, Ban biên tập Tạp chí Nhà đầu tư đã chuyển giao thế hệ lãnh đạo, với 4 thành viên, gồm Tổng biên tập Phạm Đức Sơn, 2 Phó Tổng biên tập Nguyễn Phong Cầm, Võ Tá Quỳnh, và Ủy viên Ban biên tập Nguyễn Thái Sơn.

Bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công thương

Bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công thương
(PLVN) -  Sáng 28/6, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm ông Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương. Trước đó, Bộ trưởng Công Thương cũng trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng cho ông Nguyễn Hoàng Long...

Nỗ lực 'hạ nhiệt' giá vé máy bay

Vé máy bay cao do nhiều nguyên nhân. (Ảnh: VNA)
(PLVN) - Giá vé máy bay nội địa được đánh giá là cao trong thời gian gần đây, ảnh hưởng đến việc đi lại của khách hàng, ngành Du lịch cũng chịu thiệt. Các hãng bay và cơ quan quản lý đang nỗ lực để kìm hãm giá vé máy bay.

Vietnam Airlines phát triển bền vững nhờ chung tay kiến thiết một xã hội bình đẳng

VNA kỳ vọng hoạt động "Tô cam bầu trời" sẽ góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, chung sức hành động chấm dứt bạo lực với phụ nữ, trẻ em .
(PLVN) - Trong thời đại công nghệ PR phát triển, có những hoạt động của doanh nghiệp như lớp phấn son tô điểm cho nhan sắc một tên tuổi, nhưng cũ ng có những doanh nghiệp liên tục có các sự kiện như những lớp trầm tích làm tăng chất lượng cho thương hiệu vốn đã "vàng 10". “Tô cam” chuyến bay là một sự kiện như thế của Vietnam Airlines (VNA).

Tỷ phú Mai Vũ Minh bàn luận về nền kinh tế thế giới

Tỷ phú Mai Vũ Minh trong buổi làm việc với Ngài Milorad Dodik, Tổng thống Bosnia - Herzegovina.
(PLVN) - Những bàn luận của tỷ phú Mai Vũ Minh về kinh tế thế giới phản ánh sự hiểu biết sâu sắc của ông về các xu hướng kinh tế toàn cầu, cam kết của ông đối với tăng trưởng bền vững và bao gồm, cùng với khả năng lãnh đạo tầm nhìn của ông trong thế giới kinh doanh...

Số định danh cá nhân thay mã số thuế từ ngày 1/7/2025

Số định danh cá nhân thay cho mã số thuế từ ngày 1/7/2025. (Ảnh: TCT).
(PLVN) - Tổng cục Thuế khuyến cáo, trường hợp cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam chưa được cấp số định danh cá nhân (ĐDCN) cần liên hệ với cơ quan Công an để cấp số ĐDCN trước khi sử dụng số ĐDCN thay cho mã số thuế (MST), dự kiến từ ngày 1/7/2025.

Chiến dịch hút 'đại bàng' công nghệ bán dẫn

Lãnh đạo Bộ Kế hoạch & Đầu tư chứng kiến Lễ ký kết biên bản ghi nhớ giữa Công ty ARM và Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia. (Ảnh: MPI).
(PLVN) - Việt Nam có nhiều lợi thế để tham gia vào chuỗi công nghiệp bán dẫn toàn cầu, đặc biệt là nguồn nhân lực dồi dào và việc chủ động triển khai chiến dịch “thu hút” đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao.

Ngành Hải quan tập trung xử lý nợ thuế

Công chức Hải quan rà soát nợ thuế. (Ảnh T.H)
(PLVN) -  Tổng cục Hải quan vừa yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, TP tập trung rà soát các hồ sơ quản lý nợ nhằm thực hiện hiệu quả các biện pháp đôn đốc, thu hồi và xử lý nợ thuế đạt chỉ tiêu giao.