Trừng phạt lẫn nhau - Nga và EU cùng thiệt hại lớn

Kể từ khi áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga vào năm 2014, nền kinh tế Liên minh châu Âu đã thiệt hại tới hơn 100 tỷ USD, trong khi số thiệt hại của Nga chỉ ở mức 55 tỷ USD
Kể từ khi áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga vào năm 2014, nền kinh tế Liên minh châu Âu đã thiệt hại tới hơn 100 tỷ USD, trong khi số thiệt hại của Nga chỉ ở mức 55 tỷ USD
(PLO) - Liên minh châu Âu (EU) vừa tiếp tục gia hạn thêm 6 tháng lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine từ hơn 3,5 năm qua. Những biện pháp này được cho là không những gây thiệt hại cho nền kinh tế Nga mà còn có tác động ngược trở lại với các nền kinh tế thuộc Liên minh châu Âu (EU).

Ngày 21/12, Hội đồng Liên minh châu Âu đã quyết định kéo dài thời hạn thực hiện những biện pháp trừng phạt đối với các lĩnh vực kinh tế đặc thù của Nga đến ngày 31/7/2018; lấy làm tiếc là các thỏa thuận về thực thi Hiệp định Minsk về thiết lập lệnh ngừng bắn ở miền Đông Ukraine đã không được thực thi đầy đủ. 

Lệnh cấm vận

Trước đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh EU (ngày 14 và 15/12) vừa qua, quyết định kéo dài lệnh cấm vận đối với Nga đã được các nhà lãnh đạo 27 nước thành viên EU thông qua. Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh trên, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đã hoan nghênh việc kéo dài lệnh trừng phạt và khẳng định điều này củng cố sự đoàn kết của EU. 

Trong khi đó, phía Nga đã tuyên bố lấy làm tiếc về quyết định của các nhà lãnh đạo EU. Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov khẳng định Nga sẽ tiếp tục xây dựng quan hệ với EU mặc dù lệnh trừng phạt vẫn tiếp diễn. Ông Peskov nhấn mạnh: “Tôi rất lấy làm tiếc và quyết định kéo dài lệnh trừng phạt trên không phù hợp với lợi ích của các nước thành viên EU và Nga”.

Các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga chủ yếu nhằm vào những lĩnh vực đặc thù như năng lượng, quốc phòng và tài chính và cấm người châu Âu đầu tư tại Nga. Trong thời gian qua, phía Nga cũng đã đáp trả bằng việc thiết lập lệnh cấm vận đối với các sản phẩm thực phẩm chế biến của châu Âu.

Thiệt cả đôi đường

Nga và EU đã thiết lập quan hệ từ lâu và trong nhiều năm hai bên luôn hợp tác theo khía cạnh là các đối tác chiến lược. 

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Nga và EU đã ngày càng trở nên sóng gió kể từ sau khi xảy ra cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine. EU bắt đầu áp đặt trừng phạt Nga sau cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine và bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga hồi tháng 3/2014. Kể từ đó đến nay, cứ mỗi 6 tháng các nhà lãnh đạo EU lại xem xét gia hạn trừng phạt Nga. Với lý do các điều khoản trong thỏa thuận ngừng bắn Minsk 2015 nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng Ukraine vẫn chưa được thực thi, EU đã liên tục gia hạn các lệnh trừng phạt này bất chấp áp lực từ Nga và sự chia rẽ trong chính nội bộ EU. 

Trong thời gian qua, các biện pháp trừng phạt của EU với Nga nhằm vào các lĩnh vực tài chính, năng lượng và quốc phòng, theo đó các công ty châu Âu không được phép kinh doanh hoặc đầu tư trong lĩnh vực năng lượng và quốc phòng của Nga trong khi các mối quan hệ tài chính cũng bị hạn chế một cách nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, các công ty châu Âu không được mượn hoặc cho 5 ngân hàng nhà nước lớn của Nga vay tiền trong hơn 30 ngày. Việc xuất khẩu một số thiết bị và công nghệ liên quan đến năng lượng sang Nga cũng phải được sự chấp thuận của chính phủ các nước thuộc EU. Đáp trả lại, Nga cũng đã có các lệnh cấm nhập khẩu lương thực-thực phẩm và nhiều mặt hàng khác từ các nước thành viên EU. Lệnh cấm vận từ phía Nga cũng nhiều lần được gia hạn tương ứng động thái từ phía EU với thời gian là 6 tháng. 

Trong hơn 3 năm qua, các biện pháp trừng phạt qua lại lẫn nhau này đều gây thiệt hại kinh tế cho cả Nga và các nước EU. Mới đây trong báo cáo đặc biệt của Liên Howợp quốc về vấn đề tác động tiêu cực của những biện pháp cưỡng bức đơn phương đối với việc thực hiện các quyền của con người (công bố hồi tháng 9/2017), kể từ khi áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga vào năm 2014, nền kinh tế Liên minh châu Âu mỗi tháng chịu thiệt hại 3,2 tỷ USD, có nghĩa là đến nay số tiền này đã lên tới hơn 100 tỷ USD, trong khi đó tổng số thiệt hại của nền kinh tế Nga chỉ ở mức 55 tỷ USD. Ngành khai thác dầu của Nga cũng bị ảnh hưởng mạnh. Thống kê cho thấy, sự sụt giảm đối với ngành sản xuất dầu và khí đốt ở Nga do các lệnh trừng phạt của EU lên đến 30%.

Theo nhà nghiên cứu Idris Jazair - tác giả của báo cáo trên - mặc dù trong bối cảnh bị bao vây trừng phạt và giá dầu mỏ sụt giảm mạnh, nhưng Chính phủ Nga đã thực hiện được chính sách kinh tế hiệu quả và thích nghi được với thực tế mới. Trong khi đó, ông Jazair cũng kết luận rằng, những biện pháp trừng phạt Nga của EU là phản tác dụng, bởi vì quá trình toàn cầu hóa đã khiến những biện pháp trừng phạt đụng chạm đến cả chính những quốc gia khởi xướng.

Đứng trước thực tế đáng lo ngại này, giới doanh nghiệp châu Âu, đặc biệt là Đức đã kêu gọi giới lãnh đạo chính trị và ngoại giao nỗ lực ngăn chặn việc siết chặt hơn nữa chế độ trừng phạt chống Nga. Gần đây nhất, Tổng thống Cộng hoà Séc Milos Zeman cũng đã kêu gọi Nga và các nước phương Tây từ bỏ những biện pháp trừng phạt lẫn nhau. Tổng thống Zeman bày tỏ sự phản đối về các biện pháp trừng phạt mà EU, trong đó Séc là một quốc gia thành viên, áp đặt chống Nga, cũng như các biện pháp trả đũa của Nga. Theo ông Zeman, đã đến lúc kết thúc các biện pháp trừng phạt nhau vì chúng gây thiệt hại cho tất cả các bên.

Thực tế, tuy áp đặt trừng phạt Nga, song chính các nước EU lại muốn “giữ chân” Nga bởi Nga là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của EU trong nhiều năm qua, đồng thời giữ quan hệ với Nga cũng sẽ bảo đảm nguồn cung năng lượng cho thị trường châu Âu. Do đó, trong năm 2017 vừa qua, tuy mối quan hệ giữa Nga và EU được đánh giá là “ổn định ở mức độ thấp”, nhưng kim ngạch thương mại giữa hai bên đã tăng 25%, bất chấp các lệnh cấm vận. Ngoài ra, mối quan hệ này còn mở rộng ra ngoài khuôn khổ về thương mại. Dự kiến trong tháng 2/2018 tới, hai bên sẽ tiến hành tham vấn về vấn đề Bắc Cực. 

Đọc thêm

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.

Chuyển đổi số ngành Thuế: Định vị top đầu

Ngành Thuế là đơn vị dẫn đầu trong chuyển đổi số của Bộ Tài chính. (Nguồn: ITN)
(PLVN) - Đó là nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách hiện đại hóa (CCHĐH) ngành Thuế đến năm 2030. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, công cuộc chuyển đổi số (CĐS) đang có những bước tiến lớn để ngành Thuế giữ vững vị trí hàng đầu.

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.

Cân nhắc kỹ đề xuất nhập khẩu cát làm cao tốc

Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL thiếu cát đắp nền. (Ảnh: Bộ GTVT)
(PLVN) - Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có nguy cơ chậm tiến độ do thiếu cát đắp nền đường. Trước đề xuất nhập cát từ Campuchia về phục vụ các dự án giao thông này, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng việc này có những được - mất khác nhau, cần nghiên cứu kỹ.

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.