Giải cứu nông sản: “Quả đắng” mùa... trái ngọt

Thu hoạch cam
Thu hoạch cam
(PLO) - Những hệ lụy xảy ra khi thực hiện mô hình hợp tác bao tiêu giữa doanh nghiệp và người nông dân cả 2 bên đều đã… lãnh đủ. Khi thì người nông dân… “xù” hợp đồng, lúc thì doanh nghiệp… bỏ chạy. 

Liệu có cách nào để ràng buộc cam kết trách nhiệm giữa 2 mối liên kết, đang đóng vai trò tiên quyết trong việc chấm dứt những “mùa giải cứu” của nông sản Việt? 

“Khóc, cười” chuyện nông dân “xù” doanh nghiệp 

Bốn năm theo đuổi mảng nông nghiệp hữu cơ, ông Nguyễn Đức Trung, Giám đốc Công ty CP hữu cơ Bsarm có lẽ đã… hứng đủ về chuyện “xù” hợp đồng cùa người nông dân. Ông cho biết, Công ty ông ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá mua cam kết 5.500 đồng/kg với một hợp tác xã (HTX) ở Thái Bình.

Bsarm chịu trách nhiệm cung cấp cho nông dân hạt giống, phân bón nhưng đến lúc thu hoạch thì một sản phẩm cũng không còn vì người dân đã bán ra thị trường với giá 11.000 đồng/kg. Ông Trung nói, việc yêu cầu HTX chịu trách nhiệm cũng khó vì HTX cũng chỉ là một đầu mối ký hợp đồng rồi giao lại cho người dân tự trồng và họ cũng không có cách nào để quản lý, giám sát việc dân bán ra ngoài khi được giá. 

“Mỗi đợt đầu tư mất khoảng vài trăm triệu, hiện giờ không biết cách nào lấy lại được. HTX cũng không thể đứng ra đòi lại tiền giống, tiền phân bón mà công ty đã chi cho người nông dân. Vài lần thế này thì trắng tay”, ông Trung nói. 

Công ty TNHH Hồng Ngọc cũng gặp trường hợp tương tự như Bsarm. Theo lời bà Lê Thị Hồng Ngọc, Phó Giám đốc Công ty thì doanh nghiệp này đã tiến hành ký hợp đồng bao tiêu một số sản phẩm như mía, hồng, dứa với các hộ nông dân. Công ty cung cấp giống cây, phân bón và tổ chức các khóa đào tạo cho người nông dân theo tiêu chuẩn Vietgap nhưng chưa kịp thu mua, người dân đã bán hết ra thị trường vì thương lái thu mua giá cao hơn. 

Bà Ngọc khẳng định, công ty không thể thu mua giá cao như giá mà thương lái đưa ra vì thương lái họ không phải bỏ công sức, tâm huyết và tiền bạc ra đầu tư, còn công ty bà phải chi tất cả mọi thứ để mong có vùng nguyên liệu ổn định cho sản xuất nhưng cuối cùng, lại thua… thương lái ở bước “chốt hạ”. Và đến giờ, sau nhiều lần bị… “vỡ trận” như thế, Công ty Hồng Ngọc đã ngừng làm việc trực tiếp với nông dân. 

Không chỉ những doanh nghiệp (DN) mới… lặn lội vào lĩnh vực nông sản mới gặp “quả đắng” như trên bởi một số doanh nghiệp gạo cội cũng từng gặp tình huống tương tự. Tổng Giám đốc (TGĐ) một công ty sữa cho hay, công ty của ông thông qua UBND cấp huyện làm việc và ký hợp đồng thu mua sữa với bà con. 

Ban đầu tiến hành thu mua theo sản lượng hàng ngày của bà con nhưng sau này, công ty phát hiện ra vấn đề, mùa hè, sữa được giá, bà con thường bán bớt ra ngoài với giá cao hơn giá công ty thu mua. Vì thế, sản lượng sữa thu mua được trong mùa hè rất thấp, còn mùa đông sản lượng lại tăng đột biến, trong khi mùa hè mới cần nhiều để kịp cho thị trường. Sự việc kéo dài khiến doanh thu của công ty bị ảnh hưởng không nhỏ.

Ràng buộc bằng ký quỹ?

Những câu chuyện về “quả đắng” trong mùa trái ngọt nêu trên là bình thường với tư duy, bản tính của người nông dân Việt. Đây chính là cản trở khiến cho việc quy hoạch sản xuất, vùng nguyên liệu không thể thực hiện bài bản, dẫn tới những “mùa giải cứu” mỗi khi thương lái… biến mất tăm như hiện nay. 

DN và HTX đã được xác định sẽ là người dẫn dắt “cuộc chơi” nông sản. Vậy, có phương cách nào để ràng buộc, cam kết trách nhiệm giữa 2 bên, để cuộc chơi này trở nên công bằng, tạo thế đứng vững chắc cho nền nông sản Việt?

Vị TGĐ công ty sữa vừa  “bật mí”, năm sau, khi thương thảo lại hợp đồng, công ty đã quyết định, đưa điều khoản thu mua sản lượng sữa vào trong hợp đồng. Cụ thể, sản lượng sữa thu mua mùa đông sẽ gấp 2 lần sản lượng sữa mua trong mùa hè. Ban đầu, người nông dân phản đối quyết liệt, cho rằng công ty ép họ, vì họ không thể bắt con bò tiết sữa ít hơn sản lượng công ty thu mua trong mùa đông. 

Nhưng công ty sữa vẫn kiên quyết đưa điều khoản này vào hợp đồng, để tránh việc người nông dân cứ bán sữa cho thương lái ở mùa hè (với giá cao) rồi đến mùa đông, khi thương lái không thu mua lại bắt công ty... “chịu trận”. 

Ông Nguyễn Đức Trung, Giám đốc Công ty CP hữu cơ Bsarm  cho rằng, có nhiều cách để ràng buộc trách nhiệm giữa người nông dân và DN. Có thể buộc DN ký quỹ ở một ngân hàng được chỉ định để tránh việc DN… bỏ chạy khi thị trường rớt giá. Theo ông Đức, đây là một hình thức quá mới ở Việt Nam nhưng nếu muốn đảm bảo sản xuất nông sản bền vững và kết thúc những cuộc giải cứu thì đây là một cách nên làm. 

Bởi với hình thức này, dù thị trường có rớt giá, người nông dân vẫn bán được sản phẩm của mình, vẫn nhận về giá trị lao động sau một mùa vụ vất vả (từ khoản DN ký quỹ). Lâu dần, họ sẽ thay đổi, hợp tác và ủng hộ DN, lúc ấy chắc chắn việc sản xuất theo tín hiệu thị trường đã bắt đầu hình thành.

 Một cách khác mà ông Trung đã từng làm là ký hợp đồng với giá trị thu mua nằm trong biên độ dao động theo giá cam kết. Với hình thức này, nếu giá thị trường tăng, DN cũng sẽ thu mua tăng theo giá trị phần trăm đã cam kết và nếu thị trường rớt giá, người nông dân cũng phải chấp thuận giảm giá. 

Tuy nhiên, theo ông Đức, hình thức này cũng có mức độ rủi ro nhất định nếu thương lái vào cuộc. Bởi chỉ cần thương lái tung “quân xanh, quân đỏ” vào vùng sản xuất, nâng cao giá, ngay lập tức người nông dân cũng sẽ ép DN thu mua với giá (có thể) ảo đó.

Ông Nguyễn Huy Minh, Phó TGĐ Sunshine Holding cũng đồng tình, hầu hết DN đều không thể… “đấu lại” lực lượng thương lái vì họ là những người thông thuộc địa bàn, hiểu tập tính sản xuất và gần gũi với các hộ nông dân. Do đó, khi làm việc với người nông dân, nên có thêm một bên thứ 3 vào cuộc, ví như đại diện của UBND xã. Trong trường hợp này, UBND xã sẽ là đơn vị điều phối, giám sát điều khoản thực hiện hợp đồng của 2 bên. 

Theo ông Minh, trong câu chuyện nông sản hiện nay, lỗi hoàn toàn không thể chỉ là từ phía người dân. Ông Minh cho rằng, trong nhiều trường hợp, người dân tự ý bán ra ngoài do họ thấy thiếu an toàn trong các cam kết, ràng buộc với DN. 

Do đó, một hợp đồng càng chặt chẽ với các điều khoản cụ thể bao nhiêu thì càng thể hiện trách nhiệm và quyền lợi rõ ràng của các bên bấy nhiêu. Đây chính là cách thức tốt nhất ràng buộc trách nhiệm giữa 2 bên, tránh xảy ra các hiện tượng “xù” hợp đồng hoặc phải giải cứu như đã từng xảy ra. (còn nữa).

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Phó thống đốc Ngân hàng nhà nước tiết lộ bản chất của mục tiêu "xác thực sinh trắc học"

Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng chủ trì Hội thảo (ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN) Phạm Tiến Dũng khẳng định, việc triển khai Quyết định 2345/QĐ-NHNN về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng (Quyết định 2345) là “chiến dịch” lớn nhằm mục đích phòng chống lừa đảo trên không gian gian mạng, bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng

SCIC cùng lúc có 2 Phó Tổng Giám đốc mới

Hai tân Phó Tổng Giám đốc SCIC (đứng giữa) nhận quyết định.
(PLVN) - Kế toán trưởng và Giám đốc Chi nhánh miền Trung của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước vừa nhận quyết định làm Phó Tổng Giám đốc của Tổng công ty này.

Công cụ hữu hiệu trong kiểm tra, kiểm soát tài chính, tài sản công

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Kiểm toán Nhà nước ngày càng khẳng định là công cụ quan trọng, hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; cung cấp nhiều thông tin xác thực, có chất lượng, giúp Quốc hội có thêm căn cứ quan trọng để xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước…

Hướng tới 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp

Công chức Hải quan tiếp nhận hồ sơ thủ tục của doanh nghiệp. (Ảnh: T.H)
(PLVN) - Công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp luôn được ngành Hải quan xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, được triển khai thực hiện ở cả 3 cấp: Tổng cục, Cục và Chi cục. Năm 2024 đánh dấu 10 năm ngành Hải quan phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp, với nhiều cách làm sáng tạo, linh hoạt hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Hội thảo khoa học “Định hướng, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới mới” diễn ra sáng nay, tại Hà Nội.
(PLVN) -  Sáng nay - 2/7, tại Hà Nội Ban Kinh tế Trung ương đã phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Hội thảo khoa học “Định hướng, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới mới”.

Quản lý thị trường xăng dầu như thế nào cho hài hòa, hợp lý?

Một cửa hàng trong hệ thống kinh doanh của PV Oil. (Ảnh minh họa: PV).
(PLVN) - Quản lý xăng dầu vẫn còn những bất cập trong thời gian vừa qua. Các thành tố trong chuỗi kinh doanh xăng dầu đang gặp nhiều vấn đề khó khăn chưa thể giải quyết. Vậy làm thế nào để có thể quản lý thị trường xăng dầu hài hòa, hợp lý nhất? Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh để làm rõ về vấn đề này?

Từ hôm nay, giảm thuế VAT xuống còn 8% đến hết năm 2024

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 72/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 của Quốc hội. Theo đó, thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% sẽ giảm còn 8%.

Kiểm soát lạm phát trong bối cảnh giá tiêu dùng tăng

Các chương trình khuyến mại tập trung, hội chợ sẽ làm giảm hiện tượng tăng giá theo lương, từ đó sẽ ít tác động đến Chỉ số CPI nửa cuối năm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ số giá tiêu dùng của quý II và 6 tháng đầu năm 2024 tăng khá cao; trong khi mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở sẽ tăng từ 01/7/2024… Những yếu tố này sẽ tác động như thế nào tới mục tiêu kiểm soát lạm phát?

Mục tiêu 54 tỷ USD xuất khẩu nông lâm thủy sản sẽ hoàn thành

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì cuộc họp báo. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) nông lâm thủy sản đã đạt 29,2 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023., nhờ đó thặng dư thương mại toàn ngành đạt  trên 8 tỷ USD, tăng hơn 62%.Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến quả quyết mục tiêu XK 54 tỷ USD năm nay chắc chắn đạt được..

GDP quý II/2024 tăng gần 7%

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng TCKT thông tin tại cuộc Họp báo (ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) -Với mức tăng 6,93%, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2024được đánh giá có sự tăng trưởng tích cực. Mức tăng này chỉ thấp hơn tốc độ tăng 7,99% của quý II/2022 trong giai đoạn 2020-2024.

“Lỗ hổng” trong quản lý tiền công đức

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Chính phủ về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc năm 2023. Một số nội dung trong báo cáo cho thấy còn có những “lỗ hổng” trong lĩnh vực này, dẫn đến tình trạng "chưa chặt chẽ, tiềm ẩn rủi ro, để thất thoát, trộm cắp".