Hơn 60% người dân Australia ủng hộ hôn nhân đồng giới

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Trong tuần vừa qua, Australia đã tiến hành bỏ phiếu về việc nên hay không nên ủng hộ hôn nhân đồng giới.  Kết quả  cho thấy hơn 61% dân số đã bỏ phiếu tán thành hôn nhân đồng giới, trong khi chỉ có 38% bỏ phiếu không ủng hộ.

Theo CNN, hàng trăm người đã tụ tập tại Melbourne, Australia để đợi chờ kết quả cuối cùng của cuộc khảo sát. Khi số phiếu tán thành chiếm tỷ lệ lớn được thông qua, những người dân Australia đã cùng nhau ăn mừng, ca hát.

Được biết, cuộc trưng cầu lần này mang tính tự nguyện chứ không bắt buộc. Hơn 12,7 triệu người trên toàn nước Australia, chiếm 79,5% dân số, đã tham gia vào cuộc khảo sát này và phần lớn mọi người đều bỏ phiếu đồng ý hôn nhân đồng giới. Mặc dù đây mới chỉ là bước đầu trong cuộc chiến đòi quyền hợp pháp hóa hôn nhân đồng tình, nhưng đã mang lại những thành công vang đội. 

Thủ tướng Australia, ông Malcolm Turnbull, cũng là người ủng hộ hôn nhân đồng giới, cho biết Chính phủ dự kiến sẽ đệ trình dự luật lên Quốc hội trước Giáng sinh năm nay. “Người dân Australia đã lên tiếng ủng hộ đa số với sự bình đẳng trong hôn nhân. Họ đã bỏ phiếu thuận với sự công bằng, trách nhiệm và tình yêu. Còn chúng tôi những người làm việc cho chính phủ và người dân Australia sẽ làm việc đó, công việc là người dân giao cho chúng tôi làm”, Thủ tướng Turnbull cho hay. 

Ông Ian Thorpe, cựu vô địch Australia về môn bơi lội tại Thế vận hội, là một trong những người ủng hộ hôn nhân đồng tính trên khắp nước, đã ăn mừng tin này. “Bạn biết không, thật là trên cả tuyệt vời! Tôi không dự liệu cảm xúc của chúng ta nó dâng cao tới mức nào, nhưng thực sự đây là một ngày quan trọng cho đất nước này. Australia đã quyết định rằng chúng ta sẽ sống trong một xã hội công bằng, bình đẳng hơn cho tất cả mọi người.” 

Tuy nhiên nhiều người thuộc phe đối lập hoặc các chính trị gia bảo thủ có thể sẽ cản trở tiến trình của dự luật này. Họ tập trung lập luận về định nghĩa gia đình, nêu ra những lo ngại về chuyện các vấn đề như đạo đức, giới tính sẽ được giảng dạy ra sao trong trường học nếu chấp nhận vấn đề này. Điển hình là Thượng nghị sĩ James Paterson, người đã đưa ra một dự luật để trình lên Quốc hội Australia được phe phản đối ủng hộ, cho phép cả các cơ sở kinh doanh được từ chối cung cấp dịch vụ liên quan tới hôn nhân cùng giới. 

Được biết, các chính trị gia dự kiến sẽ bắt đầu thảo luận các điều luật cụ thể của hôn nhân đồng tính vào đầu tuần tới. Thực tế, ngay cả trước khi công bố kết quả, các chính trị gia trong Quốc hội Australia đang chuẩn bị cho một cuộc chiến hợp pháp hóa bình đẳng trong hôn nhân. Bởi người dân Australia từ lâu đã luôn ủng hộ bình đẳng trong hôn nhân nhưng do phía Chính phủ muốn duy trì định nghĩa hôn nhân truyền thống trong luật pháp. 

Đọc thêm

Tin không vui với Ukraine

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Hy Lạp không có ý định cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 hoặc Patriot cho Ukraine vì Hy Lạp cần những hệ thống để bảo vệ đất nước.

Belarus thông báo tập trận hạt nhân

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.
(PLVN) - Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã ra lệnh cho quân đội nước này tiến hành thử nghiệm các hệ thống vũ khí có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

Đoàn đại biểu Việt Nam tại Phiên Đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.