ASEAN, Nhật Bản lo ngại trước những diễn biến vừa qua trên Biển Đông

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: TG&VN
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: TG&VN
(PLO) - Theo Bộ Ngoại giao, ngày 13/6, Diễn đàn ASEAN-Nhật Bản lần thứ 33 đã diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản. Đây là đối thoại thường niên cấp Thứ trưởng Ngoại giao trong khuôn khổ đối thoại ASEAN-Nhật Bản nhằm kiểm điểm và thảo luận các biện pháp tăng cường quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác ASEAN-Nhật Bản. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự Diễn đàn.

Tại Diễn đàn, các nước ASEAN và Nhật Bản chia sẻ các đánh giá tích cực về những kết quả đạt được trong quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác ASEAN-Nhật Bản, thông qua việc triển khai Kế hoạch sửa đổi năm 2017 thực hiện Tuyên bố Tầm nhìn về Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN-Nhật Bản. Nhật Bản hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ 4 của ASEAN và nguồn FDI lớn thứ 2 vào ASEAN. Nhật Bản khẳng định ASEAN là đối tác quan trọng của Nhật Bản, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và tiếp tục hợp tác và hỗ trợ ASEAN xây dựng cộng đồng, tăng cường kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển. 

Nhân kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản, trong năm 2018, hai bên sẽ phối hợp chặt chẽ tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ đối thoại ASEAN-Nhật Bản vào tháng 11/2018, tập trung nguồn lực triển khai hiệu quả Kế hoạch sửa đổi thực hiện Tuyên bố Tầm nhìn về Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN-Nhật Bản, sớm ký Nghị định thư sửa đổi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN-Nhật Bản, tích cực triển khai Lộ trình chiến lược hợp tác kinh tế 10 năm ASEAN-Nhật Bản, nỗ lực sớm thông qua dự thảo Hiệp định Hợp tác Kỹ thuật ASEAN-Nhật Bản để thúc đẩy hơn nữa hội nhập khu vực; tiếp tục đẩy mạnh hợp tác phát triển tiểu vùng thông qua các dự án thiết thực trong khuôn khổ “Sáng kiến Kết nối Nhật Bản-Mekong”.

Về tình hình Biển Đông, cả ASEAN và Nhật Bản đều nhấn mạnh tầm quan trọng của hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông; bày tỏ lo ngại trước những diễn biến vừa qua trên thực địa có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tiến trình thương lượng Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC); nhấn mạnh việc các bên liên quan cần kiềm chế, không có các hành động đơn phương làm phức tạp tình hình, không quân sự hoá và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bảo đảm thực hiện đầy đủ, hiệu quả DOC và sớm đạt được COC có ý nghĩa và hữu hiệu. 

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đánh giá cao vai trò và đóng góp của Nhật Bản đối với khu vực, hoan nghênh Nhật Bản cam kết ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, hỗ trợ ASEAN xây dựng cộng đồng, phát triển tiểu vùng, tăng cường kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển và đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Thứ trưởng nhấn mạnh hai bên cần phối hợp chặt chẽ thực hiện các quyết định của Lãnh đạo Cấp cao và tích cực triển khai Kế hoạch sửa đổi thực hiện Tuyên bố Tầm nhìn về Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN-Nhật Bản thông qua các dự án hợp tác cụ thể, thiết thực.

Trong trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng hoan nghênh những tiến triển tích cực gần đây trên Bán đảo Triều Tiên, trong đó có các Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều và đặc biệt hoan nghênh kết quả Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên vừa qua; khẳng định ủng hộ hoà bình, ổn định và phi hạt nhân hoá Bán đảo Triều Tiên. Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cũng chia sẻ về những diễn biến đáng quan ngại trên thực địa tại Biển Đông, và nhấn mạnh các bên cần kiềm chế, triệt để tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, không có các hành động đơn phương làm phức tạp tình hình và trái với luật pháp quốc tế, qua đó bảo đảm môi trường thuận lợi cho hoà bình và ổn định ở Biển Đông và tiến trình đàm phán COC. 

Việt Nam sẽ là nước điều phối quan hệ đối thoại ASEAN-Nhật Bản sắp tới từ tháng 8/2018 đến tháng 8/2021. Trên tinh thần đó, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng khẳng định Việt Nam sẽ nỗ lực phối hợp chặt chẽ cùng Nhật Bản và các nước ASEAN khác đưa quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Nhật Bản lên tầm cao mới, vì lợi ích chung của cả hai bên và đóng góp cho hoà bình, an ninh, ổn định và phát triển thịnh vượng tại khu vực và thế giới. 

Đọc thêm

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.