Mỗi năm tốn 70 tỷ đồng cho xét xử lưu động

Mỗi năm tốn 70 tỷ đồng cho xét xử lưu động
(PLO) - Đây là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo của TAND Tối cao do Chánh án Nguyễn Hòa Bình chủ trì. 

Không phủ nhận những mặt tích cực do công tác xét xử lưu động mang lại, Chánh án Nguyễn Hòa Bình khẳng định việc xét xử lưu động có hiệu quả rõ rêt trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, phòng ngừa tội phạm, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa. Những nơi không có truyền thông, báo, đài đến nhiều thì phiên tòa lưu động có tác dụng rất lớn

Tuy nhiên, theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, hiệu quả nói trên phát huy chủ yếu ở thờ sau chiến tranh, những năm tháng còn khó khăn. Hiện nay, tác dụng này đã giảm dần trong bối cảnh báo chí, truyền thông ngày càng phát triển, đặc biệt ngành tòa án đã thực hiện việc công khai bản án trên mạng Internet.

Bên cạnh những mặt tích cực đó, hạn chế lớn nhất của việc xét xử lưu động là kinh phí cho các phiên tòa này rất tốn kém. “Chưa kể ngân sách các địa phương hỗ trợ cho phiên tòa lưu động thì riêng ngân sách của ngành tòa án mỗi năm phải chi 70 tỷ đồng để xử lưu động. Nếu chúng ta dành 70 tỷ đồng này chi cho những việc khác thì sẽ mang lại tác dụng lớn hơn” - ông Bình cho biết. 

Một khó khăn rất lớn của việc xét xử lưu động là phải đưa cả bị cáo, bị hại, người làm chứng... ra nơi đông người, rất khó khăn trong việc bảo đảm an toàn. Phiên tòa lưu động cũng không đảm bảo tính nghiêm túc trong khi đây là yêu cầu mà quốc gia nào cũng đặt ra đối với mọi phiên tòa.

Đặc biệt, theo Chánh án TAND TC Nguyễn Hòa Bình: Hạn chế lớn nhất là phiên tòa lưu động không đảm bảo quyền con người. Một người khi chưa có bản án có hiệu lực pháp luật tòa án thì chưa phải là tội phạm. Trong khi đó, lại đưa họ về nơi cư trú xét xử, sẽ ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của các bị cáo, ảnh hưởng đến người thân, vợ con, gia đình họ.

"Không ít vụ án khi xét xử lưu động, các cháu là con bị cáo đã bỏ nhà đi hoặc có nhiều quyết định đáng tiếc khác." - Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói.

Từ những bất cập này, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết ngành Tòa án đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), xin tổng kết việc xét xử các phiên tòa lưu động.

"Tháng 7 năm nay, TAND Tối cao sẽ báo cáo UBTVQH nhưng quan điểm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao là không tổ chức phiên tòa lưu động nữa” -  Chánh án TAND TC Nguyễn Hòa Bình khẳng định. 

Tin cùng chuyên mục

Bị cáo Hải và Tú tại phiên xử. (Ảnh: D.Hải)

Vụ án chiếm đoạt tiền tỷ trong tài khoản ngân hàng: Trả hồ sơ cho VKS điều tra bổ sung

(PLVN) - TAND TP HCM vừa đưa bị cáo Hứa Chấn Hải (35 tuổi, ngụ quận 12) ra xét xử về tội “Sử dụng mạng máy tính mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”; “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”. Liên quan vụ án, Đào Vương Thùy Thanh Tú (39 tuổi, ngụ quận Tân Bình) bị xác định đồng phạm với Hải về tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Đọc thêm

Phát hiện thi thể nữ sinh đại học dưới hồ Láng

Cảnh sát PCCC&CNCH đưa thi thể nạn nhân lên bờ. Ảnh: Công an cung cấp
(PLVN) - Khoảng 10h50 sáng 7/5, những người dân đi qua khu vực cổng sau Bệnh viện phụ sản Hà Nội, ven hồ Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa (Hà Nội) bất ngờ phát hiện dưới mặt hồ nổi lên một phần thi thể người.

Vụ án lừa đảo hơn 182 tỉ đồng tại Nghệ An

Trụ sở TAND tỉnh Nghệ An. (Ảnh trong bài: Trung Thứ)
(PLVN) - Tại phiên tòa xét xử vụ án “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” với tổng số tiền bị chiếm đoạt lên đến hơn 182 tỉ đồng, một số người đưa quan điểm: Còn một số tình tiết chưa được làm sáng tỏ, cần tránh trường hợp tội phạm bị bỏ lọt.

Tuyên án đối với thuyền trưởng đưa người đi đánh bắt thuỷ sản trái phép

Tuyên án đối với thuyền trưởng đưa người đi đánh bắt thuỷ sản trái phép
(PLVN) - Ngày 6/5, tại thị trấn Sông Đốc, TAND huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) mở phiên tòa lưu động xét xử sơ thẩm đối với Phạm Văn Nghệ (SN 1971, thường trú tỉnh Bến Tre, tạm trú khóm 6B, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời) về hành vi “Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép”.

Bắt 'bà trùm' ma túy Hương 'Chăm'

Nguyễn Thị Hương và đồng bọn. Ảnh: CACC
(PLVN) - Nguyễn Thị Hương (tức Hương “Chăm”) đã móc nối với một số đối tượng tỉnh ngoài và các đối tượng "cộm cán" trên địa bàn TP Thanh Hóa hình thành đường dây mua bán trái phép chất ma túy liên tỉnh.