Bỏ tử hình đối với tội tham nhũng - bất công với dân nghèo?

Các bị cáo trong một vụ án tham nhũng
Các bị cáo trong một vụ án tham nhũng
(PLO) - Một số người cho rằng nên bỏ tử hình với các tội danh tham nhũng, số khác lại phản đối vì nhiều lý do. Vậy nên hay không nên bỏ án tử hình với tội tham nhũng?
Tội phạm kinh tế - nên bỏ tử hình?
Mới đây, Chính phủ cho biết, về các phương án đề xuất bỏ hình phạt tử hình đối với các tội danh cụ thể thì vẫn còn có ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất nhất trí đề xuất bỏ hình phạt tử hình đối với 7,5 tội trong số 22 tội danh có quy định hình phạt tử hình trong BLHS hiện hành. Đó là các tội: cướp tài sản; phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người, tội phạm chiến tranh và tội vận chuyển trái phép chất ma túy (tách từ Điều 194 BLHS hiện hành thành Điều 251 Dự thảo).
Theo loại ý kiến thứ hai thì ngoài 7,5 tội danh nêu trên, cần bỏ hình phạt tử hình đối với 3 tội danh của BLHS hiện hành. Đó là sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;  tham ô tài sản; nhận hối lộ (các Điều 157, 278, 279 BLHS hiện hành). Bởi suy cho cùng thì các tội phạm này mang tính chất kinh tế, vì vụ lợi, người thực hiện hành vi phạm tội này nhằm mục đích thu lợi.
Tuy nhiên, theo Chính phủ, hiện nay chúng ta đang nỗ lực đấu tranh không khoan nhượng tệ nạn tham nhũng. Nhiều biện pháp đã được ban hành nhưng chưa có hiệu quả. Việc đặt vấn đề bỏ hình phạt tử hình đối với tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ - hai tội phạm tham nhũng đặc trưng nhất, nghiêm trọng nhất là chưa phù hợp, sẽ dẫn đến cách hiểu là pháp luật nương tay với các quan chức tham nhũng.
Không công bằng với người nghèo
Quan điểm nói trên của Chính phủ được nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐB) ủng hộ khi thảo luận vào Dự án BLHS sửa đổi. ĐB Nguyễn Đức Chung (Giám đốc Công an TP.Hà Nội) không đồng tình với đề xuất bỏ án tử hình đối với tội tham nhũng. Theo ĐB Chung, thực tế có chuyện án từ tử hình xuống 20 năm, rồi xuống mức thấp hơn... Chính vì vậy, ĐB Chung đề nghị vẫn để hình phạt tử hình đối  với tội phạm tham nhũng để có tính răn đe. 
“Người nghèo không có điều kiện, buộc đi buôn ma túy để sinh sống vẫn phải chịu án tử hình. Còn người có chức vụ, kiến thức mà tham ô, tham nhũng số tiền lớn mà lại không áp dụng án tử hình là không công bằng” - ĐB Chung nói.
ĐB Bùi Việt Phương (Ninh Bình) cũng chung đề nghị không bỏ tử hình đối với tội nhận hối lội và tội tham ô tài sản, vì đây là hai tội nặng nhất trong các tội về tham nhũng. Theo ĐB Phương: “Chúng ta đang đấu tranh chống tham nhũng, mặc dù cả hệ thống chính trị vào cuộc rất kiên quyết nhưng vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn và tội phạm tham nhũng thì vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, tinh vi, nhân dân vẫn đang trông chờ vào hiệu quả của cuộc đấu tranh này, vì thế nếu nương nhẹ khung hình phạt, sức răn đe sẽ hạn chế”.
Khuyến cáo cần “thận trọng” trong việc bỏ tội danh bỏ hình phạt tử hình, nhưng ĐB Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) vẫn ủng hộ bỏ hình phạt tử hình đối với các tội danh về kinh tế, có điều không nên giảm bớt hình phạt tử hình bằng mọi giá. “Trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có hai loại quy phạm, là quy phạm tùy nghi khuyến nghị và quy phạm bắt buộc. Việc bỏ hình phạt tử hình đối với các tội danh đều nằm hầu hết ở quy phạm tùy nghi khuyến nghị, cho nên không phải bắt buộc chúng ta thể chế hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên bằng mọi giá” - ĐB Quyền nói.
Ngoài các tranh cãi có nên bỏ tử hình với tội phạm tham nhũng, đối tượng không áp dụng hình phạt tử hình cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Bên cạnh quy định hiện hành về việc không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, Dự thảo BLHS (sửa đổi) bổ sung thêm một đối tượng nữa không áp dụng hình phạt tử hình đó là người già trên 70 tuổi và người bị kết án tử hình về các tội phạm có mục đích kinh tế nhưng đã khắc phục cơ bản hậu quả do hành vi phạm tội gây ra (trừ tội sản xuất, mua bán trái phép chất ma túy) thì cũng có thể không áp dụng hình phạt tử hình. Trường hợp này sẽ được giảm xuống tù chung thân. 
Nhiều ý kiến cho rằng quy định này chưa rõ, thiếu cụ thể, có thể dẫn đến cách hiểu khác nhau và không đảm bảo tính khả thi, thế nào là khắc phục cơ bản hậu quả của tội phạm. Loại tội phạm nào là loại tội phạm có mục đích kinh tế? Do đó, các ý kiến đề nghị cần cân nhắc hết sức thận trọng quy định này./.

Đọc thêm

Nghịch tử tẩm xăng thiêu sống bố mẹ ruột ở Hà Giang

Ngôi nhà nơi xảy ra vụ án mạng.(Ảnh: Công an tỉnh Hà Giang)
(PLVN) - Thông tin từ Công an tỉnh Hà Giang, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh này đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Vương Văn Thiêng, sinh năm 1987, trú tại thôn Nậm Than, xã Tân Tiến, huyện Hoàng Su Phì về hành vi giết người.

Sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil

Bị cáo Hạnh tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Từ ngày 20/11, TAND TP HCM mở phiên xử vụ án xảy ra tại Cty Xuyên Việt Oil. Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Bến Tre, cựu Chủ tịch HĐQT Vietinbank bị truy tố hai tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi và Nhận hối lộ.

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa
(PLVN) - Liên quan đến hành vi thông thầu trong vụ án xảy ra tại trung tâm thuộc Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi gây hậu quả nghiêm trọng, 3 giám đốc doanh nghiệp bị xử phạt cải tạo không giam giữ.

Hà Giang: Một cán bộ địa chính xã bị khởi tố

Hà Giang: Một cán bộ địa chính xã bị khởi tố
(PLVN) - Mới đây, Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Hà Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Thủy (SN 1980) là công chức địa chính xã Kim Linh (huyện Vị Xuyên) về hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Đăng thông tin xuyên tạc trên Facebook, một đối tượng bị bắt giam

Đăng thông tin xuyên tạc trên Facebook, một đối tượng bị bắt giam
(PLVN) -Ngày 20/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cho biết đã ra quyết định Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Bùi Tiến Lợi (SN 1969, nơi thường trú khu phố 8, phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Khởi tố thêm 2 cán bộ trong vụ sai phạm về quản lý đất đai tại Lào Cai

Vũ Xuân Nghiêm thời điểm bị bắt giữ.
(PLVN) -  Ngày 19/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc  của 2 bị can để điều tra về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến công tác quản lý đất đai tại xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Bắt tạm giam Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã thi hành lệnh bắt tạm giam bị can Nguyễn Văn Giỏi.
(PLVN) - Liên quan đến vụ án vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn tỉnh An Giang, sáng 20/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh An Giang cho biết vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam bị can Nguyễn Văn Giỏi (SN 1991, ngụ huyện An Phú, tỉnh An Giang) - Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt về hành vi “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.