Indonesia thắt chặt quy định về nhập khẩu rác thải

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia vừa cho biết sẽ thắt chặt các quy định liên quan đến nhập khẩu chất thải giấy. Thông báo này được đưa ra sau khi các quan chức Indonesia cho biết sẽ trả lại về Mỹ 5 container chứa rác thải độc hại được khai báo sai là phế liệu giấy.

Theo CNA, trong một phát biểu vừa qua, bà Rosa Vivien Ratnawati – người đứng đầu cơ quan quản lý chất thải không gây chết người tại Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia - cho rằng một số quy định trong Nghị định số 31/2016 của Bộ Thương mại Indonesia về nhập khẩu chất thải không gây chết người sẽ cần phải được sửa đổi lại. Trang tin Tempo dẫn lời bà Ratnawati cho biết, các quy định cần phải sửa đổi lại bao gồm đề xuất chuyển việc nhập khẩu phế liệu giấy từ luồng xanh sang luồng đỏ khi tổng lượng chất thải nhập khẩu tăng lên đến một lượng đáng kể. 

Theo quy định hiện tại của Indonesia, phế liệu giấy được nhập theo luồng xanh lá cây, tức không phải kiểm tra thực tế. Trong khi đó, hàng hóa nhập khẩu theo luồng đỏ sẽ phải trải qua kiểm tra thực tế, xem xét kỹ lưỡng về thủ tục giấy tờ trước khi được cấp giấy phép dỡ hàng. “Chúng tôi cũng sẽ xây dựng một cơ chế thực thi pháp luật để buộc những người nhập khẩu chất thải phải chịu trách nhiệm về việc làm của họ”, bà Rosa Vivien Ratnawati cho hay. Giới chức Indonesia cũng cho biết sẽ tiếp tục tái xuất phế liệu nhập khẩu và rác thải nhựa có chứa rác.

Động thái trên của giới chức Indonesia được đưa ra 1 ngày sau thông báo sẽ trả 5 container rác lại cho Mỹ. Theo giới chức Indonesia, 5 container - thuộc sở hữu của một công ty Canada - đã được vận chuyển từ Seattle đến thành phố lớn thứ hai của Indonesia vào cuối tháng 3. Theo tờ khai hải quan, các container này chỉ chứa phế liệu giấy. Tuy nhiên, theo ông Sayid Muhadhar thuộc Bộ môi trường Indonesia, các container này chứa đầy các chất thải khác bao gồm chai, chất thải nhựa và tã lót. Giới chức Indonesia cũng cam kết sẽ không để nước này trở thành bãi rác. Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia trong thông báo ngày 17/6 cho biết, các container này đã được chuyển lên tàu và sẽ sớm cập cảng của Mỹ.

Indonesia là nước có công suất tái chế chất thải nhựa rất hạn chế, ngay cả với rác thải nhựa của nước này. Tuy nhiên, theo số liệu của Cơ quan Thống kê Quốc gia Indonesia, trong năm ngoái, lượng rác thải nhựa nhập khẩu vào nước này đã phá kỷ lục hàng thập kỷ, lên tới tổng cộng 283.000 tấn. Mức tăng tới 141% này diễn ra sau khi Trung Quốc vào tháng 1/2018 quyết định ngừng chấp nhận chất thải nhựa từ phần còn lại của thế giới do những lo ngại về môi trường. Indonesia cũng đã có nghị định cấm nhập khẩu chất thải nhựa tiêu dùng. Các chất thải sản xuất dưới dạng giấy sạch và phế liệu nhựa vẫn có thể được nhập khẩu nếu Bộ Thương mại nước này cấp giấy phép. Hồi đầu tháng, Bộ trưởng Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia Siti Nurbaya Bakar đã cảnh báo sẽ ngay lập tức trả lại bất kỳ lô hàng rác nhập khẩu bất hợp pháp nào vào nước này. 

Indonesia là nước mới nhất trả lại rác nhập khẩu sau khi nước láng giềng Malaysia hồi tháng trước tuyên bố sẽ gửi lại hàng trăm tấn chất thải nhựa cho các nước. Theo giới chức Malaysia, trong thời gian tới, Malaysia sẽ trả lại 60 container chứa 3.000 tấn rác thải cho 14 nước, bao gồm cả Australia, Canada và Mỹ. Ngoài ra, Philippines cũng đã yêu cầu chuyển trở lại Canada hàng tấn rác thải, gây ra tranh cãi giữa 2 nước sau khi Ottawa từ chối tiếp nhận 69 container rác thải không thể tái chế. Sau khi Manila rút đại sứ và lãnh sự khỏi Canada, Ottawa đã buộc phải tiếp nhận trở lại lượng rác thải trên.

Đọc thêm

Lâm Đồng nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Hậu quả nặng nề từ sự cố sạt trượt đất

Cùng với tốc độ phát triển nhanh, vấn đề sạt trượt là thách thức của Lâm Đồng.
(PLVN) - Chưa bao giờ sự cố sạt trượt đất lại gây ra nhiều hậu quả nặng nề như năm 2023, nhất là với tỉnh Lâm Đồng. Các sự cố xảy ra liên tiếp, không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn cướp đi sinh mạng của nhiều người, gây ra những nỗi đau khó khắc phục.

Ngày mai, 17/4, khu vực nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (17/4), nắng nóng tiếp tục duy trì ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa đến Phú Yên, Tây Nguyên, Nam Bộ. Nhiệt độ cao nhất tại những khu vực này phổ biến 35 – 38 độ C, có nơi trên 39 độ C.

'Hiu hắt' tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Hơn 2 tháng đưa vào sử dụng, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp ở Hà Nội vắng người qua lại.
(PLVN) - Hơn 2 tháng được khánh thành và đưa vào hoạt động, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp tại Hà Nội vắng vẻ, ít người qua lại. Nhiều điểm trên đường thành nơi tập kết rác bừa bãi, gây mất mỹ quan đô thị.

Đừng để rừng già trở thành điều “từng là”...

Hoa hậu H’Hen Niê đã góp 1.000 cây cho rừng Bến En trích từ cát xê lần đi hát đầu tiên. (Ảnh: Gaia).
(PLVN) - Xin trích lời bài hát “Nhạc của rừng” của ca sĩ Đen Vâu đã và đang đứng top thịnh hành nhiều bảng xếp hạng âm nhạc và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả làm tiêu đề cho bài viết này. Tháng 3/2024, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh do hạn chế mất rừng và suy thoái rừng. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán này.