Vì sao Việt Nam ít đăng ký sáng chế?

Hàng năm, số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (SHCN) được tiếp nhận về Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT)  không nhỏ và tăng lên hàng năm. Tuy nhiên, một con số đưa ra gây giật mình, bởi từ năm 2006 - 2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ, trung bình mỗi năm có 1 bằng sáng chế. Trong khi đó, năm 2011 không có bằng sáng chế nào được đăng ký. Lý do tại sao?.

Hàng năm, số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (SHCN) được tiếp nhận về Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT)  không nhỏ và tăng lên hàng năm. Tuy nhiên, một con số đưa ra gây giật mình, bởi từ năm 2006 - 2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ, trung bình mỗi năm có 1 bằng sáng chế. Trong khi đó, năm 2011 không có bằng sáng chế nào được đăng ký. Lý do tại sao?.

Ảnh minh hoạ (Internet)
Ảnh minh hoạ

Có sáng chế, nhưng không có tiền để đăng ký

Sở dĩ có rất ít bằng sáng chế được công nhận kể cả trong nước và ngoài nước là do vấn đề nộp hồ sơ xin cấp bằng sáng chế không phải đơn giản, rất tốn kém và mất thời gian. Để xin cấp bằng sáng chế ở Mỹ, chi phí trả cho việc xin cấp bằng khoảng vài ngàn USD, nộp hồ sơ xong thì phải chờ khoảng 2-3 năm để được xét duyệt. Nếu được cấp bằng thì phải đóng một khoản tiền không nhỏ hàng năm (khoảng 1000 USD/năm) trong vòng 20 năm.

Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản... có nhiều sáng chế là do các Cty lớn trả tiền cho nghiên cứu và tư vấn luật (như Samsung, LG...) và sẵn sàng bỏ tiền để tranh tụng nếu cần thiết. Một nhà khoa học Việt Nam thu nhập khoảng 200-300USD/ tháng thì rất khó có khả năng chi trả dài hơi như vậy là điều dễ hiểu.

Về tình hình số lượng đơn đăng ký SHCN, ông Tạ Quang Minh - Cục trưởng Cục SHTT- cũng cho biết: “Tỉ lệ đơn đăng ký năm 2011 tăng 3,3%; năm 2012 tăng 5,2%. Trong đó, đơn đăng ký của người Việt Nam có sự tăng lên”.

Tuy vậy, theo ông Tạ Quang Minh, chỉ có 1025 sáng chế được cấp văn bằng năm 2012. Và trong số gần 4.000 sáng chế, ông Minh cũng cho biết, chỉ có khoảng 300 đơn của người Việt Nam.

Nguyên nhân của việc đăng ký đơn sáng chế ít là do làm hồ sơ đăng ký sáng chế không đơn giản, một phần các nhà sáng chế không có kinh nghiệm và thứ nữa là thiếu vốn. Người dân, doanh nghiệp chưa có ý thức cao trong việc đăng ký bảo hộ sáng chế. Nhiều nhà khoa học Việt Nam vẫn còn tâm lý e ngại nếu bộc lộ sáng chế của mình ra sẽ bị lộ, mất đề tài nên lại càng không muốn đăng ký bảo hộ sáng chế.

Tìm lại thương hiệu bị đánh cắp

Theo ông Minh, hiện nay một số nhãn hiệu như: thuốc lá Vinataba, cà phê Trung Nguyên, kẹo dừa Bến Tre, nước mắm Phú Quốc… thời gian qua đã bị DN nước ngoài đăng ký bảo hộ ở nước họ.

Vấn đề đặt ra từ hiện tượng này là làm thế nào nâng cao nhận thức của DN để họ chủ động đăng ký bảo hộ SHTT cho sản phẩm của mình ở nước ngoài, tránh tái diễn các hiện tượng trên. Bên cạnh nguyên nhân là do nhận thức hạn chế, việc DN chưa thực hiện đăng ký SHTT cho sản phẩm ở nước ngoài còn do chưa đầu tư hoặc chưa có khả năng đầu tư cho việc này.

Xây dựng và phát triển thương hiệu không chỉ đơn thuần là đăng ký bảo hộ SHTT mà còn nhiều hoạt động khác, từ quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xây dựng kênh phân phối, nâng cao chất lượng, uy tín sản phẩm đối với người tiêu dùng…

Ông Minh cho rằng, nguyên nhân có thể xuất phát từ việc nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng việc đăng kí bảo hộ sản phẩm khi xuất khẩu ra nước ngoài. Chưa có chiến lược cho việc xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường Trung Quốc, Mỹ, Nhật…

“Chúng tôi luôn khuyến khích các DN Việt Nam khi xuất khẩu sản phẩm của mình sang nước ngoài cần phải đăng kí quyền bảo hộ sản phẩm với Cục Sở hữu trí tuệ của nước đó để đảm bảo nhãn hiệu sản phẩm không bị đánh cắp”, ông Minh nói.  

Ông Minh cho biết thêm, trong trường hợp các doanh nghiệp có nhu cầu đăng kí bảo hộ sản phẩm ở nước ngoài, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ phối hợp để hỗ trợ DN trong việc đăng kí. Khi có tranh chấp nhãn hiệu sản phẩm ở thị trường nước ngoài, Cục sẽ phối hợp DN để khởi kiện, tìm lại sự công bằng cho nhãn hiệu sản phẩm bị đánh cắp.

Nhằm đẩy mạnh công tác xác lập quyền SHCN cũng như tăng cường thực thi quyền SHTT, Cục SHTT sẽ rà soát các nội dung liên quan đến đăng ký xác lập quyền SHCN trong các văn bản pháp luật để tháo gỡ khó khăn, khuyến khích các tổ chức cùng cá nhân trong việc đăng ký SHCN, đẩy mạnh công tác hỗ trợ xác lập quyền SHCN và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về thực thi quyền SHTT.

Cục Sở hữu trí tuệ cũng đã có những chương trình hỗ trợ để tăng lượng sáng chế của Việt Nam như chương trình 68 hỗ trợ về truyền thông, kinh phí cho sáng chế, thông báo tới các đơn vị và tư vấn đăng ký sáng chế.

Và điều đáng mừng, hiện nay, một số các nông sản được bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã có giá cao hơn. Cụ thể, chè Mộc Châu giá cao hơn 1,7 - 2 lần chè cùng loại không có bao bì; chè Tân Cương cao hơn 1,5 lần sản phẩm cùng loại không có bao bì; nếp cái hoa vàng Kinh Môn (Hải Dương) có bao bì bán giá 27.000 đồng/kg (trong khi không có bao bì chỉ 22.000 đồng).

Đặc biệt, sản phẩm địa lan Đà Lạt đã có 16 đơn vị được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu và có số lượng bán ra thị trường rất tốt... Dù rằng vì giá cao nên sản phẩm của cũng bị cạnh tranh và khó tiêu thụ hơn song theo các DN, đó cũng chính là con đường để các DN tự tin bước về phía trước …

 Uyên Na

Tin cùng chuyên mục

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đọc thêm

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).