Ám ảnh vụ án thi thể nam thanh niên trôi trên sông Hàn

Bị cáo: “Mỗi ngày, mỗi đêm bị cáo đều ám ảnh về hành vi của mình. Bị cáo cảm thấy vô cùng ăn năn, hối hận”
Bị cáo: “Mỗi ngày, mỗi đêm bị cáo đều ám ảnh về hành vi của mình. Bị cáo cảm thấy vô cùng ăn năn, hối hận”
(PLO) -TAND cấp cao Đà Nẵng vừa mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Nguyễn Ngọc Hải (24 tuổi, ngụ quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) về tội “giết người”. Trước đó, phiên tòa sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Hải mức án tử hình về tội “giết người” và 4 năm tù về tội “cướp tài sản”, tổng hợp hình phạt chung cho cả hai tội là tử hình. Đồng thời phải bồi thường cho gia đình bị hại số tiền 199 triệu (đã bồi thường 70 triệu đồng). Cho rằng mức án trên là quá nặng, bị cáo kháng án, xin giảm nhẹ hình phạt. 

Đêm trước phiên tòa phúc thẩm, mẹ bị cáo mang tiền đến nhà bị hại bồi thường tiếp, nhưng bị từ chối. Buổi xét xử sáng hôm sau, cả gia đình bị cáo thẫn thờ, chạy loanh quanh như gà mắc tóc. Người mẹ có con trai là thủ phạm mặt mày xanh mét, bơ phờ đứng bên ngoài hành lang tòa án, hai tay cứ chắp trước ngực cầu xin mẹ bị hại: “Tôi biết con tôi có lỗi với gia đình chị, nhưng xin chị hãy mở cho con tôi một đường sống”. Mẹ bị hại mặt mày cũng phờ phạc không kém, nước da tái nhợt, đôi môi run rẩy, ngực phập phồng mãnh liệt vì nén tiếng khóc, không hiểu sao không thấy trả lời.

Án mạng giữa hai người bạn

Bị cáo Hải và bị hại (20 tuổi, quê Quảng Ngãi) quen biết nhau qua một diễn đàn về xe máy trên mạng xã hội. Cả hai thường xuyên gặp gỡ uống cà phê, đi dạo. Vào tối 28/12/2016, Hải nhắn tin rủ bị hại cùng chạy xe đi dạo để thử đèn xe Hải vừa mới thay.

7h tối cùng ngày, bị hại chở Hải trên chiếc xe Honda Winner của Hải (xe bị hại để ở nhà Hải) dạo quanh thành phố. Khi đến đường ven sông sau lưng công viên Châu Á (quận Hải Châu, Đà Nẵng), trong lúc nói chuyện về cách chạy xe, bảo quản xe, cả hai bắt đầu xảy ra mâu thuẫn. Trong lúc cãi vã, bị hại có lời lẽ xúc phạm bị cáo. Bực tức vì bị hại nhỏ tuổi hơn, lại xúc phạm mình, Hải không kìm nén được tức giận nên nảy sinh ý định giết người. 

Lợi dụng lúc bị hại quay người, Hải rút gây thắt lưng siết cổ bị hại. Thấy bị hại bất động, nghĩ rằng bạn mình đã chết nên Hải kéo bị hại lên lề đường sát bờ sông Hàn. Hải cởi nón bảo hiểm, lấy điện thoại của bạn vứt xuống sông. Hải tiếp tục lục túi áo nạn nhân lấy 10 triệu đồng, sau đó đẩy xác nạn nhân xuống sông Hàn. Hải điều khiển xe về nhà thay quần áo rồi chở bạn gái đi chơi suốt đêm.

Tòa hỏi mẹ bị hại có ý kiến gì không? Người phụ nữ đứng dậy, mặt mày tái xanh, nước mắt chảy lem nhem trên mặt, hai làn môi cứ rung rung đầy xúc động, nhưng mãi không trả lời. “Chị đề nghị tòa giữ nguyên bản án hay xin giảm nhẹ mức án cho bị cáo?”, tòa hỏi lại. Mẹ bị hại vẫn cứ yên lặng khóc, không trả lời. Cha mẹ bị cáo ngồi phía sau liên tục kéo tay mẹ bị hại cầu xin: “Xin chị nói giúp một câu. Xin chị”. Nhưng mẹ bị hại chỉ lặng yên khóc.

Sáng hôm sau, Hải cầm theo giấy chứng minh nhân dân, giấy đăng ký xe, bảo hiểm xe mang tên nạn nhân (Hải lấy được trong ví nạn nhân) rồi lái chiếc xe hiệu Honda Winner của nạn nhân (để ở nhà Hải) đến bán cho một tiệm xe máy với giá 23 triệu đồng.

Lúc bán xe, chủ tiệm hỏi số điện thoại của chủ xe để liên hệ công chứng sang tên, Hải cho số của nạn nhân vì nghĩ rằng chiếc điện thoại đã bị vứt xuống sông, chủ tiệm sẽ không gọi được. Nhưng bị cáo không ngờ, sim số này lại nằm trong chiếc điện thoại mà bị hại để quên ở nhà.

Chủ tiệm xe sau đó gọi vào máy điện thoại bị hại để quên ở nhà, đề nghị đến tiệm để cùng đi công chứng chuyển nhượng chiếc xe máy. Mẹ bị hại lúc này mới hoảng hốt, vội vã ra Đà Nẵng để tìm con. Chủ tiệm nghi ngờ xe có vấn đề, nên đã đến trình báo với cơ quan chức nặng. Cũng từ đây, tung tích của người thanh niên chết bí ẩn trôi trên sông Hàn và chân tướng hung thủ nhanh chóng được làm rõ.

Hải ngay sau đó bị gọi đến cơ quan công an để phục vụ điều tra, nhưng sau đó thì bỏ trốn. Tuy nhiên, được sự động viên của gia đình, biết có trốn cũng không thoát, nên vài ngày sau, Hải ra đầu thú.

Nhận định hành vi của bị cáo là quá dã man, không còn nhân tính, không có khả năng cải tạo nên cần phải loại bỏ ra khỏi xã hội, vì vậy trong phiên sơ thẩm trước đây, TAND TP Đà Nẵng đã tuyên mức án tử hình đối với bị cáo Hải.

Vì sao sau khi đẩy bạn xuống nước vẫn đứng lại?

Phiên tòa phúc thẩm diễn ra hai tháng sau ngày Hải bị tuyên án tử hình. Bị cáo dáng phờ phạc, gầy trơ xương, tóc tai bờm xờm, mặt mày hốc hác rất nhiều so với phiên tòa 2 tháng trước. Bị cáo khai với hội đồng xét xử, do bị hại nhỏ tuổi hơn bị cáo, nhưng lại xúc phạm bị cáo, còn lôi cả cha mẹ bị cáo ra xúc phạm, nên bị cáo không kiểm soát được cơn giận, mới nghĩ cách giết bị hại. Tòa hỏi bị cáo có tiền sử về bệnh tâm thần không? Bị cáo nói không có.

Tòa: “Sau khi dùng dây thắt lưng siết cổ bị hại, theo bị cáo thì nạn nhân đã chết chưa?”. 

Bị cáo: “Lúc đó thấy bị hại nằm bất động, nên bị cáo nghĩ là bị hại đã chết?”. 

Tòa: “Đến khi nào thì bị cáo biết bị hại chết do ngạt nước?”. 

Bị cáo: “Tại cơ quan điều tra”. 

Tòa: “Nếu bị cáo không tích cực trong hành vi của mình, đẩy bị hại xuống nước, thì bị hại đã không chết. Vì sao sau khi đẩy bị hại xuống nước, bị cáo vẫn còn đứng lại? Có phải sợ bị hại sẽ bơi lên bờ không?”. 

Bị cáo khai, lúc đó bị cáo ý thức được mình vừa giết người, nên rất sợ hãi. Bị cáo đứng một lúc trên bờ để bình tĩnh lại rồi mới bỏ đi. 

Theo bị cáo khai, bị cáo không có ý định giết bị hại trước đó, mà sau khi xảy ra cãi vã mới có ý định giết người. Lúc giết người, bị cáo cũng không có ý định cướp tài sản, nhưng sau khi giết người, thấy trong ví bị hại có nhiều tiền nên mới nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản. 

“Tòa sơ thẩm xét xử bị cáo tội “giết người, cướp tài sản” đã đúng người đúng tội chưa? Có oan không?”. Bị cáo khai không oan, nhưng vì án tử hình là quá nặng, nên bị cáo kháng án xin giảm nhẹ mức án để có cơ hội trở về. Sau 8 tháng bị tạm giam, bị cáo nói, mỗi ngày, mỗi đêm đều ám ảnh về hành vi của mình. Bị cáo cảm thấy vô cùng ăn năn, hối hận. Chỉ vì một phút bồng bột không kiềm chế được cảm xúc, mà đã gây ra cái chết cho bạn mình. Bị cáo mong tòa cho bị cáo một cơ hội sống, để làm lại cuộc đời.

Mất tình tiết giảm nhẹ vì thiếu hiểu biết pháp lý

Cha mẹ bị cáo ngồi bên dưới, mặt mày phờ phạc, nước mắt vòng quanh trên mắt. Cha bị cáo mới 52 tuổi nhưng già lụ khụ như ông lão 70. Mái tóc ông bạc trắng, hai má hóp sâu, xương gò má nhô cao như muốn đâm thủng cả làn da. Hai mắt ông đục ngầu, mặt mày hốc hác. Trong suốt phiên tòa, bố mẹ bị cáo cứ nhấp nha nhấp nhổm như ngồi trên đống lửa, họ liên tục đưa tay xin được phát biểu ý kiến, nhưng không được chấp nhận. 

Nhà nghèo, nên trước khi diễn ra phiên tòa phúc thẩm, cha mẹ bị cáo chạy vạy, vay mượn khắp nơi được 50 triệu đồng, mang đến nhà bị hại bồi thường, nhưng không ngờ nhà bị hại không nhận. Mong muốn “kiếm” một tình tiết mới để con có cơ hội thoát án tử vì thế cũng tắt lụi. Vợ chồng ông đành ôm tiền trở về, mà không biết rằng mình có thể đem tiền đến nộp ở cơ quan thi hành án. 

Gia đình bị hại giải thích việc không nhận tìền: “Hắn (mẹ bị hại) xưa nay nghèo khổ, hiền lành, một lúc cầm số tiền lớn thế sao nhận được. Muốn đưa tiền cũng phải đến công an, rồi làm giấy tờ đàng hoàng. Chứ khi không vậy sao nhận tiền được”.

Luật sư (được chỉ định) bào chữa cho bị cáo cho biết, buổi sáng trước khi phiên tòa mở, cha mẹ bị cáo có nhờ bà trình bày giúp trước tòa lý do bị cáo không tiếp tục bồi thường cho bị hại. Vì gia cảnh bị cáo khó khăn, mà gia đình bị hại cũng gây khó dễ, không nhận tiền bồi thường. Do đó, mong tòa cân nhắc về vấn đề này.

Theo luật sư, hành vi của bị cáo là nghiêm trọng, nhưng bị cáo còn quá trẻ, vì vậy mong HĐXX xem xét cho bị cáo một cơ hội để tiếp tục sống để bù đắp những thiệt hại mà mình gây ra. Luật sư đề nghị tòa chấp nhận kháng cáo của bị cáo.

“Sao chị không nói giúp một tiếng?”

Phiên xét xử gần kết thúc, mẹ bị hại mới hớt ha hớt hải chạy đến (mẹ bị hại không kháng cáo bản án, nên không được tòa triệu tập). Bà tỏ ra bức xúc khi phiên tòa diễn ra nhưng lại không triệu tập mình. Tòa hỏi mẹ bị hại có ý kiến gì không? Người phụ nữ đứng dậy, mặt mày tái xanh, nước mắt chảy lem nhem trên mặt, hai làn môi cứ rung rung đầy xúc động, nhưng mãi không trả lời.

“Chị đề nghị tòa giữ nguyên bản án hay xin giảm nhẹ mức án cho bị cáo?”, tòa hỏi lại. Mẹ bị hại vẫn cứ yên lặng khóc, không trả lời. Cha mẹ bị cáo ngồi phía sau liên tục kéo tay mẹ bị hại cầu xin: “Xin chị nói giúp một câu. Xin chị”. Nhưng mẹ bị hại chỉ lặng yên khóc.

Theo viện kiểm sát, tại phiên tòa phúc thẩm này, bị cáo không đưa ra được tình tiết mới nào, nên không có cơ sở để xem xét. Viện kiểm sát đề nghị giữ nguyên mức án.

Sau khi nghị án, tòa nhận định, hành vi của bị cáo đặc biệt nguy hiểm. Bị cáo thực hiện hành vi phạm tội một cách lạnh lùng, dã man, thể hiện không còn tính người, không còn khả năng cải tạo, giáo dục. Tòa nhận thấy bị cáo cần phải nhận mức án cao nhất là bị loại trừ vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội. Do đó HĐXX không chấp nhận đề nghị cho bị cáo điều kiện để làm lại cuộc đời của luật sư, không chấp nhận đơn kháng cáo của bị cáo. Tòa tuyên y án sơ thẩm.

Cha mẹ bị cáo run run rời tòa. Mẹ bị hại cũng bần thần đứng bên ngoài hành lang. Mẹ bị cáo khóc ai oán: “Tui biết con tui có lỗi với con chị và gia đình chị rất nhiều. Tui đã cầu xin chị,  sao chị không mở cho con tôi một đường sống?”. Mẹ bị  hại cũng khóc. Bà bảo sao tòa xử, mà bà không biết gì trơn. Sao nhà bị cáo biết mà không báo cho bà một tiếng để đến? Nói đoạn, bà cũng dựa vào cánh cửa tòa mà dấm dứt khóc.

Cha bị cáo bảo tưởng mẹ bị hại không muốn đến nơi này, nên ông không gọi. Mà đã đến rồi, sao không nói giúp con ông một tiếng, may ra con ông còn có cơ hội được sống? “Chị đến là muốn thằng bé phải đền mạng hay sao?”. “Nếu tui muốn hắn chết, thì tui mất công đến đây làm chi?”. “Vậy sao khi tòa hỏi có xin giảm nhẹ mức án không? Chị không nói giúp một tiếng?”, người có con mang án tử quỵ xuống trong tiếng nấc nghẹn xót xa. Mẹ bị hại bần thần, chẳng biết đang nghĩ gì.

Lúc bán xe, chủ tiệm hỏi số điện thoại của chủ xe để liên hệ công chứng sang tên, Hải cho số của nạn nhân vì nghĩ rằng chiếc điện thoại đã bị vứt xuống sông, chủ tiệm sẽ không gọi được. Nhưng bị cáo không ngờ, sim số này lại nằm trong chiếc điện thoại mà bị hại để quên ở nhà. Chủ tiệm xe sau đó gọi vào máy điện thoại bị hại để quên ở nhà, đề nghị đến tiệm để cùng đi công chứng chuyển nhượng chiếc xe máy. Mẹ bị hại lúc này mới hoảng hốt, vội vã ra Đà Nẵng để tìm con. Cũng từ đây, tung tích của người thanh niên chết bí ẩn trôi trên sông Hàn và chân tướng hung thủ nhanh chóng được làm rõ.

Đọc thêm

TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sắp xét xử vụ sản xuất 53 ngàn lít xăng giả

Cơ quan điều tra tống đạt quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Võ Hoài Phương, hồi tháng 6/2022. Ảnh: Vietnamnet
(PLVN) -  TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến ngày 22/3 sẽ đưa các bị cáo Võ Hoài Phương (40 tuổi, ngụ TP HCM, Giám đốc Cty TNHH Thương mại vận tải Gia Khiêm), Nguyễn Phúc Hoàng (30 tuổi), Trần Văn Hiếu (49 tuổi, cùng ngụ TX Phú Mỹ, cùng là nhân viên Cty Gia Khiêm) ra xét xử về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả”.

Công an Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác

Cảnh giác trước tin nhắn tặng quà trên mạng
(PLVN) - Người dân cần cảnh giác với các cuộc gọi, lời mời tham gia làm cộng tác viên các trang mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử (TMĐT); không trả bất cứ loại phí nào nếu không mua hàng trên các hệ thống bán hàng chính thức...

Bắt giữ đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm

Đối tượng Cứ A Nính bị lực lượng chức năng bắt giữ (Ảnh: CAND).
(PLVN) - Rạng sáng nay (16/3), Công an tỉnh Điện Biên đã phối hợp với các lực lượng chức năng tại Lào bắt giữ thành công đối tượng Cứ A Nính (trú tại bản Loọng Háy, xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) có lệnh truy nã đặc biệt nguy hiểm về hành vi mua bán trái phép chất ma túy sau 10 năm lẩn trốn tại nước bạn.

Tuyên án bị cáo người nước ngoài sang Việt Nam trộm cắp tài sản

Bị cáo Huang LinZhong tại phiên tòa xét xử.
(PLVN) - Ngay trong ngày nhận giấy chứng nhận chấp hành xong bản án 9 tháng tù giam do TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên về tội “Trộm cắp tài sản”, tại Trại giam Vĩnh Quang, Bộ Công an (ở tỉnh Vĩnh Phúc), Huang LinZhong tiếp tục bị Phòng Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Công an tỉnh Phú Yên bắt tạm giam khi vừa được trả tự do.