Truyền thống gia đình vun đắp nên tấm gương trinh sát Biên phòng dũng cảm

Hai người cha của Đại úy Tài đang tập luyện cho anh.
Hai người cha của Đại úy Tài đang tập luyện cho anh.
(PLO) - Cơ quan chuyên môn Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã làm hồ sơ đề nghị tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất, đề nghị Trung ương Đoàn tặng Huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho trinh sát Biên phòng Nguyễn Đình Tài. Sự dũng cảm của anh bắt nguồn từ truyền thống một gia đình có nhiều đóng góp cho cách mạng. 

Đại úy quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Nguyễn Đình Tài sinh năm 1983, nhập ngũ tháng 2/2002 thuộc Tiểu đoàn trinh sát 12, Bộ Tham mưu, Quân khu 4. Tháng 3/2015, Nguyễn Đình Tài được điều động về công tác tại Đội đặc nhiệm Phòng PCMT&TP, Bộ Chỉ huy BĐBP Nghệ An. Quá trình công tác từ đó đến nay anh luôn tích cực, cố gắng trong thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn, tham gia đấu tranh thành công nhiều chuyên án, vụ án, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, trật tự an toàn xã hội khu vực biên phòng. 

Khi chúng tôi đến thăm Đại úy QNCN Nguyễn Đình Tài tại Bệnh viện TƯ Quân đội 108, đón chúng tôi là vợ anh - chị  Đinh Thị Phương Thúy (SN 1984), giáo viên dạy nhạc cấp II tại xã nhà và 2 người cha của anh - 2 người lính. Bố đẻ Đại úy Tài là ông Nguyễn Đình Hải (SN 1953), một thương binh chống Mỹ. Còn bố vợ anh là ông Đinh Văn Quý (SN 1950) cũng là bộ đội chống Mỹ. Hai người cha và người vợ anh Tài thay phiên nhau thực hiện các động tác vật lý trị liệu, tập cho đôi chân cứng đờ của anh mau bình phục. 

Hai người lính đã kinh qua trận mạc, đầy bản lĩnh, sẵn sàng chống chọi với những sóng gió cuộc đời này luôn lạc quan với bệnh tình của con. Hai ông là chỗ dựa, là nơi an ủi, điểm tựa cho Đại úy Tài và vợ anh vượt những ngày gian nan, bi đát nhất khi Đại úy Tài hôn mê bất tỉnh vì 2 phát đạn do băng nhóm buôn bán ma túy bắn vào bụng. Qua 2 lần mổ, hiện sức khỏe của Đại úy Tài cơ bản ổn định, song theo thông báo của bệnh viện, vết thương của anh sẽ để lại di chứng lâu dài. Sau khi tỉnh lại, biết về di chứng của đôi chân, Đại úy Tài cho biết, khi vết thương lành, anh sẽ nỗ lực hết mình, tập luyện để có thể tiếp tục bước đi bằng đôi chân của mình. 

Đại úy Tài là con thứ 3 trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Hiện vợ chồng anh vẫn ở chung với gia đình ông Hải ở thôn 5, xã Thái Thịnh, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Bà nội Đại úy Tài là Mẹ Việt Nam Anh hùng Thái Thị Yêm (90 tuổi). Mẹ Yêm sinh được 7 người con 4 trai, 3 gái, cả 4 con trai đi bộ đội, hai người con là liệt sĩ và một người con rể hiện là đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Kon Tum. Hai liệt sĩ con mẹ Yêm là Nguyễn Đình Chất và Nguyễn Đình Long.

Liệt sĩ Nguyễn Đình Chất (SN 1952) nhập ngũ tháng 5/1972 khi vừa tròn 20 tuổi, chiến đấu ở Thành cổ Quảng Trị. Liệt sĩ Chất hy sinh tháng 12/1972 trong trận đánh khốc liệt ở Ái Tử, khi chưa lập gia đình. Thi thể của liệt sĩ được đồng đội bọc trong tấm tăng, trong đó ghi rõ tên, tuổi, đơn vị, quê quán rồi chôn cất ở nghĩa trang liệt sĩ xã Hải Lăng, Quảng Trị. Năm 1993, ông Hải đã đưa di hài liệt sĩ mang về chôn cất tại nghĩa trang liệt sĩ quê nhà. 

Liệt sĩ Nguyễn Đình Long (SN 1960) nhập ngũ tháng 8/1978, là trinh sát pháo binh, hy sinh năm 1984 tại Vị Xuyên, Hà Giang sau khi bị đạn pháo Trung Quốc câu trúng hầm. Khi hy sinh, liệt sĩ Long đã có vợ và một cô con gái. Năm 1989, ông Hải và cha đã lặn lội lên Vị Xuyên cất bốc mộ liệt sĩ mang về. 

Ông Nguyễn Đình Hải nhập ngũ tháng 12/1972, trước khi anh trai ông hy sinh vài ngày. Vào chiến trường nên khi anh trai hy sinh ông Hải không biết, sau nhận được thư nhà ông mới biết tin. Ông Hải ở Trung đoàn 335, Sư đoàn 31, Quân khu 4, chiến đấu ở bên Lào, chống phỉ Vàng Pao. Năm 1973 ông Hải bị thương vào chân, đầu gối, tay và mặt, thương tật 32%, là thương binh loại 4/4. Ông xuất ngũ năm 1977.

Ông Hải cho biết, cha mẹ ông là cụ Nguyễn Đình Huyến (SN 1927, đã mất) và Mẹ Việt Nam Anh hùng Thái Thị Yêm (SN 1929) vào Đảng từ năm 1949. Cụ Huyến trước là Bí thư Thanh niên xã Thanh Thịnh, sau đó đi làm công nhân quân giới, sản xuất vũ khí cho quân đội, sau về quê làm cán bộ lương thực rồi nghỉ hưu. Mẹ Thái Thị Yêm là cán bộ phụ nữ xã. Gia đình ông là hậu duệ của Cương Quốc công Nguyễn Xí - tướng giỏi của Vua Lê Lợi. Nhà thờ tổ hiện ở Nghi Hợp, Cửa Lò, Nghệ An. Dòng họ Nguyễn Đình xã Thanh Thịnh trải qua 10 đời, hiện có 800 người, nhiều bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Thanh Thịnh là xã biên giới giáp Lào. Trước dân số thưa, chỉ có người Kinh, giao thông đi lại khó khăn, sau khi làm thủy điện Bản Vẽ, mấy bản người Thái được chuyển về đây tái định cư nên dân số đông. Là vùng trung du, đời sống của người dân địa phương chỉ trông vào ruộng lúa, đồi chè, cây keo làm nguyên liệu công nghiệp. Gia đình ông Hải chỉ có dăm sào ruộng nhưng vợ chồng ông chắt chiu, dành dụm nuôi 3 người con ăn học, nên người. Hiện 2 người con đầu của ông công tác ở ngành Tòa án, Thi hành án dân sự tại tỉnh Kon Tum.

Ông Hải tâm sự, Tài đi đánh án hàng tháng trời, thỉnh thoảng mới tạt về nhà vào cuối tuần dù Thanh Thịnh chỉ cách Vinh hơn 50 cây số. Lần nào con đi công tác ở Kỳ Sơn, Quế Phong… là cả nhà lo lắng, phấp phỏng. Biết Tài đánh án ma túy nguy hiểm nhưng công việc Đảng, Nhà nước giao nên vợ chồng ông vẫn luôn động viên con hoàn thành nhiệm vụ.

Đọc thêm

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.